K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2024

cam con cac dut vao cai lon me cha may day

2 tháng 4 2024

giup giup cai lon tu lam di thang lon

   

26 tháng 1 2024

Tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc ta, là túi khôn chứa đựng bao bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa. Từ đó ta tìm thấy những kinh nghiệm sống trong thực tế, những bài học đạo đức giúp ta hoàn thiện nhân cách. Ông ta đã nhắc nhở thế hệ sau phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình qua cây tục ngữ:

“Uống nước nhớ nguồn.”

Trước tiên ta hiểu “nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, từ núi, từ rừng đổ ra suối rồi ra sông, ra biển. Đây là thứ nước trong khiết, mát lành nhất. Bởi vậy khi uống nước làm vơi đi cơn khát chúng ta phải biết suy ngẫm đến nơi xuất phát dòng nước ấy. Đằng sau đó, ông cha ta còn gửi gắm một bài học ý nghĩa sâu sắc: chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Trong cuộc sống này, không có thứ gì mà tự nhiên sinh ra cả. Những gì mà chúng ta được hưởng thụ ngày hôm nay phần lớn đều là do công sức lao động của những người đi trước. Để tạo ra thành quả đó,họ đã phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí là hi sinh nhiều thứ đáng giá. Trong khi đó, những người thế hệ sau như chúng ta lại có thể hưởng thụ mà không cần bỏ ra chút công sức nào. Chính vì thế ta phải biết ơn họ như là một cách để đền đáp phần nào những gì họ bỏ ra.

Không chỉ vì vậy, lòng biết ơn còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta gắn bó với cha anh, tạo lên một khối đoàn kết. Khi chúng ta biết ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng thụ thì ta sẽ càng biết trân trọng những cống hiến đó, sử dụng nó vào những công việc có ích. Khi ấy, những công sức mà người đi trước bỏ ra sẽ không bị uổng phí. Con người biết sống ân nghĩa sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng. Ví dụ như để có được cuộc sống hòa bình hiện nay đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu hi sinh của các chiến sĩ. Họ đã dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì bảo vệ Tổ quốc, đem ánh sáng tự do đến cho dân tộc ta, giúp ta có cuộc sống độc lập, ấm no như bây giờ. Chính bởi vậy, ta cần luôn ghi nhớ công ơn của họ để lấy nó làm động lực ngày càng cố gắng vươn lên xây dựng đất nước tươi đẹp hơn để xứng đáng với công sức các anh bỏ ra. Khi đó ta cũng không thấy thẹn với lòng.

Ngược lại, nếu như sống mà không biết biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ thì con người sẽ dần trở nên ích kỷ, vô trách nhiệm, bị mọi người chê trách mỉa mai, xa lánh trở thành người thừa trong xã hội.

Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức mà ai cũng cần có, là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay. Trong kho tàng văn học dân gian, không phải một lần ông cha ta nhắc nhở chúng ta phải biết sống ân nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm” hay “Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn”... Bởi vậy, chúng ta, những thế hệ sau cần phải kế thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã đưa ra lời khuyên sâu sắc đối với mỗi chúng ta về lòng biết ơn trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những kẻ vô ơn, sống vô trách nhiệm, coi những điều mà mình đang có là hiển nhiên. Những con người ấy cần phải lên án nghiêm khắc. Mỗi chúng ta cần nhận thức được rằng lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp mà mọi người phải có. Chúng ta cần hiểu rõ những thành quả người khác làm ra, ghi nhớ công của họ, trân trọng thành quả đó và ra sức cố gắng phát triển nó để không uổng phí công sức của người khác.

Trải qua bao nhiêu năm tháng, câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị. Mỗi chúng ta cần tiếp nhận bài học mà ông cha ta đã nhắn nhủ, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc.

10 tháng 4 2023

    Trong kho tàng ca dao Việt Nam có câu:

“Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn”

    Cũng đồng quan điểm đó thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tuy ngắn gọn nhưng vẫn gửi gắm được bài học vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn.

     Theo nghĩa đen, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là chúng ta được thưởng thức hoa thơm, quả ngọt cần phải nhớ tới công lao của người gieo trồng. Còn theo nghĩa bóng, câu tục ngữ nhắc nhở con người sống cần có lòng biết ơn. Khi được hưởng một thành quả nào đó, mỗi người cần phải trân trọng công lao của người đã tạo ra nó, nhận được sự giúp đỡ của người khác cần phải trân trọng và biết ơn.

      Lời răn dạy đến từ câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Trong quá khứ, ông cha ta thể hiện lòng biết ơn qua việc thờ cúng tổ tiên. Hay tổ chức các lễ hội tưởng nhớ công ơn của những bậc anh hùng như hội Gióng, hội gò Đống Đa, hội Cổ Loa… Truyền thống “tôn sư trọng đạo” cũng là một biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn. Ở hiện tại, lòng biết ơn thể hiện qua các hành động nhỏ bé nhưng rất ý nghĩa. Một lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Các cuộc viếng thăm những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhiều ngày lễ lớn để tri ân nghề giáo viên, bác sĩ hay nhà báo… (Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Thầy thuốc Việt Nam hay Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam…). Đối với mỗi học sinh, việc thể hiện lòng biết ơn lại đến từ những hành động vô cùng đơn giản: lễ phép với ông bà, giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, kính trọng thầy cô giáo, chăm chỉ học tập, tích cực rèn luyện…

       Mỗi người hãy hiểu rằng lòng biết ơn giúp con người luôn trân trọng mọi giá trị trong cuộc sống. Cùng với đó, chúng ta sẽ nhận được tình yêu thương, trân trọng từ những người xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người có lối sống vô ơn, bội bạc. Một bộ phận thế hệ trẻ chỉ sống hưởng thụ, chạy theo vật chất mà không chịu nỗ lực học tập, rèn luyện. Họ chìm đắm trong những thú vui vô bổ, không quan tâm đến người thân. Từ đó, cuộc đời của họ mãi chìm trong thất bại khiến cho người thân cảm thấy đau lòng, buồn bã. Có người vì lợi ích cá nhân, mà làm ra những hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Đây đều là những hành vi đáng lên án, cần phải tránh xa.

      Qua chứng minh, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” quả là một lời răn dạy có giá trị. Chúng ta cần ghi nhớ để luôn sống biết ơn, trở thành một người có ích cho xã hội.