K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2020

Bạn nào tả bài văn về ngày đầu tiên đi học cho mình tham khảo với

Nhớ phải hay hoặc xúc động nha

Không tìm kiếm trên mạng

23 tháng 5 2020

ok : 

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

28 tháng 5 2020

mẹ là cánh chim cho con bay thật xa , mẹ sẽ là bông hoa cho con cài lên đầu , mẹ như thế đó luôn hi sinh vì con , mẹ là biển dặm còn con sẽ là thuyền . Bài hát mình tự chế nha

2 tháng 3

Lúc nhỏ bà thường hay dạy em phải thương yêu mẹ vì mẹ là người hi sinh vì em nhiều nhất. Lớn lên em mới hiểu người mà em yêu thương nhất cũng chính là mẹ.

 

Em thuộc rất nhiều bài hát và bài thơ ca ngợi mẹ nhưng có lẽ không thể nói hết những tình cảm mà mẹ dành cho em. Ngày trước khi mẹ là một cô giáo trẻ trung và xinh đẹp. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng lại sở hữu dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh và dáng đi nhẹ nhàng. Mái tóc mẹ dài mượt mà như những cô tiên trong truyện cổ. Em cứ ngắm mãi ảnh cưới của mẹ với cha ngày trước. Mẹ cười xinh xắn khoe chiếc cằm chẻ duyên dáng và đôi đồng điếu. Ba nói với em ngày trước cũng vì đôi đồng điếu này mà ba có có cảm tình với mẹ ngay cái nhìn đầu tiên. Thế mà cô tiên trẻ trung của em lại trở thành một người mẹ giản di, bình thường. Ngày sinh em ra mẹ phải nghỉ việc đi dạy, công việc mẹ rất yêu thích để chăm sóc em. Em hay ốm nên không thể nhờ ai chăm hộ. Ba đi làm cả tuần mới về, mẹ gồng gánh mọi chuyện. Thế nên chỉ vài năm mẹ đã già đi rất nhiều. Bây giờ nhìn mái tóc ngắn ngang vai em thấy thương mẹ vô cùng. Trán mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, đôi mắt quầng đen vì nhiều đêm thức trắng. Gương mắt trắng trẻo ngày xưa giờ trở nên xanh xao và có nhiều vết nám. Mẹ không có thời gian để chăm sóc cho bản thân vì phải chăm lo cho hai con và cả gia đình. Duy chỉ có nụ cười tươi là không thay đổi. Mẹ vẫn giữ tính lạc quan nên mọi người rất thích bên cạnh mẹ. Dù có khó khăn mẹ vẫn cười và động viên mọi người cố gắng.

 

Mẹ là người phụ nữ gia đình và làm nội trợ nhưng em luôn tự hào về mẹ. Ai quan tâm đến mẹ mình sẽ hiểu được người nội trợ rất quan trọng và không có công việc nào cao cả hơn thế. Nếu không nhờ bàn tay chăm sóc của mẹ, ông bà em đã không khỏe mạnh thế. Ba cũng không yên lòng để đi công tác. Hai chị em em không thể lớn khôn và đầy đủ. Mẹ không thích nói lời ngọt ngào nhưng lại sống rất tốt bụng. Mẹ sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không cần họ trả ơn. Cạnh nhà em có một gia đình nghèo, hai cô chú ấy phải đi làm suốt ngày để nuôi con. Đứa bé chưa lên 1 tuổi đã phải xa mẹ. Mẹ em hiểu cô chú ấy không có nhiều tiền để gửi con nên nhận giữ và chăm sóc bé ấy mà không lấy bất cứ khoản tiền nào. Cô chú biết ơn mẹ và rất kính trọng mẹ.

 

Mẹ là món quà quý báu nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Em không thể nói hết tình cảm và sự biết ơn em dành cho mẹ. Em chỉ biết hứa với bản thân là ngoan ngoãn, cố học để khiến mẹ mãi vui như bây giờ.

 

 

24 tháng 5 2020

Trận thi đấu bóng bàn trong cung thiếu nhi tuần qua giữa anh Nam lớp 5/2 và anh Dũng lớp 5/6 diễn ra thật hào hứng, sôi nổi. Tỉ số hai bên gần như ngang bằng nhau suốt cả trận. Đường bóng anh Nam thì căng và khá bất ngờ. Còn đường bóng anh Dũng thì lắt léo, rất khó đỡ. Người này ăn một trái thì tức khắc người kia lại san bằng. Cả hai cây vợt đều rất dẻo dai và cũng lanh lợi như nhau. Trận thứ nhất anh Dũng thắng, trận thứ hai anh Nam thắng. Bước sang trận thứ ba phân thắng bại, anh nào cũng hết sức cẩn thận từ khâu phát bóng cho đến khâu đỡ. Mồ hồi vã ra thấm ướt cả chiếc áo may ô. Khi bước đến con số hòa 19, cả hai anh xin phép trọng tài nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian căng thẳng và hồi hộp nhất cho cả người thi đấu và người xem, rồi trận đấu lại tiếp tục. Lần này, anh Dũng phát bóng. Quả bóng từ trong tay anh Dũng tung lên cao, từ từ rơi xuống. Khi đã đúng tầm, anh đưa vợt ra lẫy nhẹ một cái, quả bóng xoáy tít theo đường vòng cung làm cho anh Nam lúng túng đỡ bóng. Không may cho anh, quả bóng rúc vào lưới, nâng điểm số của anh Dũng lên hai mươi. Lần này thì anh Nam phát bóng. Quả bóng vừa mới bay sang lưới thì anh Dũng phản công liền bằng một đường ve rất chính xác, làm anh Nam trở tay không kịp. Trận đấu kết thúc với "tỉ số 2-1". Một trận đấu đầy kịch tính và hấp dẫn.

26 tháng 5 2020

mik lớp3

24 tháng 11 2021

 Hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể lại một tiết học mà em yêu thích

Bài làm 1

“Reng! Reng! Reng!” Chuông báo hiệu giờ học mới bắt đầu. Giờ học mà em vô cùng thích thú: giờ học toán. Cô giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào cô. Bắt đầu giờ truy bài cũ cô mời vài bạn để lên bảng trả bài rồi bắt đầu vào bài mới. Bài hôm nay mà chúng em học có liên quan tới Bảng chia 9. Học xong hết rồi thì cô mới kiểm tra chúng em bằng cách ra cho chúng em một đề toán khó, chúng em suy nghĩ mãi mới trả lời được. Vì đề này liên quan tới toán dạng nâng cao. Một bạn được cô giáo gọi lên bảng trả lời, khi nghe xong cô nhận xét bài của bạn đã làm đúng. Khuôn mặt của bạn lúc đó đang rất vui. Tiết học diễn ra sôi nổi. Nhiều bạn giơ tay xin được lên bục giải bài. Em được cô chọn lên giải bài toán đố. Xong xuôi, cả lớp lần lượt được cô hướng dẫn giải từng bài. Em rất vui vì bài làm của mình chính xác. Tiếng chuông reng lại vang lên. Tiết học kết thúc. Các bạn đứng dậy chào cô giáo. Dư âm về những con số và câu chuyện đầy ý nghĩa vẫn còn đọng lại trong em. Em cảm thấy môn toán là bộ môn em rất thích khi học.

22 tháng 5 2020

Mk nghĩ là D. Không biết 

28 tháng 5 2020

B.Ở tù . Vì mẹ còn trẻ mà con 5 tuổi , chính tỏ mẹ bị hiếp dâm hay còn gọi là sàm sỡ . k m nha.

21 tháng 5 2020

Bài tập làm văn lớp 3 tuần 25 nha 

21 tháng 5 2020

đây nhé :

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.

Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

hoặc là : Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

hay :

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

thế thui chị hơi mệt

21 tháng 5 2020

đây nhé :

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.

Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

hoặc là : Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

hay :

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

thế thui chị hơi mệt

ko đc đang linh tinh

22 tháng 5 2020

bạn ơi lần sau đừng đăng những câu ko liên quan đến bài học nhé ! nhớ nhé !

21 tháng 5 2020

Hãy tả về động vật nuôi trong nhà bạn

21 tháng 5 2020

Bạn hãy tả về động vật nuôi trong nhà bạn để được tăng thêm điểm nhé

10 tháng 6 2020

đó là 2 bà trưng , hai bà ở huyện mê linh . người chị là trưng trắc , em tên là trưng nhị . chồng bà trưng trắc là thi sách cũng cùng chí hướng với vợ và chị . tô định biết vậy bèn lập mưu giét chết thi sách à cho giặc vây nước ta . hai bà trưng biết tin thi sách bị hại nên  đã quyết định khởi nghĩa . và giành thắng lợi hai bà đã lên ngôi xưng là trưng nữ vương . khi đó giặc tô định ko vây nước ta nữa