Hãy lập giàn ý chi tiết cho đề bài sau;
Kể về 1 cô giáo mà em yêu quý
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cattut,hoàng đế,đa số,si-rô,địa cầu,vua,vỏ đạn,dương cầm,siêng năng
P/s:..ko chắc..
đừng tin tưởng quá nhiều!!
học tốt
địa cầu,cattut,piano,hoàng đế si rô
là những từ mượn bạn nhé
Nghệ thuật vị nhân sinh là nghệ thuật vì con người. (vị: vì; nhân: người)
Để làm giàu ngôn ngữ Việt
Để bảo vệ sự sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc ta
– Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt đồng nghĩa , từ Hán Việt có sắc thái trừ tường, trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.
VD; Nói : Hội phụ nữ( không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng Cứu quốc( không nói hội trẻ em cứu nước)…
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ.
VD: Nói: Đại tiện, tiểu tiện, hậu môn … để tránh thô tục, khiếm nhã.
+ Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa
VD: Dùng các từ: trẫm, bệ hạ, thần, hoàng hậu, yết kiến, phò mã...trong các truyền thuyết, truyện cổ tích
Thủy Tinh mang lễ vật đến sau, không lấy được vợ Thủy Tinh đùng đùng nổi giận đuổi theo đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương. Thần hôm mưa, gọi gió làm thành giông bão, rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn. Nước ngập ruộng đồng, nhà cữa nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu ở giữa biển nước mênh mông.Thủy Tinh vẫn cứ dâng nước lên để đánh Sơn Tinh nhưng chẵng ăn thua Sơn Tinh không chút nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy đất để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên ròng rã đánh nhau mấy tháng liền cuộc chiến diễn ra kịch liệt. Sơn Tinh vẫn vững bước còn Thủy Tinh dần kiệt sức. Thần nước đành rút quân về biển thẳm. Lúc đó, triều đình đều vui mừng, Lạc hầu, Lạc tướng như chúng tôi mới đỡ lo âu.Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn không quên làm mưa gió, lũ lụt để đánh Sơn Tinh, Nhưng rồi Thần nước vẫn cứ bị thất bại, Thần núi luôn vang vọng bài ca chiến thắng – bài ca của tình yêu và lòng dũng cảm.
chữ in đậm là chủ đề
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
noi ve tinh than yeu nc va phai biet cong bang voi moi nguoi va nhan dan
Con người phải biết cội,biết nguồn,gốc tích tổ tiên,dân tộc của ta và của những ng khác
+ giúp tinh thân đoàn kết trở nên đẹp và khăng khít hơn ~~
+Rút ra bài học xương máu về giá trị con người,đạo đức,lối sống...
+Thấu hiểu nỗi khổ của dân tộc và giá trị quý báu để có được như ngày hôm nay
+Có quyết tâm xây dựng,bảo vệ và kiến thiết nước nhà
nối dõi truyền thống mà ông cha ta để lại
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
trường em co 1 cai trống cứ mỗi lần ra chơi nó lại kêu: tùng tùng tùng tùng tùng tùng ..............................................................................hết
Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Bài này trên lớp mk cũng có đc viết vào nhưng mà với yêu cầu của câu hỏi bạn thì mk chỉ lấy bài trên mạng thôi , mong bạn tham khảo nhé:
Bài 1 .– Tiếng đàn
Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.
Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.
– Nồi niêu cơm
Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.
Bài 2.
- Tiếng đàn giải oan cho thạch sanh, giải câm cho công chúa, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, là công cụ kết nối tình yêu giữa thạch sanh và công chúa, hoà giải chiến tranh
- niêu cơm : là phần thưởng cho người có công .làm cho 18 nước chư hầu no bụng, hân hoan, tâm phục khẩu phục, tự động rút về nước thể hiện sự khoan dung;tam long nhan dao yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta
Bài 3.
Chi tiết Tiếng đàn thần
Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.
Chi tiết niêu cơm thần
Nieeu cơm thần là chi tiết nghệ thuật mang đậm màu sắc kì ảo, hoang đường nhưng rất sinh động và giàu ý nghĩa. Nó xuất hiện đặc biệt khiến cho quân sĩ mười tám nước vô cùng bất ngờ. Niêu cơm của Thạch Sanh tuy bé nhỏ nhưng rất thần kì, ăn hết lại đầy. Điều đó thể hiện tâm lòng bao dung, độ lượng của nhân dân ta. Đó là niêu cơm của tình người, của lòng nhân ái. Cha ông ta thời xưa đã có công dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để dựng lên những câu chuyện giàu chi tiết nghệ thuật, giàu tihs nhân văn cho con cháu đời sau hưởng thụ.
Bài 4.
* Chi tiết tiếng đàn thần kì:
- Tiếng đàn thần:
Chữa bệnh cho công chúa
Vạch tội mẹ con Lí Thông.
Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ớc mơ công lí .
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nớc ch hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để
cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình
của nhân dân ta.
* Chi tiêt niêu cơm thần kì:
- Niêu cơm có sức mạnh phi thờng cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nớc ch hầu phải từ
chỗ coi thờng, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì là tợng chng cho tấm lòng nhân đạo, t tởng yêu hoà bình của nhân dân.
Link các bài trên đây nhé
Bài 1 :https://loigiaihay.net/y-nghia-tieng-dan-nieu-com-truyen-thach-sanh/
Bài 2 ,Bài 3, Bài 4:https://diendan.hocmai.vn/threads/ngu-van-6-thach-sanh.320334/
Bạn có thể tổng hợp các ý chính trong các bài trên và tóm tắt để đc 1 bài hoàn chỉnh nhé mơn bn
Bài làm
Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
Dàn ý Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý - Bài tham khảo 2
Mở bài:
- Giới thiệu thầy (cô) giáo mà em yêu mến.
Thân bài:
- Kể về̀ hình dáng: Tuổi, vóc dáng, khuôn mặt, cách ăn mặc,….
-Tính tình của thầy (cô).
- Cách cử xử với làng xóm, đồng nghiệp, với phụ huynh, học sinh,…
- Điều em quí mến.
Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô).
Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
tham khảo 2
Mở bài:
- Giới thiệu thầy (cô) giáo mà em yêu mến.
Thân bài:
- Kể về̀ hình dáng: Tuổi, vóc dáng, khuôn mặt, cách ăn mặc,….
-Tính tình của thầy (cô).
- Cách cử xử với làng xóm, đồng nghiệp, với phụ huynh, học sinh,…
- Điều em quí mến.
Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô).
Dàn ý Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý - Bài tham khảo 3
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét về thầy hoặc cô giáo mà em dự định kể.
– Kể lại vài ấn tượng của em về người thầy/cô giáo mà em yêu mến.
2. Thân bài
– Hãy tả đôi nét về thầy/cô giáo như về ngoại hình, tính cách, nếu một số ấn tượng rõ nét của em về thầy cô giáo.
– Kể ra kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó.
– Em đã trở thành học sinh lớp 6, nếu cảm nhận về thầy cô giáo cũ của mình.
3. Kết bài
– Cảm nghĩ của em thầy cô giáo đó, nêu ra sự kính trọng khi không còn được học với thầy/cô giáo cũ.
– Nêu lên quyết tâm phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy/cô của mình.