K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 6 2020

Câu 1 

Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX:

  • Cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ, được đông đao nhân dân tham gia, nhưng đều thất bại.
  • Đến đầu thế kỉ XX, cuộc vận động cứu nước của ta đã đi theo con đường dân chủ tư sản.
  • Sở dĩ con đường dân chủ tư sản trở thành con đường đi của nước ta vì Nhật Bản là nước đã đi theo con đường này và đã trở nên giàu có đã kích thích nhiều nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước ta đầu thế kỉ XX, chúng ta có thể tiếp nhận được xu hướng mới này, khác với tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 

I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Phong trào Đông Du( 1905-1909)

  • Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường.
  • Hoạt động của phong trào:
    • Năm 1904 lập ra Hội Duy tân.
    • Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện
    • Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông Du
    • Tháng 9- 1908, Trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật
    • Tháng 3- 1909 Phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
  • Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam đã hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
  • Bài học:
    • Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai lầm
    • Cần xây dựng thực lực trong nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế chân chính.

2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)

  • Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục
    • Người khởi xướng: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành
    • Thời gian hoạt động: Từ tháng 3 đến tháng 11/ 1907
    • Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
    • Mục đích: Mở trường học các môn Lịch sử, địa lí, khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo, tuyên truyền tinh thần yêu nước.
    • Kết quả: Đông Kinh nghĩa thục ngừng hoạt động
    • Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)

a. Cuộc vận động Duy tân:

  • Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
  • Người khởi xướng:  Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
  • Hoạt động chính:  Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới, vận động và làm theo cái mới, cái tiến bộ.

b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)

  • Nguyên nhân:
    • Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế
    • Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân
  • Diễn biến: sgk
  • Kết quả: Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

II. Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.

  • Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
  • Kinh tế: Trồng cây cộng nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái...
  • Chính trị, văn hoá: lừa bịp.

=>Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).

(Đọc thêm)

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.

  • Năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội tới các nước phương Tây.
  • Hành trình 6 năm, Người đã đi đến các nước Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu.
  • Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, viết báo, truyền đơn…tố cáo thực dân và tuyên truyền cách mạng cho Việt Nam..

=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

20 tháng 6 2020

Dạng năng lượng được tạo ra từ sự đàn hồi giữa quả bóng với bức tường

17 tháng 6 2020

                                                                                     Bài làm

(1)Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 mà khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin ngày một nâng cao.(2) Trong xã hội đó ấy, làm việc gì cũng cần phải có hiểu biết, có trí thức , chính vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò ý nghĩ vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta.(3)“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. (4)Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời.(5) Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc.(6) Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp.(7)Học hành có ý nghĩa to lớn,cao cả như vậy, song không phải ai cũng có thể hiểu được mục đích của việc học và cách học thế nào cho đúng.(8)Thật đáng buồn thay cho những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực sự  việc tiếp thu kiến thức của chính họ , điều đó dẫn đến việc không có kiến thức , ra đời không thể làm được gì.(9)Như  vậy , học là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn.(10)Là học sinh , chúng ta cần chăm chỉ học tập đúng mực , học tập đúng cách , gạt bỏ sự lười học , tiếp thu kiến thức để ra đời có thể làm được nhiều việc giúp ích cho đất nước , cho tổ quốc Việt Nam.

17 tháng 6 2020

Học qua các bài tập cũng là một cách tự học tốt. Làm bài tập giúp chúng ta củng cố lại những kiến thức đã học và hiểu bài hơn. Học tập còn giúp chúng ta có thêm sáng tạo trong các bài làm, nắm được kiến thức lâu dài. Vì thế nên có những dạng bài tập khác nhau để giúp học sinh nắm chắc bài hơn. Học thuộc bài cũng giúp ta nhớ đc kiến thức, nhưng phải biết áp dụng vào thực tế hàng ngày. Vậy nên học tập rất quan trọng, nếu mỗi người trong chúng ta biết tạo cho mình một thói quen tự học thì chúng ta sẽ hiểu được những điều mới lạ. 

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

còn lại bn tự tìm nhá

21 tháng 6 2020

I. Phần làm văn

“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.”

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghi luận.

De kiem tra hoc ki 2 lop 8 mon Van - Phong GD&DT Thai Thuy 2018

26 tháng 6 2020

 Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?

Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.

Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.

Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.                                                                                              

                           tk cho mk vs

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

20 tháng 6 2020

ghi sai chính tả nhiều quá

Dịch: Sau này ra xã hội làm ăn "Liều thì ăn nhiều không liều thì ăn ít"