K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4

Olm chào em, người sáng lập ra Olm là thầy Phạm Thọ Hoàn, nguyên giảng viên trường Đại Học sư Phạm Hà Nội, giáo viên trường thpt chuyên Thái Bình. 

14 tháng 4

Ui ngân à t học chung thi đội tuyển vs m nè

4
456
CTVHS
14 tháng 4

@Lương Nhật Anh con j?

khổ 1: hình ảnh bếp lửa -> gợi nỗi nhớ bà của người cháu 

khổ 2: những kỉ niệm năm lên 4 

14 tháng 4

Việc cậy quyền, ỷ thế người nhà để lộng quyền và làm giàu bất chính là một hành động đáng lên án. Thay vì đặt niềm tin vào khả năng và nỗ lực cá nhân, những người tham lam thường lạm dụng quyền lực và mối quan hệ gia đình để đạt được mục đích cá nhân. Hành vi này không chỉ gây ra sự bất công trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến lòng tin và sự công bằng. Việc ủng hộ và khuyến khích hành vi này chỉ làm tăng thêm sự bất bình đẳng và mất lòng tin trong cộng đồng. Để xây dựng một xã hội công bằng và phát triển, chúng ta cần phải từ chối những hành vi lừa đảo và tham nhũng, đồng thời tôn trọng nguyên tắc đạo đức và công bằng.

4
456
CTVHS
15 tháng 4

Copy bài ko ghi TK

Câu 9. (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.” không? Vì sao? Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu những hành động, việc làm cụ thể để bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của dân tộc. Bài...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.” không? Vì sao?

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu những hành động, việc làm cụ thể để bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của dân tộc.

Bài đọc:

HỘI GIÓNG - NƠI LƯU GIỮ NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

        Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).

        Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, đây là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.

        Đêm mùng 5, Lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc dâng các lễ vật lên Đức Thánh, trong đó nghi lễ dâng hoa tre của thôn Vệ Linh được tổ chức đầu tiên.

        Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo,...

         Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 12/4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, Phù Đổng chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng. Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu” là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng” tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “ông Hổ” là đội quân tổng hợp; “làng áo đỏ” là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen” là đội dân binh. Lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường” là đi trinh sát giặc, “Rước nước” là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm” là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “rước trận Soi Bia” là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt;...

         Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ,...

(Theo Tạp chí Du lịch)

0
14 tháng 4

 

mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi/

CN1

đắm vào ánh nắng ban trưa,

VN1

khiến con người/

CN2

dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới bóng cây nào đó,

VN2

để cho thứ cảm xúc mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ/

CN3

đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.

VN3

 
Câu 9. (1,0 điểm) Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó. Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc. Bài đọc: CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT         Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm. Dù cả năm qua có làm...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

Bài đọc:

CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT

        Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm. Dù cả năm qua có làm ăn vất vả, cực nhọc hay đi xa chăng nữa thì dịp Tết, mọi người đều cố gắng trở về đoàn tụ bên gia đình và chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng cúng ông bà tổ tiên. Từ xa xưa nếp sống phong tục tập quán đó đã được dân gian đúc kết thành câu đối ý nghĩa: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

        Dựng nêu ngày Tết có cả dụng ý trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa trong năm cũ để đón năm mới. Theo tục lệ xưa, cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp, hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Thân cây nêu thường làm bằng cây tre già dài khoảng 5 - 6 mét, ngọn nêu vươn cao, gắn với ước vọng về một năm mới bình yên, thuận hòa. Trên cây nêu treo những vòng tròn nhỏ và trên vòng tròn này treo một số đồ vật như các loại phướn, đèn lồng, cờ, câu đối, niêu đất chứa vôi, hoa tre, vàng mã,… Có địa phương treo các vật như lá bùa hình bát quái, nhánh xương rồng, cành lá dứa, bầu rượu bện bằng rơm, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, cá chép bằng giấy hay những chiếc khánh đất nung va đập vào nhau kêu leng keng giống chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng nhà để xua đuổi tà ma.

       Thời gian dựng cây nêu ở các địa phương cũng khác nhau, người Kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch để ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Một số dân tộc khác như đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái lại dựng cây nêu vào chiều 30 tháng Chạp âm lịch. Người H’Mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Giêng âm lịch, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu, đồng bào dân tộc Sán Dìu dựng cây nêu trong lễ Cầu mùa.

         Trong nhịp sống hiện đại, con người tất bật lo toan, nhà chật, đất hẹp khiến nêu dần vắng bóng. Điều đáng mừng, những năm gần đây, ở nhiều địa phương và một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đã tổ chức thượng nêu để lưu giữ một tục lệ cổ truyền của người Việt. Mang ý nghĩa tạo lập hạnh phúc với con người, phong tục dựng nêu ngày Tết nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một phong tục đẹp và lâu đời của Tết Việt.

(Theo Thế Dương, chuyên mục Tết Việt,

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

0