∗∗ Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn "Tôi đi học"
> trình bày ạ, đừng làm đoạn văn hay bài văn nhó :33 (ngắn nhất có thể)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, bài văn đã nêu dòng cảm xúc của mình, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
-Nhân vật “Tôi” thuở ấy đã tự miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng:
+ “Tôi” mặc bộ quần áo mới trang trọng và đứng đắn. Dọc đường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi tôi, ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau.
+ Chỉ có hai quyển vợ trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa.
+ Sân trường đông đúc người đưa con đi học. Vẻ mặt người nào cũng tươi tắn và ăn mặc tươm tất.
+ Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè vắng lặng, tôi hơi lo sợ.
+ Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép và bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng.
Có thể ví họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
+ Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, những sự cảm mếm và quyến luyến lớp học, bàn ghế và bạn bè xung quanh đến một cách tự nhiên.
Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp:
“Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Đó là một cái ngày không ai quyên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm một ký ức tươi đẹp suốt của cuộc đời .
Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học. Dòng cảm xúc trong ngày đầu đi học được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Qua văn bản, ngày đầu tiên đi học lại hiện về trong mỗi chúng ta. Mỗi người có những trải nghiệm, những cảm xúc khác nhau về ngày đầu đến trường, nhưng nó sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm trí ta. Bước qua cánh cổng trường, chúng ta đến với một thế giới mới, thế giới của tri thức, của trải nghiệm, của bài học. Truyện ngắn mang những ý nghĩa sâu sắc và là một lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa đến với những người đang bận rộn với cuộc sống hoặc đang chán nản, mệt mỏi trên con đường mình chọn rằng chúng ta đã có một ngày đầu đi học ý nghĩa, tốt đẹp đến thế.
Cậu bé Hồng là nhân vật chính, nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nhà nội. Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói thâm độc và những rắp tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa độc ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về, cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói, cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
Đoạn trích "Trong lòng mẹ " đã diễn tả thành công niềm vui sướng, hạnh phúc tột đọ của cậu bé khi được gặp và ngồi trong lòng mẹ. Đoạn trích mở ra trước mắt người đọc là số phận đáng thương của bé Hồng khi phải chịu cảnh gia đình ly tán, cùng với đó là sự khao khát có được tình yêu thương từ người mẹ của em. Hồng vốn là một đứa trẻ phải chịu nhiều bất hạnh . Em sinh ra là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu . Sau khi bố em mất đi vì thuốc phiện, mẹ Hồng cũng bỏ đi tha hương cầu thực , để lại em một mình bơ vơ giữa dòng đời, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và bà cô. Hàng ngày, bà cô luôn dùng những lời nói độc địa xỉa xói em. Bà ta gieo vào đầu Hồng sự căm ghét và thù oán mẹ. Thế nhưng, Hồng không bao giờ nghe theo. Em không để cho những rắp tâm tanh bẩn ấy của bà cô xâm phậm đến tình yêu thương mẹ cháy bỏng của mình.Bởi trong tiềm thức em , mẹ đã phải bỏ quê đi mưu sinh ở một nơi xa là đã khổ lắm rồi. Em thấu hiểu cho nỗi vất vả ấy của mẹ và thương mẹ nhiều hơn là ghét. Thế rồi, như thỏa niềm mong mỏi bấy lâu, ngày mẹ Hồng trở về cũng đã đến . Như một con chim non lần đầu được rời tổ, Hồng sung sướng vô cùng khi biết tin mẹ trở về. Nhìn thấy mẹ từ xa, em đã chạy ra đón đầy vui mừng, phấn khích rồi xà vào lòng mẹ như một đứa trẻ thơ mong ngóng mẹ về. Được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ, được áp đầu vào bầu sữa nóng của mẹ, được bàn tay dịu êm của mẹ che chở, vỗ về là điều Hồng vô cùng thích thú. Em có cảm tưởng như những cảm giác đã bấy lâu mất đi nay lại mơn man khắp da thịt. Hơi ấm và tình thương của mẹ đã khỏa lấp đi sự thiếu vắng và trống trải tình mẹ bấy lâu nay của em. Tâm hồn ngây thơ , nhiều thương tổn của Hồng như được hồi sinh. Em được sống đúng với cảm xúc của chính mình và cảm thấy thật sự sung sướng và hạnh phúc vì tình mẫu tử cao đẹp của hai mẹ con.
Đoạn trích "Trong lòng mẹ " đã diễn tả thành công niềm vui sướng, hạnh phúc tột đọ của cậu bé khi được gặp và ngồi trong lòng mẹ. Đoạn trích mở ra trước mắt người đọc là số phận đáng thương của bé Hồng khi phải chịu cảnh gia đình ly tán, cùng với đó là sự khao khát có được tình yêu thương từ người mẹ của em. Hồng vốn là một đứa trẻ phải chịu nhiều bất hạnh . Em sinh ra là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu . Sau khi bố em mất đi vì thuốc phiện, mẹ Hồng cũng bỏ đi tha hương cầu thực , để lại em một mình bơ vơ giữa dòng đời, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và bà cô. Hàng ngày, bà cô luôn dùng những lời nói độc địa xỉa xói em. Bà ta gieo vào đầu Hồng sự căm ghét và thù oán mẹ. Thế nhưng, Hồng không bao giờ nghe theo. Em không để cho những rắp tâm tanh bẩn ấy của bà cô xâm phậm đến tình yêu thương mẹ cháy bỏng của mình.Bởi trong tiềm thức em , mẹ đã phải bỏ quê đi mưu sinh ở một nơi xa là đã khổ lắm rồi. Em thấu hiểu cho nỗi vất vả ấy của mẹ và thương mẹ nhiều hơn là ghét. Thế rồi, như thỏa niềm mong mỏi bấy lâu, ngày mẹ Hồng trở về cũng đã đến . Như một con chim non lần đầu được rời tổ, Hồng sung sướng vô cùng khi biết tin mẹ trở về. Nhìn thấy mẹ từ xa, em đã chạy ra đón đầy vui mừng, phấn khích rồi xà vào lòng mẹ như một đứa trẻ thơ mong ngóng mẹ về. Được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ, được áp đầu vào bầu sữa nóng của mẹ, được bàn tay dịu êm của mẹ che chở, vỗ về là điều Hồng vô cùng thích thú. Em có cảm tưởng như những cảm giác đã bấy lâu mất đi nay lại mơn man khắp da thịt. Hơi ấm và tình thương của mẹ đã khỏa lấp đi sự thiếu vắng và trống trải tình mẹ bấy lâu nay của em. Tâm hồn ngây thơ , nhiều thương tổn của Hồng như được hồi sinh. Em được sống đúng với cảm xúc của chính mình và cảm thấy thật sự sung sướng và hạnh phúc vì tình mẫu tử cao đẹp của hai mẹ con.
Tâm trạng của nhân vật ''tôi'': -Cảm thấy mình “trang trọng” “đứng đắn” khi lần đầu tiên mặc bộ quần áo học sinh do mẹ kĩ lưỡng chuẩn bị, cảm giác trang trọng ấy còn là bởi lần đầu tiên được cầm sách vở, được đến trường. Cảm thấy bản thân đã khôn lớn, trưởng thành, bởi vậy ''tôi'' còn mạnh dạn đề nghị mẹ cho cầm thêm bút, thước. Cảnh vật bên ngoài và bản thân nhân vật đều có sự thay đổi, bởi trong lòng chính tôi đã có sự thay đổi lớn: “hôm nay tôi đi học”, tôi đã bước sáng một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, tôi khôn lớn và trưởng thành, tôi ý thức được trách nhiệm của bản thân.
-Khi chuẩn bị vào lớp học là hàng loạt trạng thái cảm xúc xen lẫn nhau được tác giả miêu tả hết sức tinh tế. Tiếng trống “vang dội cả lòng”, cậu cảm thấy mình “chơ vơ”. Cậu hồi hộp đứng trong hàng nghe gọi đến tên mình, khi nghe gọi đến tên cậu đâm ra giật mình và lúng túng. Không chỉ vậy, khi phải xa bàn tay mẹ, cậu thấy sợ hãi và chỉ muốn mãi nắm đôi bàn tay mềm mại, ấm áp ấy, có lẽ trong cuộc đời cậu chưa bao giờ cậu cảm thấy xa mẹ của mình đến vậy. Có những hôm cậu “đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn”, lòng “vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ chút nào hết” nhưng lần này chỉ xa mẹ trong chốc lát mà thấy “chưa lần nào thấy xa mẹ như lúc này”. Cậu thấy như vậy bởi, đến trường là một môi trường hoàn toàn mới, thế giới mới khác hẳn với trước đây, không có những người thân quen, bạn và thầy cô hoàn toàn xa lạ, bởi vậy trong lòng dễ nảy sinh cảm giác “xa mẹ” đến như thế. Chính vì vậy mà cậu khóc nức nở giống như các bạn khác, người thì “ôm mặt khóc”, người thì “tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ họng”.
Bài tập 3:
Nguyên Hồng viết khá nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Những kiểu nhân vật này xuất hiện nhiều trong tác phẩm của ông. Có thể kể đến nhân vật Tám Bính trong "Bỉ vỏ", Huệ Chi trong "Cửa biển", bé Hồng trong "Những ngày thơ ấu",... Với những nhân vật ấy, nhà văn luôn dành cho họ những tình cảm chan chứa thương yêu và sự nâng niu trân trọng. Ông diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục mà họ phải chịu đựng trong cuộc sống của mình.Vì vậy có thể nói: "Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng"
Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên.
Thời gian: cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường → nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. (Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp).
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên: Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, thấy mình đã là người lớn.
Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia.
Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn.
→ Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.