K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2017

mẫu phân 1     có hòa tan     đốt có mùi khai    màu trắng hoặc màu vàng   là phân đạm

mẫu phân 2    có hòa tan            không có mùi khai   màu trắng xám    là phân kali

mẫu phân 3    không hoặc ít hòa tan    màu trắng hoặc màu vàng xám    có mùi khai    là phân lân

mẫu phân 4    không hoặc ít hòa tan    màu trắng      không có mùi khai     là phân vôi

mình không biết tạo bảng nên bạn tự điền vào nhé !

8 tháng 10 2017

Đây k pải là câu hỏi về hok toán

8 tháng 10 2017

hỏi sai rồi

8 tháng 10 2017

Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em ,mẹ luôn là người mẹ hiền và là hinh ảnh cao dẹp nhất. Mẹ một tiếng nghe dảng dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bếnh như lời bài hát:

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào

Tình mẹ tha thiết như dòng suốI hiền ngọt ngào”

Năm nay mẹ em 42 tuổi .Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Dôi bàn tay mẹ ko đẹp , nó dã bị chai như ghi lai những nổI vất vả của mẹ trong bao năm nay dã nuôi em khôn lớn nên ngườI. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...

Những bài văn kể về mẹ của em

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Có lần tôi bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện trảng Bàng . Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc tôi vì ba tôi bận công tác xa , cơm nước quần áo , tắm rửa mẹ em phảI làm cả . Về nhà em cảm thấy khỏe , nên mẹ đi dạy một buổI , trưa về mẹ chăm sóc cho em , hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao . lúc đó ánh mắt mẹ tràng gặp thương xót , nhưng miệng mẹ vẫn tươi cườI kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chống mau hết bệnh. MỗI khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm , tận tụy lo lắng ,cử động chậm rãi , gượng nhẹ xếp đặt mọI công việc trong ngoài không rảnh tay dù bận mấy đi nữa mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon

Mẹ khuyên lơn em đủ điều , giọng lúc nào cũng êm đềm thấm thía .

Mẹ luôn công tư rạch ròi , về nhà mẹ là mẹ , nhưng trên bục giảng mẹ là ngườI thầy , nếu em vi phạm thì phạt ngay , mẹ không hề châm chước hay thiên vị.

Cảnh đêm khuya mẹ ngồI soạn từng trang giáo án , để chuẩn cho tiết dạy ngày mai Có hôm thấy mẹ thả dài ngườI trên ghế có vẽ nghĩ ngợI xa xôi

Mẹ ôm tôi , nâng niu ng vòng tay âu yếm. Mẹ đứng ngồi không yên, khi em đi học về muộn .

Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Biển dù rộng vẫn còn không ra khỏi giới hạn của địa cầu. Sông dù có dài thăm thẳm vẫn còn thước để đo. Còn lòng mẹ thì cao xa vời vợi như lòng trời vô tận trong vũ trụ mênh mông. Lòng mẹ là thiên đàng hạnh phúc thăm thẳm ngút ngàn. Chỉ có lòng mẹ mới đủ sức chứa nổi nguồn sống của nhân loại. Thượng Đế đã ban tặng cho con người sự sống phát sinh từ lòng mẹ. Vì vậy mà ta có thể nói hạnh phúc của loài người chính tâm hồn cao thượng của người mẹ hiền. Mỗi người chúng ta, dù sang hèn hay giàu nghèo. Chúng ta cũng có một tình thương vô bờ vô bến của mẹ hiền. Vì mẹ chúng ta, yêu thương chúng ta bằng tình yêu của Thượng Đế. Cũng vì thế mà không có gì có thể sánh với tình mẹ thương con.

8 tháng 10 2017

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Những bài văn kể về mẹ của em

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
 

Hình ảnh minh họa :

Kết quả hình ảnh cho cây khế

 Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế -  Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:
- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không ,mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
  Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh. 

7 tháng 10 2017

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

 

7 tháng 10 2017

là sao

7 tháng 10 2017

Mình kb,có gì mình chỉ cho.Cậu tk cho mình nhé

7 tháng 10 2017
Nụ cười của mẹ mãn nguyện khi con bắt đầu chập chững bước đi. Nụ cười của mẹ rạng ngời khi con đạt điểm tốt. Nụ cười của mẹ hạnh phúc khi con đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, ... và cứ thế, nụ cười ấy đã đi sâu vào tận tâm hồn con, đưa con vượt qua những gian lao thử thách khó khăn nhất trong cuộc đời. Nghĩ về nụ cười của mẹ là nghĩ về những gì tươi đẹp nhất trong cuộc đời con. Hình ảnh đẹp nhất ấy chính là đóa hồng thắm đỏ nở trên môi mẹ, rạng rỡ như nắng ấm trong những ngày đông băng giá.Lần đầu tiên con cảm nhận được tình yêu của mẹ trong nụ cười là ngày con tập đi. Ngày ấy xa lâu rồi nhưng con vẫn nhớ. Bất cứ lúc nào mẹ cũng cười. Mẹ nở nụ cười khích lệ nâng đôi chân bé nhỏ của con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mẹ lại cười, nụ cười giống như vâng trăng sang nhất, mượn ánh sang của mặt trời để soi rõ đường con đi, càng sang hơn mỗi lúc thấy bước chân con them rắn giỏi. Đôi khi trong vòng tay yêu thương của mẹ, con thấy nụ cười của mẹ là tuyệt diệu nhất trên đời. Mẹ cũng cười như thế mỗi lúc con được điểm cao. Lần đầu tiên cầm bài kiểm tra điểm mười của con trên tay, mẹ vui sướng đến bật khóc. Con không muốn mẹ khóc đâu, nhưng vì cố ngắm rõ khuôn mặt mẹ mà con đã thấy nụ cười ẩn sâu trong dòng nước mặn. “Mẹ đẹp lắm!” Con nói nhẹ khiến cho nụ cười kia biến thành vòng tay ôm chặt con vào lòng. Mẹ cười cả những lúc con xin tiền mẹ cho ông lão ăn xin, nụ cười mẹ khen con đã lớn, khen con mang tấm long nhân hậu, biết thương người. Và nụ cười khiến cho lòng con ấm áp… Mẹ của con đâu chỉ cười những lúc con vui, mà nụ cười của mẹ vẫn luôn hiện diện cả trong lúc con buồn, con that bại. Sao con quên được năm học lớp Ba, lần đầu tiên con đi thi học sinh giỏi của trường. Mẹ cũng nhớ chứ? Trong khi tất cả các bạn trong lớp con dự thi đều đạt giải cao thì con lại chẳng được gì. Không niềm vui, không sự an ủi và chia sẻ của các bạn. Nhưng mẹ đã đến bên con. Mẹ bảo rằng: “Con phải cố gắng lên, gắng mà học, gắng mà chiến đấu với thất bại, rồi có ngày con sẽ thành công”, rồi mẹ ban tặng cho con nụ cười đẹp nhất. Thử hỏi còn bông hoa diễm lệ nào đẹp hơn nụ cười ấy, còn hạt sương mai nào long lanh hơn vậy? Chỉ một thời gian ngắn sau hôm ấy, con đã đoạt ngay giải Nhì toàn quốc trong đợt thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”. Nụ cười của mẹ không chỉ mang con ra khỏi thất bại, mà với con, nó còn là điều kì diệu, ý nghĩa nhất trong đời. Sau này, khi rời khỏi vòng tay mẹ, con sẽ bay khắp bốn phương trời bằng chính đôi cánh hạnh phúc được kết nên từ nụ cười của mẹ ngày xưa. Nhưng mẹ ơi, dù con có đi tới tận nơi chân trời góc biển, dù con có gặp những ánh mắt và nụ cười của bao người con yêu đi chăng nữa, thì nụ cười của mẹ vẫn mãi là đẹp nhất, mãi là hình ảnh cao quý, thiêng liêng mà con trân trọng nhất cuộc đời.
7 tháng 10 2017

                                                                              Bài làm:  

     Trong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.

Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiên hòa.

Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: "Cố gắng lên con!" Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:" Con yêu mẹ!". Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Luc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.

Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.

9 tháng 10 2017

Trong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.

Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiền hòa.

Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: "Cố gắng lên con!" Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:" Con yêu mẹ!". Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Lúc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.

Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.

9 tháng 10 2017

ngắn quá bạn ạ. văn bản chưa đi sâu vào đề bài. nụ cười của mẹ khi vui ? nụ cười của mẹ khi buồn, khi động viên, khi khích lệ ?

6 tháng 10 2017

sinh:7/12/1258

mất: 16/12/1308

hình như vậy

6 tháng 10 2017

Chẳng phải siêu nhân do truyền thuyết thêu dệt, một con người có thật trong lịch sử bằng xương bằng thịt, sinh ra và lớn lên tại kinh đô Thăng Long. Sau khi đã hoàn thành sự nghiệp vẻ vang; đánh đuổi ngoại xâm, đem lại quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho muôn dân Đại Việt, đã từ bỏ ngai vàng, vào Yên Tử tu hành rồi hiển Phật… Đó là Đức Vua Trần Nhân Tông - một Hoàng Đế minh quân kỳ tài, góp phần tô thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc thời nhà Trần, tạo lập đỉnh cao nền văn minh Đại Việt.

Triều đại nhà Trần kéo dài 175 năm, từ năm 1225 đến năm 1400 và trải qua 14 đời vua. Trần Nhân Tông là đời vua thứ 3, sau ông nội là vua Trần Thái Tông và vua cha là Trần Thánh Tông.
Ngài sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, tức vào ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ và mất ngày 16 tháng 11 năm 1308 tức vào ngày 03 tháng 11 năm Mậu Thân.
"Khi đức vua sinh ra, được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, gọi là kim Tiên Đồng Tử, ở vào bên tả có nốt ruồi đen" (1).
Thuở nhỏ, nhà vua thường theo vua cha lên chơi núi Yên Tử, sớm bộc lộ chí xuất gia tu hành.
Năm 21 tuổi, Ngài được vua cha truyền ngôi báu (1297) và đã làm vua suốt 14 năm trời. Vì là bậc minh quân có biệt tài kinh bang tế thế, Ngài có công lớn trong việc lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, xây dựng đất nước phồn vinh.
Mười lăm năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng, cũng là mười lăm năm vua Nhân Tông tu hành và hiển Phật.
"Thế tôn bỏ ngai vàng quý báu, nửa đêm vượt thành, bỏ áo rồng cao sang, non xanh cắt tóc, mặc chim thước làm tổ trên đỉnh đầu, mặc con nhện chăng tơ trên vai cánh, tu pháp tịch diệt để tỏ đại chân như, dứt cõi trần duyên mà thành bậc chính giác. Đức tổ ta là Điều Ngự Nhân Tông Hoàng đế ra khỏi cõi trần, thoát vòng tục lụy, bỏ chốn cung vua ra giữa son môn…"
Vua Trần đi tu, không phải để trốn đời, yếm thế, mà đi tu để nhập thế, cứu đời. Có điều, nhà vua không phải cứu đời theo kiểu của một ông Vua, mà là theo kiểu của thánh nhân.
Làm vua chỉ chăn dân trăm họ. Làm Phật cứu độ cả muôn loài bởi. Bởi vậy, tấm gương Vua Phật tuy ẩn mà lại hiện, tuy mờ mà lại sáng. Ngài bứt khỏi cái bình thường để vượt lên trở thành cái phi thường.
Bởi thế, hàng ngàn năm qua, bao triều đại thịnh suy trị vì đất nước này, bao người đã làm vua. Song có ai được nhân gian ngưỡng vọng, tôn thờ như Vua Phật Nhân Tông?
Vua Trần đi tu, không để tự biến mình thành lính gác biên thùy như lời nhận định của Hải Lượng Thiền sư - người tự coi mình là đệ tử Tổ Trúc Lâm vào thế kỷ 18: "Người ta thấy Điều Ngự Đệ nhất Tổ đến chùa Hoa yên thì bảo là ngài xuất gia. Ta biết rằng Đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công, trong nước vô sự, nhưng ở phía bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, sợ người ta dao động, cho nên nhằm được ngọn núi Yên Tử là núi cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, dựng lên ngôi chùa, thường thường dạo chơi để xem động tĩnh cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm".
Một ông vua biểu trưng cho quyền lực quốc gia, trong tay có hàng vạn binh mã. Quốc gia lâm nguy mỗi người dân trở thành một chiến sỹ… đâu lại trở thành một cái tôi hữu hạn biến mình thành lính gác biên thùy.
Thực ra, đỉnh núi Yên Tử - nơi Vua Phật tu hành - không đủ cao để nhìn tới tận biên cương phương bắc; không thể nhìn xa tận biển Đông. Cái nhìn hạn hẹp, cách lý giải chủ quan của người đời sau như trên mà ngày nay chúng ta cứ mặc nhiên công nhận đã làm giảm sút, lệch lạc cái động cơ và mục đích tu hành rất cao cả, thiêng liêng của Vua Phật Nhân Tông. Việc coi Vua Trần trở thành người lính gác biên thùy có thế là ý tưởng đẹp đẽ theo kiểu tư duy thời chiến tranh, có tác dụng giáo dục bao thế hệ biết hy sinh cho cuộc sống yên bình hưởng lạc, xông pha nơi bom đạn chiến trường, song vô tình đã làm giảm đi cái đẹp lớn lao của ông Vua hóa Phật.
Điều này dễ hiểu, vì lúc xuất gia, Vua Trần không nói cho ai biết vì sao mình lại đi theo gót chân Bụt, và vì sao lại chọn về Yên Tử… để đời sau mặc sức luận bàn.
Phải chăng Yên Tử có đủ những điều kiện để giúp cho những bậc tu hành trì đắc đạo, không kém gì xứ sở Phật đà Giá La (NairanJana) của Đức Phật Thích Ca?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo thành Phật là nhờ vào phép tu Thiền Định dưới gốc cây Bồ Đề. Vua Trần cũng tu thiền, lấp pháp tu thiền để đạt đạo.
Thiền (Dhyana) là sự tập trung tư duy cao độ, được các nhà tu hành thực hiện bằng cách ngồi im lặng (tĩnh tọa) gọi là tọa thiền, tham thiền nhập định hay thiền định.
Phật giáo ngày nay chia thành 10 giáo pháp khác nhau, giống như 10 dòng sông về chung một bến bờ giác ngộ và giải thoát. Các giáo phái khác dựa vào kinh điển, giáo lý Phật dạy để tu trì, Giáo phái Thiền chủ trương dùng tâm mà truyền tâm. Phật ở trong tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tính thì lập tức thành Phật. Thiền phái cho rằng tất cả kinh điển chẳng qua như ngón tay chỉ mặt trăng. Đến như mặt trăng chân lý thì chúng ta không thể dùng văn tự ngôn ngữ mà diễn tả hay hiểu rõ được. Vì thế, người tu hành theo pháp môn thiền định đứng ngoài kinh luận. Họ chỉ dùng phép tâm ấn của Phật tỏ để làm môn đơn truyền tâm cho thế hệ sau. Chỉ khi nào đôi bên tâm đầu ý hợp, thông cảm đạo lý, truyền thụ đượ chân lý thì mới thực hiện được phép tâm truyền.
Trong khi tham thiền nhập định người tu hành dùng phép điều thân và điều tâm. Họ điều thân bằng cách tiết chế sự ăn uống, hơi thở và cơ thể theo những cách thức nhất định của phép tu thiền định. Họ điều tâm bằng cách đưa tâm mình trở về một trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối, không nghĩ việc dữ lành, thoát ly những ý niệm mê ngộ, sinh tử, tiến đến mà an trú vào cảnh giới tuyệt đối, dẹp trừ ý niệm và ngôn ngữ: trừ tuyệt tâm tư. Cả thân lẫn tâm trở về với trạng thái hoan lạc tĩnh lặng. Đến một lúc nào đó, tất cả các ý niệm đều tiêu tán, hơi thở cũng gần như đoạn tuyệt chỉ có một trạng thái sáng suốt, bên trong không thấy có thân tâm, bên ngoài không thấy có thế giới, đó chính là cảnh giới ngộ đạo.
Người tu theo pháp môn Thiền Định rất cần tới một nơi yên tĩnh, thanh tịnh để ngồi thiền. Núi rừng Yên Tử cách biệt với phàm trần là một nơi lý tưởng để tu thiền.

Không bàn tới yếu tố tĩnh mịch, linh thiêng của ngọn núi này mà xét tới tính khoa học của vấn đề, các nhà nghiên cứu cho rằng: Những quả núi lâu đời giống Yên Tử như Hy Mã Lạp Sơn (Tây Tạng), Phú Sỹ (Nhật Bản)… đều có lực từ trường khá lớn.  Những luồng điện này sẽ làm tăng thêm lực cho dòng lưu nhân điện trong thân thể những người ngồi thiền nơi núi đó. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nhập định và thành đạo dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, cạnh núi Tượng Đầu. Sau khi đắc đạo, ngài vẫn thường cùng với các đệ tử ngồi thiền định trên non Linh Thứu.
Người ngồi thiền mặt quay về hướng nam, lưng xây về hướng bắc là tốt nhất. Khi ngồi, tư thế lưng phải thật thẳng đứng để cho luồng hỏa hấu của cơ thể lưu chuyển dễ dàng trong cột sống. Muốn vậy người ta phải kê gối ngồi thiền, hay tận dụng mặt bằng có độ dốc hơi nghiêng về phía trước. Vị trí ngồi thiền phải ở nơi thanh tịnh, thoáng khí trong lành. Môi trường ô nhiễm sẽ làm cho khí Prana trong cơ thể (được tạo ra sau khi tọa thiền) sẽ không được tinh khiết, bất lợi cho việc tạo luồng hỏa hầu trong cơ thể người thiền.
Vạt núi sườn nàm của Yên Tử hợp cách rất tự nhiên giúp cho người thiền có được đầy đủ các điều kiện ngoại cảnh để tu thiền, như có lực từ trường, việc ngồi quay hướng nam, mặt dốc hơi nghiêng về phía trước tự nhiên và không khí trong lành, thanh tịnh.
Vua về Yên Tử, bởi nơi này thủa trước, đã lưu danh kỳ tích An Kỳ Sinh tu tiên, đắc đạo. Cuối thời Lý có thiền sư Hiện Quang, đầu thời Trần có nhà thiền sư Đạo Viên, Tiêu Diêu. Đại Đăng là thầy độ của Điều Ngự Giác Hoàng cũng tu hành và đắc đạo ở đây. Cho nên, việc Đức Điều Ngự Giác Hoàng lựa chọn Yên Tử để tu hành không phải là vô căn.
Người tu thiền theo chính pháp và đạt đạo có được những quyền năng siêu việt mà người thường không dễ gì có được. Phật giáo truyền rằng:
Nhờ phép tu Thiền Định, Tôn Giả Mục Kiền Liên có khả năng xuất thần du hành các cõi Phật. Xuống cả địa ngục để quan sát chúng sinh, bay qua mười ức cõi Phật đến quốc đọ của Đức Phật Thích Ca có tầm âm vang được bao xa.
Nhờ phép tu Thiền Định, Tôn Giả Phú Lâu Na cùng Mục Kiều Liên đã từng vâng mệnh của Đức Phật Thích Ca xuât thân từ hư không bay vào trong ngục giảng thuyết pháp yếu và truyền trao tâm pháp yếu cho Vua Tần-Đà-TaLa là vua nước Ma-Kiệt-Đà đang bị giam cầm. Tôn Giả A Na Luật tuy bị mù lòa có khả năng thiên nhãn thông (nhìn xa ngàn dặm). Tôn giả Xá Lợi phất mắt có thể nhìn thấy 60 tiểu kiếp người về trước, Tôn giả A Nan Đà nhìn thấy cõi Tây Phương cực lạc mà ở đó Đức Phật A Di Đà đã phóng ra muôn vàn ánh hào quang rực rỡ. Đức Thích Ca Mâu Ni có phép tha tâm thông (thấy được lòng người khác) nên từ xa đã đọc được tư tưởng của đại lệ tử Tu-Bồ-Đề.
Các nhà sư tu thiền khẳng định rằng: tuy ngồi thiền trong am cỏ Ngọa Vân trên đỉnh núi Yên Tử. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã dùng hào quang định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên dưới, mọi sự với Ngài đều thông tỏ.
Trên đỉnh núi Yên Sơn, cách biệt với kinh kỳ. Vua Phật Nhân Tông vẫn rõ được triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành bậc quân vương tôn kính. Ngài còn biết rõ được biên cương phương bắc, phương tây và phương nam, có được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang giao giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững, nền an ninh chính trị nước nhà.
Trên non Yên Tử, Ngài hoàn thiện hệ thống giáo lý của Pháp phái Trúc Lâm Giáo lý Trúc Lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của thời đại hoàng kim triều Trần, giai đoạn phật giáo là Quốc Đạo.
Cho nên, việc từ bỏ ngôi vua vào núi để tu hành của Vua Trần Nhân Tông tưởng chừng xuất thế, nhưng đích thực lại nhập thế tích cực. Từ chức vụ cao sang của Nhà Vua, Vua Trần trở về ngôi tôn quý Nhà Phật. Nhà Vua từ cái nhất thời, hữu hạn mà trở về cái vô hạn, vĩnh hằng. Không phải lúc chết, Vua Trần mới hóa Phật. Cái tên Vua Bụt (Phật) đã được tôn vinh  cho Vua Trần khi Ngài còn tại thế.
"Bụt ở cung nhà, chẳng phải tìm xa. Nhân thiếu gốc nên ta tìm Bụt; Đến biét hay Bụt chính là ta" (2).
Hàng năm, mỗi độ xuân về, hàng triệu cháu con của Rồng Tiên đất Việt và bạn bè bốn phương lại về Yên Sơn lễ Phật và vãng cảnh.
Họ bồi hồi tưởng niệm đức Vua Trần. Một ông vua đã khước từ phú quý, vinh hoa, tước vị cao sang, giã biệt chốn phồn hoa đô hội lên non xanh Yên Tử tu hành, trút bỏ một cuộc sống lý tưởng của người thường để trở thành một đức Phật Đại Hùng Đại Lực, Đại Bi và Đại Trí, xứng danh là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam.

6 tháng 10 2017

Thạch Mẹ Mày

6 tháng 10 2017

hoi dảng cộng sản