K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019

Giới thiệu dẫn dắt: Tôi- một cậu bé hồi ấy giờ đây đã trưởng thành , sau bao nhiêu sóng gió và tân mắt chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt. Lúc này tôi đc sống trong cảnh đất nước thanh bình………….

Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc bài thơ hoặc theo ý của bạn nhưng vẫn đáp ứng đủ các nội dung:

  • Với tôi, hồi nhỏ – gắn liền với những kỉ niệm thật đẹp. Tuổi thơ tôi gắn liền với dòng sông , vơi biển lớn và những thời gian chiến tranh phải sống ở rừng . Và một thứ không thể thiếu là vừng trăng trên trời cao, luôn soi rọi và dẫn tôi đi trong đêm tối của những ngày gian khổ. Những ngày đó, ánh trăng là người bạn, người che chở tôi tránh khỏi bóng đêm u sợ……….
  • Ánh trăng, người bạn gắn liền với tuổi thơ thật đẹp của tôi…..
  • Chiến tranh kết thúc, là lúc tôi trưởng thành. Học cách tự lập và sống với cuộc sống hiện tại tôi đang có. Tôi thích cuộc sống hiện tại bởi nó đem lại sự bình yên và hạnh phúc với mái ấm gia đình. Tôi không còn phải chịu đựng cảnh chạy trốn trong đêm tối nữa. Giờ đây, nơi tôi ở- đã có ánh điện, cửa gương . Điều mà ở quá khứ không thể có…….
  • ​Cuộc sống là thế, không lặng lờ êm trôi mà xen vào đó là những lúc khó khăn. Ở đờ nào ai hay chữ ngờ. Căn phòng tôi đang đc thắp sáng với đèn buyn-đinh, Chợt căn phòng tối om vì mất điện. Như một bản năng vốn có của con người, vội bật tung cánh cửa sổ để hướng tới ánh sáng ngoài thiên nhiên bao la kia. Tôi chợt nhìn thây một vật quen thuộc , k! phải nói là quá đỗi thân quen. Khog phải thứ gì khác là ánh trăng. nó đang soi rọi tâm hồn vào cả trái tim tôi. Nó len lỏi vào cả tâm trí tôi nữa. Tôi chợt nhớ ra và nhận ra những giá trị trong cuộc sống ……………….
  • Mặt đối mặt! Hai cá thể đang nhìn vào nhau…..
  • Những gì của quá khứ vân nguyên vẹn, hai hàng lệ bỗng lăn tròn trên má! Umk. Có lẽ tôi đang khóc. Nước mắt tôi đang rưng rưng trước cảnh vật, trước hình ảnh tưởng chừng như không thể quên…..Ánh trăng- sao mà thân thuộc thế!!! Tôi dận lòng mình sao nỡ quên nó đi……….

​Những chiêm nghiệm qua thực tế mình trải qua . Tôi thấy cuộc sống này lag một thực tại sống động, muôn màu muôn vẻ…… Nhắc nhở các bạn trẻ qua nhân vật tôi- nhân vật trữ tình.

Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại, kết thúc câu chuyện thật tự nhiên.

BÀI VĂN MẪU :

Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…

Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.

Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương, Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.

Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?

#Panda

Tôi từng phạm rất nhiều lỗi từ nhỏ đến lớn, nhiều lúc tôi cũng chẳng hiểu bản thân tôi mắc lỗi một lần thì sẽ không lặp lại lỗi đó lần nào nữa, nhưng tôi sẽ phạm một lỗi khác, cứ như vậy tuổi thơ của tôi có cả ti tỉ thứ lỗi từ ngơ ngáo đến có chủ đích, và lần nào nó cũng khiến tôi nhớ mãi.

Năm ấy tôi học lớp 5, chính xác là vào kỳ 2 của lớp 5, cái khoảng thời gian mà ai cũng bảo là quan trọng phải cố gắng học hành để được lên cấp hai bước tiếp con đường học tập. Thực tế tôi cũng nhận thức được điều ấy, bởi xung quanh tôi có không dưới hai đứa bạn đã bỏ học, đứa thì nhà nghèo, đứa thì nhà xa trường quá, buồn hơn là có đứa vì học đúp tận ba năm liền, chán rồi không theo học nữa, tất cả đều chưa biết được ngưỡng cửa cấp hai có bao nhiêu điều mới lạ ra sao. Thế nhưng tôi vẫn bỏ học theo lũ bạn đi chơi, buổi ấy chúng tôi có tiết học phụ đạo ban chiều, chẳng hiểu nổi tôi và đám bạn thân nghĩ gì mà đồng loạt viết giấy phép, ngụy tạo cả chữ ký phụ huynh để lên bàn cô rồi rủ nhau đi ra suối chơi, sau đó hái ổi rừng, chơi cả trò đám cưới giả. Đợt ấy cô giáo của chúng tôi hình như cũng biết chúng tôi trốn học thế nhưng cô cũng mắt nhắm mắt mở cho qua, bởi chúng tôi phạm lỗi lần đầu. Mẹ tôi cũng không biết chuyện, thế nhưng không hiểu sao mẹ cứ dặn dò tôi học tốt, không được noi gương đám bạn bỏ học đi chơi, rồi đặc biệt mẹ còn dặn dò tôi tránh mò ra ao hồ sông suối, mẹ bảo số tôi không được gần nước. Nghe mẹ ân cần thế mà tôi thấy mình tồi tệ quá, mẹ không biết  nhưng không phải có trời biết, đất biết tôi biết và đám bạn tôi biết ư? Thật sự tôi thấy xấu hổ với chính bản thân mình, nhiều lúc ham chơi mà không nghĩ gì đến hậu quả.

Thế nhưng loại bỏ học trốn đi chơi cũng là một trải nghiệm, dù là sai lầm, từ đó trở đi tôi đã không còn bỏ học và liều lĩnh như vậy nữa, có đôi lúc cái sai của mình bản thân mình cũng tự nhận thức được, điều đó giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân mình hơn.

29 tháng 11 2019

- Nội dung:

3 câu thơ cuối là bức tranh thi vị nhất toàn bài về tình cảm cao đẹp giữa những người lính.

+ Câu thơ đầu tiên khắc họa được cái khó khăn mà họ cùng phải trải qua. Thời gian là buổi đêm u tối, lạnh lẽo. Không gian là rừng hoang với sương muối dày đặc => Trong hoàn cảnh đó họ vẫn có nhau, cùng nhau kề vai sát cánh.

+ Câu thơ thứ hai khiến người đọc có cái nhìn sâu hơn về tình đồng chí. Họ “đứng cạnh bên nhau”, vai kề vai, tâm hồn cùng hướng về tổ quốc. Họ có tâm thế vô cùng dũng cảm và chủ động “chờ giặc tới” bởi họ biết rằng sẽ luôn có những người đồng đội sát cánh đến hơi thở cuối cùng.

+ Câu thơ cuối là câu thơ mang ý nghĩa biểu tượng nhiều nhất. “Súng” là biểu tượng cho khói lửa chiến tranh, cho chết chóc. Ngược lại “trăng” là biểu tượng cho nét đẹp nên thơ của thiên nhiên, cho hòa bình của dân tộc. Kết hợp hai hình ảnh mang hai sắc thái nghĩa đấy đã khắc họa được vẻ đẹp hài hòa trong tâm hồn, trong cốt cách của người lính: chiến sĩ – thi sĩ, mạnh mẽ - hào hoa, hiện thực nhưng rất giàu chất lãng mạn

Tham khảo thêm ở dưới

https://toploigiai.vn/soan-van-9-dong-chi

24 tháng 11 2019

Có người mẹ hơn nửa đời tần tảo
Nặng trên vai chuyện cơm áo gạo tiền
Luôn nhẫn nại giữa dòng đời vạn biến
Nét nhân từ Người sánh tựa cô tiên.


Có người mẹ qua bao mùa giông bão
Lắm khó khăn da thô ráp chai sần...
Đổi tuổi xuân cùng mồ hôi nước mắt
Cho con mình được khôn lớn thành nhân.


Có người mẹ tấm lòng luôn rộng mở
Chở che con tha thứ lúc lỗi lầm
Dù phải nhận về mình bao cay đắng
Chẳng oán hờn vì hai chữ tình thâm.


Có người mẹ giờ đây không còn nữa
Bóng hình người mãi ngự trị tim tôi
Không giàu sang không uy quyền địa vị
Luôn yêu thương trân quý nhất trên đời...!!!

24 tháng 11 2019

Con sinh ra nơi tiếng khóc chào đời
Nghe tiếng hát à ơi con của Mẹ
Dòng sữa ngọt Mẹ cho con từ bé
Miếng cơm nhai từ đứa trẻ nằm nôi


Tập cho con biết nói lại biết ngồi
Biết vòng tay nụ cười con ạ Mẹ
Chạy lẫm đẫm, Mẹ theo sau sợ té
Giọt mồ hôi đỗ nhẹ trán Mẹ rồi


Mẹ vẫn cười nét hiền hậu Mẹ ôi !
Vòng tay ấm ôm con rồi siết chặt
Ôi sung sướng con nhìn qua ánh mắt
Ngấn lệ trào trên khuôn mặt Mẹ yêu


Những đêm Đông giá lạnh gió thổi nhiều
Mẹ trăn trở ôm con yêu của Mẹ
Dỗ giấc nồng nhè nhẹ hát lời ru
Biết gì đâu một đứa nhỏ đần đù


Ngồi cạnh Mẹ bóng mù u che mát
Lo cho con những cơm chiều đạm bạc
Đi học về nghe câu hát Mẹ yêu
Mẹ cho con tình mang nặng quá nhiều


Mười ba tuổi biết bao nhiêu nặng nợ
Tóc phai màu con còn nhớ Mẹ ơi !
Đứa con yêu thương nhớ Mẹ suốt đời
Mùa hạ đến, nước mắt rơi ngày giỗ Mẹ !!

5 tháng 12 2019

1. Đánh đàn

2. Đánh cá

3. Đánh bóng

4. Đánh nhau

5. Đánh giặc

6. Đánh bạc

7. Đánh mất

8. Đánh cờ

9. Đánh bật

10. Đánh phấn

11. Đánh rơi

Em chỉ bik thế thôi

25 tháng 11 2019

Hai khổ thơ đầu khắc hoạ hình ảnh vầng trăng trong quá khứ: Tác giả kể theo trình tự thời gian
- Hồi nhỏ -> gợi lên những năm tháng tuổi thơ êm đềm khi sống

+ với đồng.
+ với sông.
+ với bể.
- Thủ pháp liệt kê: “đồng, sông, bể” -> những từ ngữ cùng một trường nghĩa -> gợi không gian làng quê gần gũi, thân thương.
- Trình tự liệt kê: từ nhỏ hẹp đến xa rộng: từ những cánh đồng đến dòng sông rồi biển cả. Không gian được mở rộng dần -> gợi liên tưởng từ không gian làng quê đến không gian đất nước.
- Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.
-> Đó là không gian của kỉ niệm ->ta hình dung ra bao kỉ niệm ấu thơ có trăng làm bầu bạn.
Trăng:
+ Chia sẻ niềm vui thơ ngây.
+ Nâng đỡ bao ước mơ thời niên thiếu.
+ Lưu giữ tất cả những kỉ niệm ngọt ngào, trong sáng nhất của tuổi thơ.
- “Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ”
 -> Nghệ thuật nhân hóa: trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ
 -> Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa
rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” (Đồng chí), cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi,đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cùng xao xuyến, bồn chồn,
khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê…

22 tháng 11 2019

cấm copy trên mạng ôkeee

22 tháng 11 2019

1. Dâu đêm đoạt mệnh

6 tháng 4 2020

sao ko có câu tl