ÔN TẬP GIỮA HKI SINH 7
Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường trên không?
A. Ngỗng, vịt trời, gà, bướm. C. Mực, sứa, vịt trời, công.
B. Chim sáo, đại bàng, chuồn chuồn, chim én. D. Hến, tôm hùm, chim cánh cụt, ngỗng.
Câu 2. Động vật trong hình nào dưới đây không được xếp vào ngành Động vật không xương sống
A. Hình 2. B. Hình 3. C. Hình 1. D. Hình 4.
Câu 3. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống trên cạn?
A. Hổ, sứa, mực, voi. C. Linh dương, khỉ, diều hâu, cá.
B. Gà, chó, nai, thỏ. D. Đại bàng, muỗi, hến, ngựa.
Câu 4. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường nước?
A. Cá chép, vịt, báo, chó. C. Sứa, ruồi, ốc, hến.
B. Tôm, mực, cá voi, bạch tuộc. D. Trai, sò, hươu, hổ.
Câu 5. Nhìn vào hình ảnh dưới đây em hãy cho biết: Hiện nay, trong giới Động vật, lớp động vật nào có số lượng loài lớn nhất?
A. Lớp Hình nhện.
B. Lớp Giáp xác.
C. Lớp Sâu bọ.
D. Lớp trùng cỏ thuộc ngành Động vật nguyên sinh.
Câu 6. Dưới đây là hình ảnh chim cánh cụt, theo em chim cánh cụt cái thường đẻ bao nhiêu trứng mỗi lứa?
A. 1 trứng. B. 1 – 2 trứng C. 3 – 4 trứng. D. 4 – 5 trứng.
Câu 7. Em hãy cho biết tên loài động vật được minh họa trong hình dưới đây:
A. Đại bàng. B. Chim bồ câu. C. Vịt. D. Mực ống.
Câu 8. Vùng nào sau đây có động vật đa dạng và phong phú nhất?
A. Vùng ôn đới. B. Vùng nhiệt đới. C. Vùng hàn đới. D. Vùng Bắc cực.
Câu 9. Ở vườn Quốc gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét. Đây là biểu hiện sự phong phú về
A. Số lượng loài. B. Số lượng cá thể. C. Môi trường sống. D. Số lượng quần thể
Câu 10. Động vật phân bố ở khắp các môi trường do:
A. Chúng sinh sản rất nhanh. C. Chúng có khả năng di chuyển.
B. Thích nghi cao với điều kiện sống. D. Sự phân bố có sẵn từ xa xưa.
Câu 11. Dưới đây là hình ảnh cá voi xanh, cá voi xanh là loài động vật lớn nhất hiện nay, bằng hiểu biết của em hãy cho biết kích thước chiều dài của cá voi xanh có thể đạt tới
A. 45 mét. B. 25 mét C. 33 mét. D. 100 mét.
Câu 12. Môi trường sống của trùng roi xanh là:
A. Váng nước biển. C. Cơ thể người.
B. Váng nước ao, hồ, ruộng. D. Cơ thể động vật.
Câu 13. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào?
A. Ruồi vàng. B. Muỗi Anôphen. C. Bọ chét. D. Bọ chó.
Câu 14. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
A. Gây bệnh cho người và động vật khác.
B. Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.
C. Di chuyển bằng tua.
D. Sinh sản hữu tính.
Câu 15. Điểm mắt của trùng roi xanh có vai trò gì?
A. Quang hợp. B. Nhận biết ánh sáng. C. Trao đổi khí. D. Bài tiết.
Câu 16. Trùng giày sinh sản theo các cách
A. phân nhiều. B. phân đôi, tiếp hợp. C. tiếp hợp. D. phân đôi, mọc chồi.
Câu 17. Di chuyển bằng chân giả là của động vật nào dưới đây?
A. Trùng giày B. Trùng biến hình C. Trùng sốt rét D. Trùng roi.
Câu 18. Trùng roi xanh có cấu tạo gồm:
A. một tế bào, có ba roi. C. hai tế bào, có một roi
B. một tế bào, có một roi D. hai tế bào, có hai roi
Câu 19. Hình thức sinh sản trùng roi xanh là
A. phân đôi cơ thể theo chiều dọc, tiếp hợp. C. phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
B. phân đôi cơ thể theo chiều dọc. D. phân nhiều.
Câu 20. Động vật đơn bào nào dưới đây là đại diện có cấu tạo và lối sống đơn giản nhất trong giới động vật?
A. Trùng giày. B. Trùng biến hình. C. Trùng roi xanh. D. Trùng bánh xe.
Câu 21. Tên gọi khác của bênh sốt rét là:
A. Bệnh thủy đậu. B. Bệnh ngã nước. C. Bệnh sốt rubella. D. Bệnh sởi.
Câu 22. Đâu không phải là đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
A. Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng.
B. Cơ thế có chất diệp lục.
C. Phần lớn: dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
D. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 23. Bệnh ngủ có biểu hiện như thế nào?
A. Sốt nóng, rét run, suy kiệt sức lực. C. Tiêu chảy, suy kiệt.
B. Suy kiệt sức lực, ngủ li bì, tỉ lệ tử vong rất cao. D. Sốt theo cơn, rét run, vã mỗ hôi.
Câu 24. Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lối sống tự dưỡng?
A. Trùng giày. B. Trùng roi xanh. C. Trùng biến hình. D. Trùng sốt rét.
Câu 25. Khi gặp điều kiện sống bất lợi động vật nguyên sinh có hiện tượng gì?
A. Hình thành chân giả. B. Kết bào xác. C. Kết bào tử. D. Chân tiêu giảm.
Câu 26. Đâu KHÔNG phải là đặc điểm chung ở trùng sốt rét và trùng kiết lị?
A. Thức ăn là hồng cầu. C. Kí sinh trong cơ thể người.
B. Kích thước lớn hơn hồng cầu. D. Có tác hại cho con người.
Câu 27. Triệu chứng của sốt rét là
A. Sốt cao, sốt liên tục, có hiện tượng co giật.
B. Rét run, sốt nóng, vã mồ hôi, rét từng cơn.
C. Đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy.
D. Vàng da, đau họng, ho, khó thở.
Câu 28. Để phòng tránh bệnh kiết lị chúng ta cần làm gì?
A. Mắc màn khi đi ngủ. B. Ăn uống hợp vệ sinh. C. Diệt bọ gậy. D. Uống nhiều nước
Câu 29. Hiện tượng bệnh nhân bị đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi là triệu chứng của
A. Bệnh táo bón. B. Bệnh kiết lị. C. Bệnh sốt rét. D. Bệnh dạ dày
Câu 30. Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG có ở trùng giày?
A. Sinh sản phân đôi theo chiều ngang và tiếp hợp.. C. Có không bào co bóp, miệng, hầu.
B. Chứa hạt diệp lục. D. Có nhân lớn, nhân nhỏ
Câu 31. Vị trí kí sinh của trùng sốt rét trong cơ thể người là
A. ở khoang miệng. B. trong máu. C. ở gan. D. ở cơ.
Câu 32. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào SAI?
A. Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.
B. Trùng roi xanh dinh dưỡng dị dưỡng khi có ánh sáng mặt trời.
C. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng.
D. Trùng sốt rét không có bộ phận di chuyển
Câu 33. Vai trò của không bào co bóp ở động vật nguyên sinh sống tự do là
A. tiêu hóa mồi. B. bài tiết. C. hô hấp. D. sinh sản.
Câu 34. Trong những đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở trùng roi xanh?
1. Đơn bào.
2. Di chuyển bằng chân giả.
3. Có hình dạng cố định.
4. Di chuyển tích cực.
5. Có đời sống kí sinh.
Số phương án đúng là:
A. 2. B. 3. C.4. D. 5
Câu 35. Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là
A. trong máu. B. ở thành ruột. C. ở gan. D. ở khoang miệng.
Câu 36. Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG phổ biến ở các loài động vật nguyên sinh?
A. Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi. C. Kích thước hiển vi.
B. Sinh sản hữu tính. D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.
Câu 37. Sự trao đổi khí của trùng giày với môi trường qua bộ phận:
A. Nhân. B. Màng cơ thể. C. Điểm mắt. D.Hạt dự trữ.
Câu 38. Những ruột khoang thường được dùng làm món gỏi là:
A. San hô đỏ, sứa lửa. C. Sứa tua dài, sứa tím.
B. Sứa sen, sứa rô. D. San hô đá, hải quỳ.
Câu 39. Thủy tức di chuyển theo kiểu
A. co bóp dù. C. Kiểu sâu đo.
B. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu. D. vừa tiến vừa xoay.
Câu 40. Hầu hết các loài ruột khoang sống ở
A. sông. B. biển. C. ao. D. suối.
Câu 41. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do.
A. Cơ thể hình trụ. C. Có 2 lớp tế bào và có đối xứng tỏa tròn.
B. Cơ thể hình dù, miệng ở dưới, có đối xứng tỏa tròn. D. Có đối xứng tỏa tròn.
Câu 42. Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
A. Miệng. B. Khung xương đá vôi. C. Tua miệng. D. Lớp ngoài.
Câu 43. Điền từ ngữ thích hợp vào chố trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính vào cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)…thông với nhau.
A. (1): phân đôi, (2): cụm, (3): tầng keo.
B. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): khoang ruột.
C. (1): tiếp hợp, (2): cụm; (3): khoang ruột.
D. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): tầng keo
Câu 44. Loài ruột khoang nào dưới đây cơ thể có dạng hình dù?
A. Hải quỳ. B. Sứa. C. San hô. D. Thủy tức.
Câu 45. Hình thức sinh sản vô tính chủ yếu của san hô là:
A. Phân đôi. B. Mọc chồi C. Phân nhiều. D. Tái sinh.
Câu 46. Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG có ở san hô?
A. Sống kiểu cố định, tập đoàn, dị dưỡng.
B. Đời sống cố định, đơn độc, dị dưỡng.
C. Sinh sản theo kiểu mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra, các cá thể trong tập đoàn có khoang ruột thông với nhau.
D. Hình thành khung xương đá vôi
Câu 47. Đặc điểm KHÔNG có ở san hô là
A. cơ thể có đối xứng tỏa tròn. C. sống tập đoàn.
B. sống di chuyển thường xuyên D. kiểu ruột hình túi.
Câu 48. Các động vật thuộc ngành ruột khoang là
A. hải quỳ, san hô, trùng roi xanh C. hải quỳ, san hô, sò.
B. hải quỳ, san hô, sứa. D. hải quỳ, san hô, mực.
Câu 49. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG có ở sứa?
A. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn C. Kiểu ruột hình túi
B. Sống tập đoàn D. Sống di chuyển thường xuyên
Câu 50. Thành cơ thể của hải quỳ có số lớp tế bào là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 51. Hiện nay, trong ngành Ruột khoang, loài nào dưới đây có số loài và số lượng cá thể lớn hơn cả.
A. Thủy tức. B. San hô. C. Sứa. D. Hải quỳ.
Câu 52. Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thủy tức, san hô, hải quỳ và sứa?
A. Thích nghi với lối sống bơi lội. C. Sống thành tập đoàn.
B. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. D. Sống trong môi trường nước mặn.
Câu 53. Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG là đặc điểm chung của ngành Ruột khoang?
A. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có hai lớp tế bào.
B. Hình dạng cơ thể thích nghi với đời sống dưới đáy biển.
C. Ruột dạng túi.
D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 54. Thủy tức thực hiện trao đổi khí qua:
A. Qua da. B. Thành cơ thể. C. Qua phổi. D. Qua lỗ miệng.
Câu 55. Loài nào dưới đây sống ở nước ngọt?
A. Sứa. B. Thủy tức. C. San hô. D. Hải quỳ.
Câu 56. Sứa có hình dạng ngoài như thế nào?
A. Hình trụ. B. Hình dù. C. Hình thoi. D. Hình sao.
Câu 57. Miệng của sứa nằm ở đâu trên cơ thể?
A. Bên trái. B. Phía dưới. C. Phía trên. D. Bên phải.
Câu 58. Hình dạng của thuỷ tức là
A. hình cầu. B. hình trụ dài. C. hình đĩa. D. hình dù.
Câu 59. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :
...(1)… của sứa dày làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
A. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ nổi ; (3) : tầng keo
B. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ nổi ; (3) : khoang tiêu hóa
C. (1) : Khoang tiêu hóa ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : tầng keo
D. (1) : Tầng keo ; (2) : dễ chìm xuống ; (3) : khoang tiêu hóa
Câu 60. Sứa di chuyển bằng cách nào?
A. Co bóp dù kết hợp với vận động các tua. C. Bơi bằng tua.
B. Co bóp dù. D. Vận động các tua.
Câu 61. Các đại diện của ngành Ruột khoang KHÔNG có đặc điểm nào sau đây?
A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn.
B. Có khả năng kết bào xác.
C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.
D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 62. Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?
A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. C. Luôn sống đơn độc.
B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai. D. Cơ thể hình dù.
Câu 63. Hình ảnh sau là các đại diện của 3 ngành giun. Tên ngành giun xếp đúng với các hình từ 1 đến 3 là:
A. Ngành giun tròn, ngành giun dẹp, ngành giun đốt.
B. Ngành giun dẹp, ngành giun đốt, ngành giun tròn.
C. Ngành giun dẹp, ngành giun tròn, ngành giun đốt.
D. Ngành giun đốt, ngành giun dẹp, ngành giun tròn.
Câu 64. Các đại diện nào sau đây đều thuộc ngành giun dẹp?
A. Giun kim, sán bã trầu, giun chỉ. C. Giun đất, giun đỏ, rươi.
B. Sán lông, sán dây, sán lá máu. D. Sán lông, giun chỉ, giun đất.
Câu 65. Dựa vào đặc điểm lối sống của các loài sán, em hãy cho biết trong hình dưới đây sán nào không cùng nhóm với những loài còn lại ?
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4.
Câu 66. Sinh vật trong hình có tên gọi là gì?
A. Sán lá gan. B. Sán lông. C. Sán lá máu. D. Sán bã trầu.
Câu 67.Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun tròn có tác dụng gì?
A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù.
B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non.
C. Giúp cơ thể luôn căng tròn.
D. Giúp cơ thể dễ di chuyển.
Câu 68. Gây ra bệnh “Chân voi” ở người là
A. giun kim. B. giun chỉ. C. sán lá gan. D. giun đũa.
Câu 69. Kí sinh ở ruột già người, nhất là ở trẻ em là đặc điểm của
A. giun móc câu. B. giun kim. C. sán lá gan. D. giun đũa.
Câu 70. Có lớp vỏ cutincun là đặc điểm của
A. giun đất. B. giun đũa. C. sán lá gan. D. sán dây.
Câu 71. Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?
A. Đỉa, giun đất. B. Giun kim, giun đũa. C. Giun đỏ, vắt. D. Lươn, sá sùng.
Câu 72. Vai trò của giun đất đối với đất trồng trọt:
A. Làm tăng độ màu mỡ cho đất. C. Làm mất độ màu mỡ của đất.
B. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu mỡ cho đất. D. Làm cho đất tơi xốp.
Câu 73. Đặc điểm để phân biệt giun đốt với giun tròn, giun dẹp là gì:
A. Có thể xoang và có hệ thần kinh.
B. Cơ thể phân đốt, có thể xoang, hệ thần kinh, hô hấp qua da.
C. Cơ thể phân đốt.
D. Cơ thể phân tính.
Câu 74. Tại sao máu của giun đất có màu đỏ?
A. Máu mang sắc tố chứa đồng. C. Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng
B. Máu mang sắc tố chứa sắt. D. Máu chứa nhiều muối
Câu 75. Các đại diện nào sau đây đều thuộc ngành giun đốt?
A. Giun kim, giun móc câu, giun chỉ. C. Giun đất, giun đỏ, sán lá máu.
B. Giun đất, sá sùng, rươi. D. Giun móc câu, vắt, giun đất.
Câu 76. Giun đất hô hấp bằng
A. Hệ thống ống khí. B. Da. C. Mang. D. Phổi.
Câu 77. Loài nào KHÔNG sống tự do
A. Giun đất B. Vắt C. Rươi D. Sá sùng
Câu 78. Loài nào thuộc ngành giun đốt được khai thác nuôi làm cảnh
A. Đỉa B. Giun đỏ C. Rươi D. Giun đất
Câu 79 .Vật chủ trung gian của sán lá gan là
A. Lợn B. Ốc ruộng C. Gà, vịt D. Trâu, bò
Câu 80. Ấu trùng sán lá máu xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua :
A. Đường tiêu hoá. B. Qua da. C. Qua muỗi đốt. D. Qua hô hấp.
HẾT