CÂU ĐỐ:
1: TẠI sao bầu trời lại có màu xanh?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bộ sách Truyện Dân Gian Thế Giới gồm 6 câu chuyện dân gian trên khắp thế giới, với những nội dung mới lạ đề cao những đức tính tốt đẹp mà con người nên trau dồi học hỏi, nên nghĩ kỹ trước khi làm, nên sống trung thực, nên tự mình làm việc không ỷ lại vào ai khác... Câu chuyện Cây Sự Sống là một truyện kể dân gian đậm chất Amazon. Người dân trong ngôi làng vùng Amazon học được một bài học quan trọng về việc tôn trọng tự nhiên và hiểm họa khi trở nên quá tham lam.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ
Chuyện kể rằng, ở một ngôi chùa trong một sơn cốc, có một tiểu hòa thượng hết sức chăm chỉ, bất kể là đi hóa duyên, hay xuống bếp rửa rau, cậu từ sáng đến tối bận rộn không ngừng nghỉ. Tuy vậy, nội tâm tiểu hòa thượng lại rất giằng xé, điều này khiến vành mắt cậu trở nên ngày càng đen. Cuối cùng, khi không nhịn được nữa, cậu tìm đến sư phụ của mình.
Tiểu hòa thượng hỏi vị thiền sư : “Thưa Sư phụ, bất kể đều gì con cũng làm được nhưng sao tâm con lại cảm thấy mệt mỏi thế này. Nguyên nhân là tại sao ạ?”
Thiền sư trầm tư một lúc, nói: “Con hãy mang cái bát ngày thường dùng để hóa duyên đến đây”.
Tiều hòa thượng liền đem bát tới.
Thiền sư nói: “Hãy để bát ở đây. Con đi lấy giúp ta vài quả óc chó, và bỏ đầy bát này nhé”.
Tuy không hiểu được dụng ý của sư phụ, nhưng tiểu hòa thượng vẫn làm theo lời thầy. Cậu đem rất nhiều quả óc chó đến, khoảng chừng mười quả và xếp đầy bát.
Thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Con còn có thể cho thêm quả óc chó vào bát được nữa không?”
Tiểu đồ đệ đáp: “Không thêm được nữa thầy ạ, bát này đã đầy rồi, lại cho thêm vào nữa thì nó rơi hết ra ngoài mất”.
〝Vậy con bốc thêm ít gạo qua đây. 〞
Tiểu đồ đệ lại mang tới một ít gạo. Cậu rót gạo vào bát dọc theo khe hở giữa những quả óc chó, rốt cuộc lại có thể cho được rất nhiều gạo vào, cứ rót nữa cho đến khi gạo bắt đầu rơi ra, tiểu đồ đệ mới ngừng. Bất chợt, dường như có điều gì lóe lên trong đầu cậu bé: ” À, thì ra vừa rồi bát vẫn chưa đầy. 〞
“Bát đã đầy chưa con?”.
“Đầy rồi thầy ạ”.
“Con lại lấy một ít nước tới đây”.
Tiểu hòa thượng lại đi lấy nước, cậu lấy một gáo nước đổ vào trong bát, sau khi đổ vào nửa gáo nước, lần này ngay cả khe hở trong bát cũng đều bị lấp đầy hết cả.
Thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Lần này đầy chưa?”.
Tiểu hòa thượng nhìn thì thấy cái tô đã đầy rồi, nhưng cũng không dám trả lời, cậu không biết có phải là sư phụ còn có thể cho thêm đồ gì vào nữa hay không.
Thiền sư cười nói: “Con lại đi lấy một muỗng muối qua đây”.
Ông lại cho muối hòa tan vào trong nước, một chút nước cũng không có tràn ra.
Tiểu hòa thượng lại ngộ ra điều gì đó.
Thiền sư hỏi cậu: “Con nói xem cái bát này nói lên điều gì?”
Tiểu hòa thượng nói: “Con biết rồi, điều này nói lên rằng chỉ cần tận dụng, xử lý thời gian hiệu quả, thì luôn sẽ có đủ thời giờ để dùng”.
Thiền sư cười và lắc đầu nói: “Đó không phải là điều ta muốn nói với con”.
Tiếp đó, thiền sư lại đổ ngược những thứ trong bát ra một cái chậu, để lại một cái bát rỗng không. Ông chậm rãi thao tác, vừa đổ vừa nói: “Vừa rồi chúng ta cho quả óc chó vào trước, bây giờ chúng ta làm ngược lại, xem thử sẽ thế nào?”. Ông trước tiên cho một muỗng muối vào, sau đó rót nước vào, sau khi rót đầy rồi, lại cho gạo vào trong bát. Nước đã bắt đầu tràn ra ngoài, sau khi bát đựng đầy gạo rồi, thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Con xem, bây giờ trong bát còn có thể thả thêm quả óc chó vào không?”.
Ông tiếp tục: “Nếu như cuộc đời con là một cái bát, khi trong bát tất cả toàn là những chuyện nhỏ như hạt gạo này, thì quả óc chó lớn của con làm thế nào để vào đây?”.
Tiểu đồ đệ lần này mới hoàn toàn hiểu rõ.
Ví dụ của vị thiền sư muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? Thực ra, ông muốn nói rằng, nếu như cả ngày bôn ba, vô cùng bận rộn, nhưng không việc gì có thể làm ta thoải mái, thế thì, chúng ta cần phải nghĩ một chút: “Chúng ta thực sự đã đưa quả óc chó vào bát trước tiên chưa? Làm thế nào có thể phân biệt đâu là quả óc chó, đâu là hạt gạo?”. Đời người rất hữu hạn. Trong hành trình sống, nếu người ta để tâm vào những việc không cần thiết mà quên mất đi thực hiện những thứ không quan trọng, thì anh ta sẽ cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị. Nếu người ta muốn cuộc đời vui vẻ, thoải mái, thì cần xác định quả óc chó của mình là việc gì, đời sống chắc chắn đơn giản thư thả. Khi dành thời gian cả đời sa vào các hạt gạo, muối, nước, để tâm những sự việc nhỏ nhặt này, thì anh ta sẽ không thể đưa quả óc chó vào được nữa.
Nếu cuộc đời là chiếc bát rỗng, vậy bạn sẽ bỏ cái gì vào trước tiên?
Ngày xửa ngày xưa nhà nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi cha mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng đã vơ vét hết tài sản và chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn.
Người em được chia tài sản đã không một lời phàn nàn, dựng túp lều gần cây khế. Hàng ngày, người em chăm bón cây khế và làm thuê kiếm tiền nuôi thân.
Cây khế cứ lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả. Vì vậy người em mừng lắm.
Một hôm, bỗng dưng có con chim lạ từ đâu bay tới cây khế và ăn khế của người em. Thấy vậy người em buồn lòng than thở với chim. Chim lạ đáp lại “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”.
Mấy hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em từ trên cao ngắm nhìn hòn đảo và lấy vàng chỉ đầy túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim trở về.
Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được đổi lấy thóc lúa để giúp đỡ những người khó khăn trong làng.
Thấy vậy, người anh sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình để lấy cây khế của người em. Người em một lần nữa không phàn nàn và đồng ý đổi cho anh.
Năm ấy cây khế cũng sai trĩu quả chim lạ cũng đến ăn. Người anh cũng than thở khóc lóc. Chim đáp lại và hứa mang đi lấy vàng.
Bản chất tham lam, người anh liên bảo vợ may túi sáu gang để đựng được thật nhiều vàng.
Mấy hôm sau chim lạ đến đón người anh và đưa người anh đến hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người anh đã lấy đầy chặt vàng bạc trên đảo vào chiếc túi sáu gang mình mang đi.
Trên đường trở về, vì phải chở nhiều vàng bạc lại bay ngược gió, chim lạ mỏi cánh. Chim giục người anh vứt bớt vàng đi nhưng người anh nhất quyết không nghe.
Chim phượng hoàng bực tức, không chịu nổi sức nặng nó nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng vàng bạc xuống biển. Thế là hết đời kẻ tham lam.
Một bệnh nhân thần sắc tiều tụy đến gặp bác sĩ nói: “Đám chó hoang gần nhà tôi đêm nào cũng sủa không ngừng, tôi phát điên lên được vì mất ngủ!”. Nghe vậy, bác sĩ kê cho anh ta đơn thuốc an thần.
Một tuần sau, bệnh nhân này lại đến gặp bác sĩ, thần sắc còn tiều tụy hơn trước. Thấy vậy, bác sĩ hỏi: “Thuốc an thần đó vô hiệu sao?”
Bệnh nhân thờ thẫn trả lời: “Tôi tối nào cũng đuổi theo lũ chó đó, thế nhưng dù khó khăn lắm mới bắt được một con, nó cũng không chịu uống thuốc an thần.”
Cảm ngộ chân lý: Mọi thất bại ngay từ đầu đều do phương hướng sai.
Thỏ trắng đang chạy lòng vòng trong rừng thì gặp Cáo đang hít Heroin. Thỏ nói: “Anh Cáo ơi! Anh hãy bỏ thứ độc hại chết người đó đi và theo tôi dạo chơi khắp khu rừng ngoài kia, có nhiều cảnh đẹp lắm.” Cáo nghe lời không hút nữa và chạy theo Thỏ.
Đang chạy thì Thỏ và Cáo gặp Sói. Thấy Sói đang chơi thuốc lắc nhảy nhót điên cuồng, Thỏ cũng thuyết phục được Sói đi theo Thỏ và Cáo.
Chạy tiếp Thỏ lại gặp Cọp đang hút Cần. Thỏ lại nói: “Anh Cọp ơi! Anh hãy bỏ thứ độc hại chết người đó đi và…” Chưa kịp nghe nói hết, Cọp gầm lên: “Đờ mờ mày con Thỏ điên khùng kia, lần nào mày ngáo đá mày cũng rủ tao chạy khắp rừng thế!”
Có bao giờ bạn thấy hiện lên từ trong mớ bòng bong kí ức một kỉ niệm nhỏ bé làm bạn mỉm cười một mình và vô cớ cảm thấy hạnh phúc? Bạn có biết cái ý nghĩ muốn làm cho mọi người vui vẻ bắt đầu từ đâu? Tôi đã tự hỏi như thế mỗi khi nhớ lại một buổi chiều tan trường xa xôi nhưng cứ vấn vương mãi trong tâm trí.
Hồi ấy tôi học lớp Bốn, là một cô học trò hiếu động, tinh nghịch. Sau giờ học, lớp chúng tôi xếp hàng đi trên vỉa hè lát gạch đỏ của con phố trước cổng trường, ở đầu phố, những bạn mà bố mẹ đón muộn tập trung thành một nhóm, bày ra đủ các trò ồn ã trên các khoảng hè phố mát mẻ và rộng rãi. Một hôm, tan học đã lâu, hai đứa bọn tôi đang chơi dây thì có tiếng gọi “Trang”. Bạn tôi quay lại, chạy ùa về phía mẹ cậu đang đợi và vẫy tay chào tôi. Chiếc xe mất hút đằng xa, bỏ lại tôi một mình tha thẩn trên phố. Cái cảm giác sốt ruột mới khó chịu làm sao. Buồn bã, tôi đi tìm cho mình một trò tiêu khiển trong lúc chờ mẹ. Tôi chạy sang bên đường, tìm nhặt những quả xà cừ nứt nẻ vì nắng gắt dưới gốc cây. Đang lúc thú vị trước những chiến lợi phẩm ngộ nghĩnh, tôi nhìn thấy một bé gái...
Tôi còn nhớ như in hình ảnh bé gái ấy, gương mặt hơi lấm vì nước mắt và bụi đường, nó mặc đồng phục trường tôi. Tôi biết cô bé học lớp Một nhờ chiếc cặp sách có dán nhãn vở. Một cô bé thông minh và nhanh nhẹn như tôi bỗng cảm thấy lúng túng trước em nhỏ ấy. Tình huống này khác hẳn bài học đạo đức trên lớp vì xung quanh đây chẳng có đồn công an để tôi dẫn em nhỏ vào.
— Sao em lại khóc? - Sau cùng tôi đã cất tiếng hỏi, liệu câu hỏi có đường đột quá chăng?
Cô bé không trả lời, đôi tay nhỏ xíu, vụng về vẫn quét lên đôi mắt đen lay láy ướt đẫm trên khuôn mặt bầu bĩnh hơi lem luốc.
— Chắc bố mẹ đón muộn hả? Đừng sợ, mẹ chị cũng chưa đón chị.
Tôi chợt nhớ ra, và hơi ngượng ngùng với tiếng “chị” vừa nói, tôi chưa bao giờ hoặc ít khi nói như vậy vì tôi vốn là con út trong nhà.
Chúng tôi đứng sát lại gần nhau, một tay cô bé bám vào tay tôi, tay kia vẫn gạt nước mắt. Tôi thấy thương cô bé đang nấc lên từng cái mạnh, nước mắt thôi chảy vì đã khóc quá nhiều hay vì có tôi ở đó chẳng rõ. Tôi chẳng biết làm sao, đành chôn chân đứng đấy. Chưa bao giờ tôi phải chăm lo cho ai cả. Mặt trời chói chang đã khuất sau tòa khách sạn cao vút bên kia đường, xung quanh dần tối, dòng xe cộ vẫn nườm nượp trước mắt. Tôi muôn sang bên kia đường, chỗ vẫn hay đợi mẹ, nhưng cánh tay cô bé vẫn níu chặt cánh tay tôi. Tôi có hỏi nhà cô bé ở đâu nhưng một địa danh lạ hoắc được nêu ra. Còn lại chúng tôi hầu như im lặng. Tôi bồn chồn lo mẹ đứng đợi.
— Lan, một tiếng gọi vọng đến từ phía ngã tư, rồi một phụ nữ áo vàng dắt xe lại gần.
Cô bé chạy ngay vào lòng mẹ và nói:
— Mẹ chị ấy cũng chưa đến đón.
— Thế nhà cháu có điện thoại không? Mẹ cô bé hỏi tôi.
— Không cần đâu cô ạ, chắc mẹ cháu đứng bên kia rồi.
Mẹ tôi đang đứng bên đường với cô giáo tôi, suýt thốt lên gọi tôi nhưng lại ngừng vì thấy người phụ nữ đi cùng tôi và cô bé.
— Con... — Tôi ngập ngừng. — Con thấy em khóc nên đứng đợi cùng.
Mẹ tôi hiền hòa xoa đầu tôi. Cô giáo khen tôi là “dũng cảm”, còn tôi đã hết lo lắng vì cảm thấy một điều gì đó thật kì lạ.
Tối hôm đó, tôi chợt nghĩ lẽ ra nên dẫn em ấy sang chỗ mẹ tôi hay đón thì đúng hơn. Nhưng mẹ thì vẫn vui vẻ trêu tôi. Còn tôi thì vẫn không dứt được cái cảm giác ấy, một niềm vui chưa từng có khi nghĩ đến cô bé, niềm vui pha lẫn ngượng ngùng trước lời khen của mẹ và cô giáo.
Sau này, tôi mới tự hỏi tại sao không có những lời trách mắng mà tôi lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến lúc đứng dưới gốc cây xà cừ. Mẹ tôi nghĩ gì khi chỉ khen tôi? Hay mẹ đả nhìn thấy nỗi lo đó trên gương mặt tôi và xoa dịu nó đi bằng bàn tay mềm mại của mẹ. Để rồi chỉ còn lại thôi, niềm trìu mến, thương cảm đã nảy ra từ một tâm hồn bé bỏng dành cho một tâm hồn bé bỏng khác.
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi. Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn.Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Bác có tinh thần làm việc rất cao. Bác thường bảo : "Làm nghề gì cũng phải có cái tâm và lòng yêu nghề." Để hoàn thành một sản phẩm như tủ, bàn ghế v.v..., phải qua nhiều công đoạn. Công việc đầu tiên là chọn gỗ tốt rồi mang đi phơi cho chín. Khi làm việc, cạnh bên bác có đủ thứ đồ nghề : cưa, bào, đục, búa, kềm, đinh vít v.v...
Cạnh nhà em có nhà bác Phúc, bác ấy là một thợ mộc lâu năm, rất nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao.
Năm nay, bác Phúc đã ngoài năm mươi, tóc bạc khá nhiều. Là dân lao động từ nhỏ nên bác có thân hình vạm vỡ, chiếc ngực lực lưỡng, bắp tay săn chắc. Suốt ngày chăm chú vào công việc, bác ít tiếp xúc với mọi người. Dù vậy, tính tình bác rất cởi mở, em có dịp được trò chuyện và nhìn ngắm bác làm việc.
Bác có tinh thần làm việc rất cao. Bác thường bảo : "Làm nghề gì cũng phải có cái tâm và lòng yêu nghề." Để hoàn thành một sản phẩm như tủ, bàn ghế v.v..., phải qua nhiều công đoạn. Công việc đầu tiên là chọn gỗ tốt rồi mang đi phơi cho chín. Khi làm việc, cạnh bên bác có đủ thứ đồ nghề : cưa, bào, đục, búa, kềm, đinh vít v.v...
Một thanh gỗ sần sùi, lam nham được bác đặt lên một băng ghế dài gọi là con ngựa. Một chân buông thõng xuống đất, chân kia gác lên ghế, bác cúi rạp người xuống như phi ngựa để bào. Các dăm bào cuồn cuộn tuôn ra như từng lọn tốc xoăn tít thơm nồng mùi gỗ. Bác dừng lại, lấy chiếc bút chì trên vành tai xuống để kẻ rồi đo lại cho chính xác, bác tiếp tục bào, đánh giấy nhám, từng vân gỗ hiện lên rất đẹp mắt. Tỉ mỉ và khéo léo nhất là lúc bác đục các mộng để ráp khung. Rất chính xác và tài tình. Công việc cứ thế tiếp diễn đến khi hoàn thành sản phẩm. Chiếc tủ được khoác cái áo nâu bóng bằng lớp véc-ni được bác đánh rất đều tay. Có nhìn tận mắt mới thấy hết cái tài của người thợ mộc.
Nghề nào cũng quý, cũng mang lợi ích đến cho mọi người, em luôn quý trọng những người lao động chân chính, người luôn vươn lên bằng nghị lực của chính bản thân mình.
Bác Thịnh là bố của Vượng, bạn học thân thiết của em. Bác Thịnh ngoài năm mươi tuổi, làm nghề thợ mộc.Bác là người thợ thủ công nổi tiếng ở vùng quê em. Người bác cao to, ngực nở. Cập mắt mở to, tinh anh, bác ít nói, hay cười, tính tình điềm đạm, cởi mở. Vợ chồng bác có mấy con đều đang đi học. Chị Yến học lớp 9. Anh Tùng học lớp 6.Bác đứng đầu một nhóm thợ 8 người. Quanh năm bác và các chú đi dựng nhà mới, sửa chữa đình chùa. Công việc không bao giờ ngơi tay. Trùng tu đền Giếng, chùa Diệc, dựng nhà thờ họ Lê... đều do bác Thịnh cùng nhóm thợ đem công sức, tài năng ra thi thố. Nét chạm khắc của bác Thịnh ở đền Giếng được nhiều người tấm tắc, ngợi khen.Bố em đã bàn với chú Thắng, thím Hoà là sang năm sẽ mời bác Thịnh chữa nhà thờ ông bà. Con voi bằng gỗ mun để trên bàn học của em là quà tặng của bạn Vượng nhân ngày sinh nhật em do bác Thịnh làm.
Bầu trời có màu xanh là nhờ quá trình các phân tử oxi và nito trong bầu khí quyển Trái Đất phân tán các ánh sáng màu xanh (vốn có bước sóng ngắn) từ Mặt trời. Khi ánh sáng đi vào bầu khí quyển của Trái đất, các ánh sáng có bước sóng dài (như đỏ, cam, vàng) đều không bị phân tử khí hấp thụ nên sẽ đi xuyên qua đó. Riêng ánh sáng bước sóng ngắn (như xanh) bị các phân tử khí hấp thụ và tán xạ theo nhiều hướng khác nhau.
Do ánh sáng xanh tán xạ khắp bầu trời nên bạn có thể nhìn thấy trời cao xanh ngắt một màu ở bất kì nơi đâu. Nếu để ý, bạn sẽ thấy bầu trời nhạt dần ở phía đường chân trời. Ấy là bởi ánh sáng xanh phải đi qua nhiều lớp không khí, chịu đựng sự tán xạ mới tới được nơi bạn.
Vũ trụ thực chất màu xanh thẫm gần đen.
Ở khoảng cách mặt đất tới bầu khí quyển có ánh sáng ngăn cản khiến chúng ta lầm tưởng đó là màu xanh nhạt