K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...

Ngày làm chẳng đủ ăn thì phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?

Lên thác xuống ghềnh - chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận dận mệt mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay, kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lèn thác xuống ghềnh bấy nay

Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:

Cây khô xuống nước cũng khô

Phận nghèo đi đến nơi mô càng nghèo

Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thăn cò - người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

Cảnh đời ngang trái, loạn lạc bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan lận đận, đời con càng đói rét đau thương. Lời thơ như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án bọn thống trị tham quan. Thân phận nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:

Con kiến mà leo cành đa

 Leo phải, cành cụt leo ra leo vào...

Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy

26 tháng 10 2017

“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ", lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:

“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

“Ai làm cho bể kia đẩy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con ?”

“Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, “cho gầy cò con”. Đời mẹ đã “lận đận”, đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

Có thể giải như sau:

Vì sau phút chia li và sau phút chia tay đều là từ đồng nghĩa nhưng khác ý. cùng là ngĩa xa cách, nhưng từ chia li nghe sẽ hay hơn.

26 tháng 10 2017

  Ngữ văn là một môn học tuy không nhìu bạn thích nhưng đây là một môn học khá hay nếu nếu các bạn biết khám phá ra cái thú vị của nó,người ta nói văn học là nhân học ,đúng văn học giúp chúng ta biết yêu thương,biết thông cảm . Các bạn trẻ thời nay rất đam mê âm nhạc ,âm nhạc cũng là 1 phần văn học 
Trong ngôn ngữ mà ta giao tiếp thường ngày ,đó cũng là 1 dạng văn học nhưng thuộc ngôn ngữ nói ,nó được tăng cấp lên thành văn học viết ,rồi đến âm nhạc ,rồi đến hội họa ,đến điêu khắc ,nó đều là các hình thức văn học nhưng lại thể hiện ở các mặc khác nhau. Thật sự văn học là một môn học rất hay nếu bạn đã cảm nhận được về nó.Đừng ghét nó nhé,vì nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống nếu bạn biết cách vận dụng nó đấy!!!!!!!!!!!!!


 

26 tháng 10 2017

ghét ko tả nổi

26 tháng 10 2017

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.

26 tháng 10 2017

1.Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai. 

2. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa .

26 tháng 10 2017

anh muốn xoạc em

26 tháng 10 2017

tui thích cây bưởi

26 tháng 10 2017

Cứ mỗi lần về quê ngoại chơi, em rất thích ngồi dưới những gốc dừa ở ngoài vườn để hóng mát. Cơn gió thoảng qua, từng tàu lá xào xạc nghe rất vui tai.

Thoạt nhìn cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng mát cả một góc vườn. Gốc dừa lớn, tua tủa chùm rễ ăn sâu, bám chắc xuống đất. Thân dừa cao, xốp màu nâu xám có những khoanh tròn nối nhau. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xoe đều. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá có nhiều khía, tách lá làm nhiều mảnh nhỏ. Từ các nách bẹ, từng chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần dần biến thành quả. Lúc đầu màu trắng đục như sữa bò, dần dần lớn lên xanh dần. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa có một cái râu dài. Trái dừa tròn, phía dưới đuôi hơi thon lại. Ngoài cùng là lớp xơ bao bọc đến lớp gáo mỏng, cứng. Lúc hái xuống, dừa không có hương vị, nhưng khi bổ ra để lộ lớp cơm trắng tinh, béo ngậy. Trong cùng là nước dừa ngọt mát, trong lành.

Em nghĩ, cây dừa thật có ích cho con người. Mọi thứ từ cây dừa sinh ra đều dùng được. Nước dừa uống, cơm trái dừa dùng để ăn, ép dầu, làm kẹo, cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm... Lá dừa vừa che bóng mát, vừa dùng cọng để đan thành những chiếc giỏ đựng hoa thật xinh xắn.

Kết quả hình ảnh cho cay dua

26 tháng 10 2017

Cay dua la 1 loai  cay moc o cac vung bien.Cay dua co rat nhieu qua uong rat ngot vaf cai o trong qua dua rat ngon.O bien nguoi ta hay mac vong len than cay de nam ngu cam giac rat thich.

L_I_K_E and S_B_C_R_I_B_E_r now

26 tháng 10 2017

bạn tán trai à

26 tháng 10 2017

ko có ai rảnh đâu bn 

27 tháng 10 2017

Thăm Bác nơi chiến khu vào một sáng tháng năm lịch sử, Tố Hữu xúc động nói về những cảm nhận và tình cảm của mình đối với Người. Nhà thơ tập trung khai thác hai khía cạnh tưởng như đối lập mà rất thống nhất trong con người của Bác. Đó là sự lớn lao, kỳ vĩ thiêng liêng với sự giản dị, gần gũi và ấp áp. Trong nét lớn lao, kỳ vĩ, Bác được ví như những gì trường cửu, rực rỡ nhất của thế gian này:

Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Ðêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

HÌnh ảnh một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã hóa thân thành nhiều cuộc đời, nhiều con người giản dị cụ thể xung quanh… Điều đó cho thấy Tố Hữu đã nắm bắt được nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh. Người không bao giờ tách mình khỏi quần chúng nhân dân. Người luôn quan tâm đến từng mảnh đời bé nhỏ và bất hạnh nhất. Người luôn đứng lẫn vào số đông quần chúng nhân dân, để lắng nghe, thấu hiểu, và để hành động vì nhân dân. Chính điều này đã khiến hình ảnh Bác trở nên cao đẹp hơn bao giờ hết trong lòng nhân dân. Đã rất nhiều năm trôi qua, nhưng bài thơ “Sáng tháng năm” của Tố Hữu vẫn là một bông hoa đẹp, dâng mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu mỗi dịp tháng năm tươi đẹp!

27 tháng 10 2017

Thăm Bác nơi chiến khu vào một sáng tháng năm lịch sử, Tố Hữu xúc động nói về những cảm nhận và tình cảm của mình đối với Người. Nhà thơ tập trung khai thác hai khía cạnh tưởng như đối lập mà rất thống nhất trong con người của Bác. Đó là sự lớn lao, kỳ vĩ thiêng liêng với sự giản dị, gần gũi và ấp áp. Trong nét lớn lao, kỳ vĩ, Bác được ví như những gì trường cửu, rực rỡ nhất của thế gian này:

Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Ðêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

HÌnh ảnh một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã hóa thân thành nhiều cuộc đời, nhiều con người giản dị cụ thể xung quanh… Điều đó cho thấy Tố Hữu đã nắm bắt được nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh. Người không bao giờ tách mình khỏi quần chúng nhân dân. Người luôn quan tâm đến từng mảnh đời bé nhỏ và bất hạnh nhất. Người luôn đứng lẫn vào số đông quần chúng nhân dân, để lắng nghe, thấu hiểu, và để hành động vì nhân dân. Chính điều này đã khiến hình ảnh Bác trở nên cao đẹp hơn bao giờ hết trong lòng nhân dân. Đã rất nhiều năm trôi qua, nhưng bài thơ “Sáng tháng năm” của Tố Hữu vẫn là một bông hoa đẹp, dâng mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu mỗi dịp tháng năm tươi đẹp!