K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài thơ sau rồi trả lời câu hỏi :Có giọt sương kiều diễmTính đỏng đảnh, kiêu kìChẳng coi ai ra gìLuôn nghĩ mình đẹp nhất. Sương bảo chị Cỏ Mật:-Đấy, chị nghĩ mà xemKhông có tôi đậu lênChị làm sao lấp lánh? Sương còn bảo chị Nắm:-Nếu tôi không đánh đuVành nón chị rất thôChứ làm sao duyên dáng? Khoe mãi không biết chánBỗng, nắng ập đến rồiĐang khoác lác liên hồiSương...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau rồi trả lời câu hỏi :

Có giọt sương kiều diễm

Tính đỏng đảnh, kiêu kì

Chẳng coi ai ra gì

Luôn nghĩ mình đẹp nhất.

 

Sương bảo chị Cỏ Mật:

-Đấy, chị nghĩ mà xem

Không có tôi đậu lên

Chị làm sao lấp lánh?

 

Sương còn bảo chị Nắm:

-Nếu tôi không đánh đu

Vành nón chị rất thô

Chứ làm sao duyên dáng?

 

Khoe mãi không biết chán

Bỗng, nắng ập đến rồi

Đang khoác lác liên hồi

Sương thấy mình tan chảy...

 

Cỏ cây càng lông lẫy

Hạt sương càng nóng ran

Có phải thấy bẽ bàng

Mà giọt sương trốn biệt.

 

a,đặt nhan đề cho bài thơ trên?

b, Trong bài thơ, giọt sương được miêu tả bằng nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng?

c, Qua bài thơ, em rút ra bài học gì cho bản thân? Trình bày thành một đoạn văn ngắn.

P/S: GẤP KINH KHỦNG, MAI MK CẦN RỒI!!! BẠN NÀO ĐỦ Ý NHẤT MK TICK! MƠN TRƯỚC !!!!

1
10 tháng 2 2019

a, Giọt sương

b, Nhân hóa. 

T/d: lm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn, ấn tượng, thu hút người đọc, người nghe qua giọt sương vs những tính cách giống con người.

c, Bài học: sống trên đời, chẳng có cái j là trường tồn mãi mãi, chúng ta đừng nên khoe khoang thái quá, theo một cách quá chảnh chọe, kiêu kì rồi đến khi người nhận lại hậu quả lại là chính bản thân mk.

Ngắn vậy thoi ha. k cho mk vs :))

Đề bài: Tả cây đào ngày Tết

Bài làm

Cứ mỗi lần tết đến, xuân về là trên khắp miền quê đều rực rỡ các loại hoa, từ hoa mai, hoa đào, hoa ly, hoa cúc…Nhưng hoa đào luôn là loài hoa được mọi người yêu thích nhất bởi nó chính là biểu tượng của mùa xuân ở miền Bắc nước ta. Màu sắc hồng tươi rực rỡ của hoa đào làm cho không khí mùa xuân càng thêm ấm áp, sinh động hơn bao giờ hết.

Cứ mỗi dịp đón Tết Nguyên Đán gia đình em lại mua về một cây đào. Cây đào được trồng trong bình gốm, được cắt tỉa gọn gàng theo hình chóp nón trông vô cùng thích thú. Cây đào có đủ cả lá nụ, hoa và lộc non, mang biểu tượng may mắn cho gia đình nên hoa đào luôn được tôn thờ trong mỗi gia đình trong dịp Tết.

Cây đào cao gần bằng cái đầu của em, khi em đứng cạnh nó thì nhìn hai chúng em như một cặp song sinh. Những cánh hoa đào màu hồng tươi, rực rỡ khoe sắc trong nắng mai, thân đào màu nâu sẫm.

Từ chiếc thân mọc ra rất nhiều những cành nhánh nhỏ, tí hon. Những cành nhỏ này vươn cao, vươn cao và có rất nhiều nụ đào còn đang chúm chím chờ ngày nở tung khoe mình trong nắng gió. Những lá non xanh mơn mởn như những cô gái thiếu nữ tới tuổi dậy thì đang e ấp, núp mình bên bên dưới.

Những bông hoa đào khi đã nở rộ thì bên trong có những nhụy vàng, những cánh hoa mong manh yếu đuối nhưng lại có vẻ đẹp vô cùng quyến rũ làm say đắm lòng người. Hoa đào cũng có sức mạnh riêng của nó bởi nó luôn được trân trọng yêu mến. Màu đỏ, hồng tươi của hoa đào là biểu tượng của sự may mắn. Nên khi Tết đến xuân về nhà nào cũng phải mua một cành đào như thể đem may mắn về nhà.

Xung quanh cây hoa đào bố em thường treo những giàn đèn nháy lấp lánh buổi tối khi bật đèn lên thì những ánh đèn xanh đỏ làm cho cây hoa đào càng thêm phần kiêu sa quyến rũ.

Cây đào là biểu tượng của sự phú quý, sự đầm ấm trong gia đình nên năm nào bố mẹ em cũng chọn một cây vô cùng độc đáo, có đủ cánh lá, lộc non, nụ và quả. Những quả đào lú nhú bé tí ti, như những ngón tay út của em, có màu xanh nhạt trong đáng yêu vô cùng. Em thường ước gì quả đào to hơn để em có thể hái chúng xuống thưởng thức.

Hoa đào đã trở thành biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán ở miền Bắc nước ta, nếu không nhìn thấy hoa đào trong nhà cứ như không nhìn thấy Tết vậy. Tết cũng là dịp để cho những người con đi xa trở về đoàn tụ với gia đình mình, nó biểu tượng của sự sum vầy tình thân. Vì vậy, khi nhìn thấy hoa đào rực rỡ khoe sắc là trong lòng em lại cho tâm trạng bồi hồi xao xuyến.

nguồn : Tả cây đào ngày Tết- văn lớp 6

10 tháng 2 2019

Mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm cho con người rộn lên những cảm giác tưng bừng, hào hứng khó tả. Mọi người nô nức đi mua sắm Tết. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả, bánh trưng và một cây đào. Cây đào tượng trưng cho mùa xuân.

Cây đào mới trồng nên rất nhỏ gốc cây to, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Nhưng ít ai biết rằng, trong đó có một dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để đi nuôi cây. Thân cây nhỏ, cong cong như con tôm. Từ thân cây mọc ra các cành cây khẳng khiu, chứa đầy nhựa sống. Ở đầu cành cây mới xuất hiện những chồi non xanh mơn mởn. Lá đào mỏng xanh quanh năm một màu xanh dìu dịu. Hoa đào khoe hương sắc trước gió mùa xuân như một cô gái đôi mươi dịu dàng trước cuộc đời. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. Hoa đào tuy không thơm nhưng có vẻ đẹp quyến rũ lạ thường. Cánh hoa mỏng như cánh bướm non, màu phớt hồng. Nhụy hoa màu vàng lấp ló trong cánh hoa nâng niu và gìn giữ nhụy hoa như đang gìn giữ một vật báu, cây giống như dân ta đang, đã, sẽ gìn giữ những nét đẹp truyền thống mà ông cha ta để lại.

Em cảm ơn cây đào vì cây đã mang đến cho nhà em vẻ đẹp trong ngày xuân nồng ấm. Mỗi ngày em lại tưới nước cho cây và ngắm vẻ đẹp tự nhiên của nó.

10 tháng 2 2019

1.Trường mk méo có 

2. Trí tưởng tượng của mk ko cao xa đâu

3.Xl vì méo bt làm

4.Chúc bn may mắn vào ngày mai 

10 tháng 2 2019

Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.

Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem

Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.

Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.

hok tốt

10 tháng 2 2019

Đề : Viết 1 đoạn văn tả hoa đào 

Bài làm :

Tết đến xuân về, điều kiện thích hợp cho trăm hoa khoe sắc, nhà nhà, người người chơi hoa. Nếu như ở miền Nam, những đoá hoa mai rực vàng trong nắng tô điểm phố phường thì ở miền Bắc, trong cái se lạnh của mưa phùn lớt phớt bay, những đóa hoa đào tươi tắn làm ấm lòng người, mang hương xuân tỏa đến mọi ngóc ngách phố phường. Người miền Bắc ai mà không thích, không yêu hoa đào? Nhưng để làm một bài văn tả cây hoa đào vào dịp tết tuy không khó nhưng lại không hề dễ dàng. Dưới đây là dàn ý và bài làm của đề bài tả cây hoa đào vào dịp tết, mong rằng sẽ giúp được cho các bạn. Chúng ta sẽ tả vẻ ngoài của cây hoa đào, bông hoa đào nổi bật trong không khí tết, công dụng của hoa đào và về con người vào dịp tết bên cây hoa đào nhà mình.

 Bông đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần trông chúm chím đáng yêu làm sao. Nhụy hoa tủa ra những sợi vàng óng, đầu nhụy có phớt hồng. Khi những cánh hoa xòe rộng, tán nhụy bên trong lại hé mình trông ra ngoài tươi đẹp .Hương hoa không nồng nhưng dịu dàng, thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu khi đứng gần.

 Đẹp và hữu dụng là vậy, được vinh hạnh đại diện cho sắc xuân miền Bắc, hoa đào có rất nhiều ý nghĩa với cuộc sống. Với một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo e lệ, kiều diễm, sang trọng tinh tế hình ảnh cành hoa đào là một đặc trưng của ngày tết miền Bắc, và cũng là hình ảnh của người con gái dịu dàng, thủy chung, rạng rỡ. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới An Khang Thịnh Vượng, niềm tin, hy vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, là tượng trưng cho cuộc sống, cho ước vọng hạnh phúc, cho niềm vui và sự yên ấm, với ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng. Biết được những ý nghĩa này, có được cây đào trong nhà vào ngày tết càng làm em thấy hạnh phúc và vui sướng, mong rằng cây hoa đào sẽ đam lại một năm mới an khang và may mắn cho gia đình em. Để ngày tết thêm phần đẹp tươi, em cùng em trai đã lấy những dải tua rua, những đèn

xanh đỏ nhấp nháy chăng lên cây đào để cay thêm phần lộng lẫy.


#Violet_Star#

10 tháng 2 2019

Tình bạn là thứ đáng quý nhất trong cuộc đời học sinh. Ai cũng có một người bạn, một người bạn thân. Chúng ta cần phải giúp đỡ, yêu quý bạn mình, không vì lợi ích hay thú vui cá nhân mà làm mất đi tình bạn trong sáng.

K MÌNH NHA BẠN

10 tháng 2 2019

Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra từ bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà. Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. 

Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật là lạ, nhưng cũng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, cái nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, cái nắng làm tô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. 

Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xúc bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên. Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. 

Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê quen thuộc. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ … 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà cô giáo dạy phải yêu 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều". 

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương. 

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình rũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. 

Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà về văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm. 

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hòa lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. 

Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hòa âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hóa chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình. Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. 

Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ. 

Bài làm

Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ: " Ướt tiếng cười "

Tác dụng: Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

# Chúc bạn học tốt #

10 tháng 2 2019

thường!!

Từ trước đến nay, đề tài thiên nhiên và con người luôn là một nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn. Từ những tác phẩm đề cao việc sống hòa mình vào thiên nhiên như “Cuộc sống trong rừng” của Henry David Thoreau, “Cuộc cách mạng Một-cọng-rơm” của Masanobu Fukuoka cho đến những tác phẩm miêu tả sự rộng lớn của thiên nhiên theo lời kể của những con vật, từ “Đồi thỏ” của Richard Adams đến “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Jack London, tất cả những tác phẩm đó đều phô bày một thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi khắc nghiệt,và đương nhiên, “Ông già và biển cả” của Ernest Hermingway cũng không nằm ngoài bức tranh đó.

Theo chân Santiago, một người đánh cá như Hemingway miêu tả là “Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả, chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá.”, chúng ta chứng kiến cuộc nói chuyện giữa người đánh cá già và một cậu bé, và theo cách họ nói chuyện, hai người chắc chắn có một mối quan hệ thân thiết, giống như mối quan hệ ông – cháu hay “Giữa hai người đàn ông” như cách họ nói”. Tuy vậy, đây lại là một cuộc nói chuyện không mấy vui vẻ, Santiago đã 84 ngày rồi không bắt được một con cá nào, và bố mẹ của cậu bé Manolin cũng không cho cậu đi câu với ông nữa. Vậy là, đến cuối cùng của cuộc trò chuyện, ông lão đã quyết định rằng ngày mai, ông sẽ ra khơi, lần cuối cùng, đi xa, xa mãi, đến tận vùng Giếng Lớn với hy vọng mong manh rằng mình sẽ bắt được cá to. Và chuyến đi câu ba ngày hai đêm ấy, ông đã gặp may, một con cá kiếm đã cắn câu, một con cá lớn đến mức ông chưa bao giờ nhìn thấy. Nhưng đó chỉ là khởi đầu, hành trình chinh phục con cá kiếm to lớn và đẹp nhất đời là một hành trình cực kì gian khổ. Đến khi ông bắt được con cá rồi thì lại tới bọn cá mập phá đám, cho dù Santiago có cố gắng chống trả đến thế nào, thì cuối cùng cái ông nhận được khi về đến nhà chỉ là một bộ xương vô hồn vô dụng.

Trong tác phẩm Hemingway đã xây dựng được một hệ thống hình tượng nhân vật rất ấn tượng. Trước hết, nó nằm trong chính nhan đề tác phẩm.“Ông già và biển cả” là một nhan đề có sức khơi gợi sâu xa. Trong cái nhan đề ấy như ẩn chứa khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn.

Con người đối lập với biền khơi bởi một bên quá ư bé nhỏ còn một bên lại rộng lớn khôn cùng. Song, Hemingway lại nói “Ông già VÀ biển cả”, tức là muốn đem con người đặt ngang hàng với thiên nhiên, tạo vật, khẳng định tư thế chủ động của con người trước thiên nhiên và trước cuộc đời đầy khó khăn, phức tạp, biến hóa khôn lường.

Ong gia va bien ca 2

Trong tác phẩm có các cặp nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng, đầu tiên và nổi bật nhất chính là cặp Santiago – cá kiếm. Con cá kiếm chính là biểu tượng cho giấc mơ, nó long lanh, nó đẹp đẽ, nó lấp lánh, nó cuốn hút người ta để con người ta si mê nó, rồi dùng toàn bộ sức lực để đuổi theo, với một mong muốn duy nhất là chiếm đoạt được nó. Nhưng hành trình chinh phục con cá kiếm không hề dễ dàng, nó gian truân, vất vả, bắt người ta vắt kiệt sức ra để đi tiếp, và đầy rẫy những hiểm nguy, cạm bẫy, giống như hành trình chinh phục ước mơ. Con đường đi đến ước mơ chưa bao giờ bằng phẳng, nó gập ghềnh, nó khó khăn, nó đòi hỏi người ta phải đánh đổi mồ hôi, nước mắt, cho dù con đường có trải đầy hoa hồng thì chắc chắn máu của kẻ đi qua đã thấm đầy lên những mũi gai vô tình.

Con cá kiếm, khi còn sống là một thực thể rất, rất đẹp. Nó xuất hiện qua những vòng lượn. Nó làm cho lão già Santiago phải mệt lử, chân tay đau nhức, đầu óc choáng váng. Vẻ đẹp lấp lánh, vây đen có pha sọc màu tím của nó khiến Santiago phải thán phục. Ông đã từng thốt lên “ Tao chưa thấy ai hùng dũng, cao thượng hơn mày”. Ông phải giết con cá nhưng lại ta thiết cầu khẩn “Đến đây! Đến đây để giết ta này, ta không quan tâm việc ai giết ai nữa.”.

Nhưng khi lão phi lao vào con cá, và nó lao vút mình lên khỏi mặt nước để phô diễn vẻ đẹp của mình lần cuối cùng, rồi nằm lặng lẽ trong một vũng máu loang lổ, thì Santiago lại thấy nuối tiếc. Cái ông nhận được là một cái xác cá, một thứ rất tầm thường, nếu có khác chỉ là một cái con cá  to mà thôi. Bây giờ, khi con cá phơi cái bụng trắng hếu của mình lên khỏi mặt nước, nó không còn đẹp nữa, cho dù vẫn là vẻ lấp lánh ấy, cái vây đen có pha sọc màu tím ấy, nhưng cái vẻ đẹp ấy nó quá trần trụi, nó không còn vẻ bí ẩn như những ngày đầu, giống như việc con cá bây giờ đã có một chiều dài chính xác, chứ không còn hùng vĩ khó đoán định như ở những vòng lượn đầu tiên.

Con cá, biết đâu cũng giống như giấc mơ của mỗi chúng ta. Nhìn từ xa, nó rất đẹp đẽ, hào nhoáng, nhưng đến khi chạm tay vào rồi mới thấy rằng nó thật gần gũi, giản đơn. Có chăng chỉ là chúng ta đã đi quá xa để tìm kiếm những ảo mộng, mà không suy xét, lường trước đến giá trị thật sự của những ước mơ đầy vẻ cao xa, huyền bí đó. Hoặc cũng có thể, cuộc đời là một giấc mơ không hồi kết, con người thấy không bao giờ là đủ, mà lúc nào cũng muốn đi đến những chân trời xa hơn, hào nhoáng hơn, đáng khát vọng hơn. Phải vậy không nhỉ ?

Ông lão đánh cá Santiago, chính là biểu tượng của những người lao động – những con người luôn luôn hăng hái đi tìm kiếm và chinh phục ước mơ của bản thân mình. Họ mưu trí, gan dạ, bản lĩnh, dám đương đầu và không chùn bước trước khó khăn để đến được với giấc mơ. Tuy vậy, họ phải đương đầu với giông tố cuộc đời, với những kẻ thù, với những mối nguy hiểm khó đoán định, và phải tự mình vươn lên để khẳng định chỗ đứng trong xã hội.

Cho dù như vậy, họ là những con người không bao giờ chịu khuất phục. Dù có rơi vào cảnh ngộ sức cùng lực kiệt đến đâu chăng nữa, chỉ cần còn sống, họ vẫn dốc toàn lực ra mà chiến đấu để để có thể tồn tại đúng nghĩa một con người. Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc khốn cùng nhất của số phận, con người vẫn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng để vượt qua. Và đây, là ý nghĩa sống tích cực nhất cho mọi lẽ sống : Con người có thể bị hủy diệt chứ không bao giờ chịu khuất phục.

Đối với một số bạn đọc, việc Hemingway để cho đàn cá mập đói khát ăn hết con cá của Santiago là một hành động nhẫn tâm. Phải, hành động đó rất tàn nhẫn, ông lão Santiago đã rất vất vả để có được con cá kiếm đó, nhưng vậy mới là cuộc sống. Đây là một minh họa hoàn hảo cho câu tục ngữ “Chiếm thành thì dễ nhưng giữ thành mới khó”, có những khi ta tưởng ta đã nắm được ước mơ của bản thân trong lòng bàn tay, nhưng những thế lực bên ngoài, như những con sói đói, nhảy xổ vào, không ngần ngại mà giật nó khỏi tay ta. Với những lần thất bại đó, kẻ thì gục ngã, còn người lại dùng nó như một động lực để thúc đẩy bản thân với ý nghĩ “Lần này nhất định sẽ làm được”.

Nhưng thiết nghĩ, nếu ông lão mang về một con cá nguyên vẹn, thì những người dân chài đâu thể biết được rằng ông đã phải chiến đấu với bầy cá mập hung hãn để giành lại được. Có thể khi ta thất bại, cái ta cần sẽ tuột khỏi tay, nhưng thứ đến với ta lại quý giá hơn nhiều, đó chính là sự thừa nhận của xã hội đối với nỗ lực mà ta đã bỏ ra.

Ernest Hemingway, với cách hành văn theo nguyên lí “Tảng băng trôi” – ba nổi bảy chìm, chỉ dựa vào một câu chuyện 123 trang về chuyến đánh cá cuối cùng của một ông lão mà vẽ cho chúng ta một bức tranh của hiện thực, trần trụi đến phũ phàng, nhưng lại cũng đầy tính nhân văn.

Trong truyện, ông lão nầm lần ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:

-   Lần 1: Biển gợn sóng êm ả.

-   Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng.

-   Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

-   Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.

-  Lần 5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

⟹ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.

10 tháng 2 2019

lên Google mà tra pé ạ

10 tháng 2 2019

có trong văn bản đo
Tạ Duy ANH  sinh năm 1959 ,quê ở huyện Chương Mĩ ,tỉnh Hà Tây [ nay thuộc HN]