Viết 1 bài văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn với 4 câu thơ ngắm gọn đã miêu tả được hình ảnh cánh diều đang bay trong không trung rộng lớn. Cánh diều là một hình ảnh vô cùng quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Trong đoạn thơ cánh diều được miêu tả khi đang "no gió" cho thấy cánh diều đang bay rất cao, rất xa. Dường như cánh diều hòa mình vào gió tạo ra những âm thanh vui tai "Tiếng nó chơi vơi". Từ láy "chơi vơi" tạo ra một cảm giác lơ lửng, hờ hững cho thấy cánh diều đang bay lượn từ bên này sang bên khác vô cùng hăng say. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà thơ còn có một sự so sánh hết sức thú vị khi so sánh "diều là hạt cau/Phơi trên nong trời". Giờ đây bâu trời như một chiếc nong khổng lồ để những cánh diều cong cong phơi trên đó. Qua con mắt tài tình của nhà thơ, cánh diều hiện lên thật độc đáo và có sức gợi. Từ đó tạo được sự hứng thú cho bạn đọc.
Đoạn thơ trên nhà thơ đã dựa vào sự quan sát tinh tế của mình về khung cảnh của một làng quê, đặc trưng nhất ở đây là lũy tre ở làng quê Việt Nam. Mỗi sớm mai khi bình minh báo hiệu một ngày mới bắt đầu, mỗi người đều có công việc riêng cho mình thì lũy tre lại "rì rào" ngân nga bản nhạc cùng gió, cùng trời, cùng mây xanh và những chú chim ríu rít. Trong đoạn thơ trên, hình ảnh: “Ngọn tre cong gọng vó - Kéo mặt trời lên cao”.Qua sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo của nhà thơ, các sự vật “ngọn tre”, “gọng vó”, “mặt trời” vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở lên gần gũi, thân thiết, và gắn bó chặt chẽ với nhau. Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy, nó cũng có tay,có hành động giống như con người.Cảnh vật như hoà quện vào nhau, tạo nên sự sống động cho bài thơ thơ.Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa một cách khéo léo để miêu tả cảnh bình minh ở vùng nông thôn Việt Nam. Từ đó em thấy mình như yêu quê hương và biết trân trọng những thứ giản dị mà thấm đẫm hồn quê, tình người.
câu1
thể thơ; 4 dòng
gieo vần 2/2, 3/2
câu 2
BPNT; tự sự
tác dụng : nói lên sự đau buồn của người anh hùng đã hi sinh cho đất nước .
1 : thế thơ 4 chử
nhịp 2/2
2: biểm cảm và nói giảm nói tránh
- Thể loại văn bản: văn bản tự sự
- Tác dụng của ngôi kể được sử dụng trong truyện: Câu văn trở nên có chiều sâu, hấp dẫn hơn, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của câu chuyện.
Mùa thu đang đến
Bầu trời trong xanh
Gió thổi rì rào
Tiết trời se lạnh
Khắp các con đường
Lá vàng khẽ rơi
Đón mùa thu tới :3
Ngày hè thật rực rỡ
Phượng nở khắp sân trường
Ve ca vang bản nhạc
Chào tạm biệt mái trường.
Chiếc trống nằm im lặng
Những dãy nhà vắng vẻ
Bảng đen và phấn trắng
Buồn bã chào học trò.
Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Bằng những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra tín hiệu giao mùa qua hương ổi chín thoảng qua trong làn gió se lạnh. Mở đầu bài thơ, tác giả đem tới không khí của mùa thu qua những cảm nhận đầu tiên về hương vị đất trời:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Tác giả nhận ra mùa thu qua hương thơm rất đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Hương ổi nồng nàn “phả” vào không gian – động từ “phả” khiến hương thơm như quyện thành luồng rất đậm đặc.
Từ “bỗng” đặt ở đầu câu thơ làm nổi bật sự bất ngờ của tác giả khi nhận ra hương vị đầu tiên của mùa thu đất trời. Làn gió heo may mang theo hương ổi, đưa hương thơm ấy đi khắp mọi nơi khiến tâm hồn tác giả ngây ngất.
Trong buổi chiều đó, tác giả như cảm nhận mùa thu đã thật sự lan tỏa khắp đất trời:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Dòng sông ăm ắp nước bắt đầu “dềnh dàng”, những cánh chim bắt đầu “vội vã” tìm nơi cư trú trước khi mùa đông lạnh giá bắt đầu. Các từ “được lúc, bắt đầu” khiến các sự vật trở nên như một con người, bắt đầu một cuộc hành trình mới.
Nếu như hai khổ trên tác giả tập trung miêu tả mùa thu của đất trời thì đến khổ cuối lại quay về khắc họa mùa thu của lòng người qua các câu thơ đầy tính triết lí:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Mùa hạ đã qua đi, những gì của mùa hạ đều đang giảm dần đi. Nắng vẫn vàng ươm nhưng mưa đã vơi bớt và những cơn sấm cũng bớt bất ngờ để không làm kinh động đến hàng cây đứng tuổi. Thế nhưng chính hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” lại gợi cho ta nhiều suy ngẫm.
Qua Sang thu, người đọc có thể cảm nhận được sự biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của vạn vật của đất trời cuối hạ đầu thu. Qua đó, thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến độc giả cũng được truyền tải một cách tinh tế, khiến cho người ta thêm yêu quý quê hương, đất trời Tổ quốc mình.
Có nhà văn từng nhận định: “Tình thương là ngọn lửa hồng trong mùa đông giá lạnh”. Quan điểm trên thấm nhuần đạo lý sống “lá lành đùm lá rách” từ ngàn đời xưa của ông cha ta. Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy luôn được thế hệ con Lạc cháu Hồng kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Thế nhưng trong xã hội ngày càng xô bồ và nhộn nhịp ngày hôm nay, đôi lúc con người ta mải chạy theo những tiện nghi vật chất, phù phiếm xa hoa mà đánh mất đi tình “Người” của mình. Tình yêu thương giữa người với người đã trở thành một lẽ sống đẹp nhưng hiện nay nó đang biến tấu một cách khôn lường trong xã hội chúng ta.
Tình yêu thương là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý mà con người ta dành cho nhau, nó xuất phát từ chính sự chân thành trong mỗi trái tim. Đó có thể là tình cảm yêu quý, gắn bó, vị tha, nhân ái, tương trợ,… được vun đắp trong một thời gian dài; cũng có thể là niềm thương cảm chợt trào dâng trong một hoàn cảnh nào đó. Tình yêu thương được biểu hiện cụ thể bằng sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, không vô cảm, thờ ơ, dửng dưng trước nỗi đau đồng loại. Từ xưa, ông bà ta luôn sống ấm áp trong mối nghĩa tình keo sơn mỗi khi “tối lửa tắt đèn”. Tình cảm ấy vượt qua giới hạn con trâu, ruộng đồng để đến với mọi miền Tổ Quốc. Có yêu thương nhau, họ mới cảm thấy xót xa khi nhìn thấy đồng bào mình đang đau đớn trong xiềng xích, gông cùm; có yêu thương nhau, dân tộc ta mới phát huy cao độ tình đoàn kết, tương thân tương ái để băng qua cánh rừng Trường Sơn với tinh thần “tất cả vì miền Nam thân yêu” trong những ngày mưa bom bão đạn. Và có yêu thương nhau, những món quà chứa đựng bao tấm lòng cao cả mới được chuyển đến tận tay người dân đang ngày đêm đối mặt với lũ lụt, thiên tai,…
Tình yêu thương chính là sợi dây vô hình kết nối hàng triệu trái tim lại với nhau, giúp chúng ta dễ dàng vượt qua mọi bão giông của cuộc đời, cuộc sống cũng vì vậy mà trở nên ý nghĩa và đáng sống hơn. Yêu thương là sự cho đi một cách tự nguyện, không mong được người khác ghi nhận cũng không phải để trả ơn, phô trương hay trang sức cho bản thân mà đơn giản để sưởi ấm lòng nhau, đem lại niềm tin, hạnh phúc cho người khác. Chính vì lẽ đó, lòng nhân ái luôn mang lại cho con người sức cảm hóa đặc biệt. Người cho đi yêu thương sẽ nhận lại cảm giác bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Còn người được trao tặng yêu thương sẽ tìm cho mình được một bến đỗ, trái tim ấm nóng và hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.
“Trao yêu thương để nhận lại yêu thương”, một nghĩa cử cao quý về lòng nhân ái chúng ta mong muốn được nhìn thấy trong xã hội hiện nay. Hành động tốt đẹp và đầy tính nhân văn của bé Hải An vừa qua đã khiến nhiều người xúc động. Chiều 22/2 căn bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa đã cướp đi sinh mạng một cô bé thiên sứ chỉ mới 7 tuổi. Bé và gia đình đã hiến tặng giác mạc của mình để mang lại ánh sáng cho nhiều người khác. Câu nói thơ ngây của em khiến ai nấy đều không thể kìm lòng “Con muốn mẹ nghe được tiếng trái tim con đập thổn thức trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó”. Ai cũng hiểu rằng, chết có nghĩa là sẽ về với cát bụi. Nhưng cái chết sẽ không còn là hư vô nếu từ cái chết đó, sự sống mới lại được hồi sinh và tình yêu thương lại bắt đầu nảy nở. Một nghĩa cử khác cũng đáng được tôn vinh cách đây chưa đầy một tháng. Khoảng 20h ngày 13/5, hiệp sĩ đường phố Tân Bình đã phục kích một nhóm đối tượng đang trộm xe máy SH tại một cửa hàng thời trang. Chúng đã dùng hung khí tấn công các hiệp sĩ khiến 3 người bị thương nặng và 2 người hi sinh. Anh Thôi ra đi để lại người con trai thơ dại cùng người mẹ già ở quê nhà. Còn anh Nam chưa kịp khoác lên mình bộ vest sánh bước cũng cô dâu thì đã không thể hưởng trọn hạnh phúc đặc biệt này. Mang trong mình dòng máu nghĩa hiệp, những người hùng ấy làm việc với tinh thần tự nguyện, nghĩa khí “giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha”. Họ là những Lục Vân Tiên đời thường không làm ngơ trước cái xấu, không để cái ác lộng hành. Máu của anh hùng đổ xuống giữa thời bình khiến hàng triệu trái tim Việt Nam vô cùng đau xót, kính phục. Dù đã ngã xuống nhưng các anh không thua bởi “Công lý chẳng bao giờ là thất bại”, tình yêu thương cũng từ đó mà lan tỏa hơn.
Ngày nay, yêu thương được biểu hiện một cách rộng hơn và ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. “Tinh thần vị nghĩa” là một trong những khía cạnh xuất phát từ chính lòng nhân ái ấy. Ngoài ra, những nghĩa cử cao đẹp như: hiến máu nhân đạo, phong trào tình nguyện “Mùa hè xanh”, trao tặng học bổng “Tiếp sức đến trường”, hành động quyên góp ủng hộ nhân dân vùng thiên tai, nghèo khó,… ngày càng được nhân rộng cũng là sự trao đi yêu thương đầy lòng nhân ái.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày hôm nay có không ít bộ phận sống vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm trước mọi sự việc xảy ra xung quanh mình. Họ chỉ biết lo nghĩ cho quyền lợi bản thân, sống ích kỉ, nhỏ nhen và đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc, rất đáng bị phê phán. Liệu có phải nền kinh tế hiện đại như ngày hôm nay đã kéo theo bao mối hiểm họa mà một trong số đó là sự mất dần tính “Người” trong mỗi chúng ta? Chắc chưa ai quên được vụ việc nhói lòng gây bức xúc trong dư luận nhiều ngày qua. Chiều ngày 2/5 sau va chạm với xe máy điện do một sinh viên trường Đại học Hàng Hải điều khiển, bà Dương Thị Thùy Trang đã tỏ vẻ thiếu tôn trọng và lớn tiếng chỉ trích “Mạng người không quan trọng”. Câu nói vô tâm này đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân. Thử hỏi “Mạng người không quan trọng” thì còn thứ gì quan trọng hơn trong xã hội này nữa. Danh vọng, địa vị, tiền bạc,… tất cả mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi chỉ còn tình người ở lại. Những con người vô cảm, vị kỉ và thực dụng ấy tưởng rằng mình có tất cả nhưng hóa ra lại chẳng có gì. Vì giá trị đích thực và cao quý để con người tự hào được tôn vinh trên loài vật là tình thương thì họ đã đánh mất rồi. Bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo còn có thể bắt nguồn từ đâu được?
Trước những âm mưu chia rẽ của thế lực thù địch bên ngoài thì hơn bao giờ hết, ngay lúc này đây dân tộc Việt Nam phải đồng lòng, đoàn kết, yêu thương và chở che nhau để vượt qua những thử thách từ cuộc sống. Chúng ta phải thật sáng suốt và bình tĩnh để không bị kích động, ảo giác dẫn đến những sự việc đau lòng. Với tuổi trẻ hiện nay, trong môi trường hội nhập như vũ bão thì lòng yêu thương cần được lan tỏa nhiều hơn, là động lực giúp chúng ta cùng hợp tác nâng cao trình độ hiểu biết, tạo dựng cuộc sống ý nghĩa, tươi đẹp, xã hội ngày càng phát triển văn minh.
Yêu thương có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn trong cuộc sống hiện nay. Con người có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không bao giờ có thể sống và tồn tại nếu thiếu tình thương. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng: nếu con người biết thương yêu nhau, sẽ chẳng còn ai phải ao ước xa vời về thế giới trong mơ nữa. Những gì tạo nên cổ tích đâu phải vàng son, phép màu; chỉ có thể là cổ tích nếu như chân lý cuối cùng là tình yêu thương
Tham khảo hoi nha:33