K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2021
Hai Bà Trưng sinh ngày 13 tháng 9 năm 14
1 tháng 7 2021

khoảng năm 14 nha bạn

chúc bạn học tốt

29 tháng 6 2021

Cất cánh

=> Thăng Long

Hạ cánh

=> Hạ Long

29 tháng 6 2021

Rồng cất cánh ở Thăng Long và hạ cánh ở Hạ Long

28 tháng 6 2021

Ai là vị quan có tài xử án, có lần ông sử án bằng cách tra hỏi hòn đá

 TRẢ LỜI : 

Nguyễn Khoa Đăng 

@kiềuanh2k8

28 tháng 6 2021
Mong mọi người giúp mình Mình cảm ơn mọi người nhiều ạ
26 tháng 6 2021

Ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông không chỉ là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ cỡ thế giới với một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên quyết đứng lên chống xâm lược để bảo vệ đất nước, mà còn là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt và của đế quốc Nguyên - Mông.

1. Chiến lược

Trong lần kháng chiến thứ nhất (1258), sau một số trận đánh chặn kỵ binh Mông Cổ ở biên giới Tây Bắc và nhất là quân trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần cũng như Lê Tần đều biết rằng không thể tiếp tục quyết chiến khi thế và lực quân địch còn rất mạnh, cho nên đã chủ trương rút lui để bảo toàn lực lượng. Trong lần kháng chiến thứ hai (1285), Trần Quốc Tuấn đã đóng đại bản doanh và chuẩn bị thế trận ở Nội Bàng để chặn đánh địch.

Nhưng trước sức tấn công như vũ bão của hàng chục vạn quân Nguyên, nhận thấy nếu tiếp tục quyết chiến với địch ở đấy thì chắc chắn ta không cản nổi địch mà còn bị tổn thất, nên Trần Quốc Tuấn đã kịp thời thay đổi ý định chiến lược, cho quân rút lui, trước mắt là bảo toàn được lực lượng và phá kế hoạch hợp vây của chúng. Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, do rút được kinh nghiệm hai lần trước, ta không chủ trương quyết chiến khi quân Nguyên đang ào ạt tiến công, mà vừa đánh chặn để tiêu hao địch, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, đồng thời dẫn dắt Thoát Hoan và Ô Mã Nhi vào thế trận ta đã chuẩn bị sẵn.

Để làm cho địch hao mòn suy yếu theo kế "dĩ dật đãi lao" - tức là lấy nhàn chờ mệt, lấy mạnh chờ yếu, lấy sung sức chờ hao mòn - tạo ra thế và thời cơ có lợi để phản công, bí quyết của thời Trần là phát huy sức mạnh của "cả nước đánh giặc", vận dụng linh hoạt các cách đánh: đánh nhỏ, đánh phân tán và đánh lớn, đánh tập trung, kết hợp chặt chẽ các hoạt động tác chiến của các lực lượng: quân triều đình, quân các lộ, các vương hầu và dân binh.

Chính nhờ tạo được thế trận chiến tranh nhân dân, cả nước đánh giặc, kết hợp được các cách đánh và các lực lượng cùng đánh nên quân và dân nhà Trần đã có được khả năng to lớn và tiến công địch ở khắp mọi nơi, mọi lúc, cả trước mặt và sau lưng; khiến quân thù đông mà tản, nhiều hóa ít, mạnh hóa yếu, từng bước bị tiêu hao, suy yếu, mệt mỏi và cuối cùng bị phản công - tiến công tiêu diệt. Kỵ binh Mông Cổ cũng như kỵ binh, bộ binh nhà Nguyên đều nổi tiếng là thiện chiến nhất đương thời; đặc biệt kỵ binh Nguyên - Mông đã từng chiến thắng ở khắp nơi, nhưng khi đến Đại Việt lại không thể "thi thố được tài năng" như ở những nơi khác. Vì chúng đã gặp phải một phương thức chống đối hoàn toàn khác lạ: đó là cuộc chiến tranh toàn dân dưới sự chỉ huy tài tình của một bộ tham mưu thống nhất. Đó là cách đánh "dĩ đoản chế trường", biết hạn chế sở trường của giặc, phát huy mặt mạnh của ta, từng bước chuyển hóa lực lượng; ta càng đánh càng mạnh, càng thắng, địch càng đánh càng yếu, càng thua.

Biết tránh quyết chiến khi tình thế không có lợi, nhưng khi đã tạo ra được thời cơ, tổ tiên ta ở thời Trần đã biết kịp thời nắm lấy thời cơ, kiên quyết tiến lên tiến công, phản công địch, giành thắng lợi quyết định.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, các nhà lãnh đạo nhà Trần đã kịp thời phát hiện được thời cơ chỉ sau 9 ngày quân địch vào được Thăng Long và đã nhanh chóng chuyển sang phản công. Cách thức phản công là chỉ giáng một đòn, dùng hình thức tập kích, ban đêm bất ngờ đánh úp vào kỵ binh Mông Cổ đang ngủ say trong lêu trại ở dã ngoại - nghĩa là vào nơi, vào thời điểm mà kỵ binh tỏ ra yếu nhất, thất thế nhất. Với cách đánh thông minh như thế của ta, kỵ binh Mông Cổ còn tên nào chỉ còn biết tìm đường mà chạy tháo thân.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai khi thời cơ đến, ta tiến hành phản công theo cách: tiêu diệt từng bộ phận địch, đánh cánh quân yếu trước, đánh cánh quân mạnh sau, rồi từ tiêu diệt một bộ phận tiên lên tiêu diệt đại bộ phận.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, với thế trận đã chuẩn bị sẵn, ta chuyển sang phản công đồng thời, trên cả hai hướng thủy bộ và đánh địch trong một tình huống có lợi nhất: đó là lúc chúng đã hết sức suy yếu, mất tinh thần và đang tìm cách tháo chạy vê nước.

Để đôi phó với một kẻ địch đông, mạnh, có nhiều kinh nghiệm tác chiến chiến trường xa và luôn chủ trương đánh nhanh thắng chóng, tổ tiên ta đã khôn khéo biết khoét sâu vào yếu điểm cơ bản của chúng là vấn đề lương thảo, hậu cần.

Vì thế trong cả ba lần chiến tranh, đều chủ trương bằng mọi cách hạn chế, triệt đường lương thảo của chúng, gây cho địch một khó khăn tổ tiên ta không thể khắc phục được.

2. Chiến thuật

Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược như Đông Bộ Đầu (1258), Chương Dương - Thăng Long (1285) và Bạch Đằng (1288) đã để lại những bài học về việc tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng cho địa hình, đánh vận động, đánh tiêu diệt trong một trận quyết chiến. Trong các trận đó, nổi bật nhất là trận Bạch Đằng (1288). Trần Quốc Tuấn đã thực hành một kế hoạch tác chiến được tính toán kỹ càng, chuẩn bị chu đáo, từng bước dẫn dắt địch hành động theo ý định của ông, đưa chúng vào trận địa đã chuẩn bị sẵn và đúng thời điểm thuận lợi, kết hợp quân mai phục thủy bộ với bãi cọc ngầm được đóng sẵn và lợi dụng quy luật lên xuống của nước triều, để đánh trận tiêu diệt chiến lược.

Trong quá trình chiến tranh, các hình thức chiến thuật như tập kích, phục kích, đánh tiêu hao, quấy phá địch bằng các lực lượng đã được vận dụng linh hoạt và có hiệu quả. Khi quân Nguyên muốn đánh lớn thì ta đánh nhỏ, khi quân giặc muốn tập trung thì ta lại phân tán, buộc chúng đánh theo cách đánh của ta. Khi quân địch đã suy yếu thì ta phản công, tổ chức những trận đánh lớn, bất ngờ, địch không kịp và không thể tập trung đối phó được.

Trong những lần quân Nguyên đuổi theo đánh và định bắt vua Trần, quân ta thường khéo léo áp dụng các thủ đoạn nghi binh, đánh lừa địch, khiến cho tướng giặc tức tối, lồng lộn và cuối cùng bị sa vào bẫy phục kích của ta.

Khi địch mạnh, quân ta thực hiện vừa đánh chặn, vừa rút lui; khi địch thua, tháo chạy thì quân ta chặn đánh và truy kích kiên quyết, có hiệu quả v.v...

mik ko bt bn  dựa vào google đi có thể có ý

hok tok

Một số sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất là:

Từ nơi đây, những máy phay, máy tiện, máy khoan,… đã ra đời để phục vụ công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Không ít sản phẩm của nhà máy đã có mặt cùng bộ đội trên chiến trường đánh Mĩ, tiêu biểu là tên lửa A12.

Từ nơi đây, những máy phay, máy tiện, máy khoan,… đã ra đời để phục vụ công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Không ít sản phẩm của nhà máy đã có mặt cùng bộ đội trên chiến trường đánh Mĩ, tiêu biểu là tên lửa A12.

Trong quá trình phấn đấu vươn lên, Nhà máy Cơ khí Hà Nội luôn đạt được những thành tích to lớn, ,góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà máy vinh dự được 9 lần đón Bác Hồ về thăm.

26 tháng 6 2021

6 lục địa là: Á-Âu, Phi, Nam Mĩ, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực

4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

có 5 châu lục và 4 đại dương nhé

hok tốt

Mẹ có số tuổi là:

27 : (7 - 4) x 4 = 36 (tuổi)

Bà có số tuổi là:

27 : (7 - 4) x 7 = 63 (tuổi)

Hòa có số tuổi là:

36 : 4 = 9 hoặc 63 : 7 = 9 (tuổi)

Đáp số: Mẹ 36 tuổi ; Bà 63 tuổi và Hòa 9 tuôi

Học tốt!!!

25 tháng 6 2021

Câu này bạn kẻ sơ đồ nhé! Mk chỉ tóm tắt thôi.

Tuổi Hòa: 1F

Tuổi mẹ: 4F

Tuổi bà: 7F

Hiệu số F tuổi bà và mẹ: 7-4=3F

Gía trị của 1F là: 27:3= 9 tuổi

Tuổi của Hòa hiện nay là: 9 x 1 = 9 tuổi

  Chúc bạn học tốt nhé!

25 tháng 6 2021
Theo vị trí 1. 2. 3. Nhé tại mình không xuống dòng được
22 tháng 6 2021

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .
- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.


- Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3
- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…
- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt

22 tháng 6 2021

1. Đặc điểm địa hình của châu Nam Cực là: - Do nơi đây là vùng khí áp cao, nhận được lượng ánh nắng mặt trời ít nên khí hậu lạnh quanh năm, khắc nghiệt, thường có gió bão khiến cho địa hình Nam Cực là các cao nguyên băng khổng lồ.

2.

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .
- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.


- Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3
- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…
- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt

3.

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .
- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.


- Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3
- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…
- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt