K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi 

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Bắc trời se lạnh. Nhưng nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

5 tháng 9 2021

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Bắc trời se lạnh. Nhưng nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

5 tháng 9 2021

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.

Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.

Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.

Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.

Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

 

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.

Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.

Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.

Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.

Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

@Aries

#Bống

5 tháng 9 2021

lên tra gg đi bạn 

5 tháng 9 2021

Câu 1: a. Những điều gợi cảm xúc cho nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là:

    - Thời gian: Cuối thu

    - Không gian: Lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc

    b. Những kỉ niệm về buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian:

    - Từ hiện tại, nhìn cảnh sắc mùa thu và hình ảnh các em nhỏ rụt rè trong buổi tựu trường đầu tiên nhớ về quá khứ.

    - Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về kỉ niệm cùng mẹ trên con đường tới trường

    - Nhân vật “tôi nhớ lại những ấn tượng về ngôi trường mới trong ngày khai giảng.

    - Diễn biến cảm xúc từ lo âu, hồi hộp đến thân thuộc của “tôi” khi bước chân vào lớp học.

Câu 3: a. Thái độ cử chỉ của những người xung quanh:

    - Người mẹ và các phụ huynh: Chuẩn bị quần áo, đồ dùng học tập chu đáo cho con, cùng con tới trường, ở bên động viên, vỗ về con, lưu luyến nhìn con bước vào lớp.

    - Ông đốc: Gọi học sinh mới vào lớp, hiền từ bảo ban, căn dặn, cảm thông, nhẫn nại.

    - Thầy giáo: Tươi cười đón chào học sinh.

    b. Nhận xét: Thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với con em của mình.

             ~ Hc tốt!!!

4 tháng 9 2021

cha ban nha                                                                                                              

4 tháng 9 2021

Từ xa xưa, dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp, và nó đã từng xuất hiện thường xuyên trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,... hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

sai thì xin lỗi ạ

4 tháng 9 2021

Tóm tắt

    Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, cảnh vật, trường học, bạn bè, thầy giáo.

Bố cục:

    - Phần 1 (từ đầu ... trên ngọn núi): tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường đến trường.

    - Phần 2 (tiếp ... nghỉ cả ngày mà): diễn biến tâm trạng “tôi” khi đến trường.

    - Phần 3 (còn lại): nhân vật “tôi” đón nhận giờ học.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    - Những điều gợi về buổi tựu trường đầu tiên: cuối thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.

    - Những kỉ niệm diễn tả theo trình tự thời gian (hiện tại → quá khứ), không gian (trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học) và trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ:

    - Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn; Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút.

    - Mới đến trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.

    - Nghe gọi tên và rời tay mẹ: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập.

    - Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; Nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại.

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Thái độ, cử chỉ những người lớn rất có trách nhiệm, tạo ấn tượng tốt với các em:

    - Ông đốc: hiền từ, giọng nói căn dặn, động viên, tươi cười nhẫn nại.

    - Thầy giáo: tươi cười chờ đón.

    - Các phụ huynh: âu yếm, chuẩn bị chu đáo cho con, cùng hồi hộp với con.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Các hình ảnh so sánh:

    - “... những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” → tình cảm đẹp đẽ, trong sáng của cậu bé lần đầu đi học.

    - “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” → tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ không bận tâm quá nhiều điều gì.

    - “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự non nớt, khát vọng của những cậu học sinh.

    - “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”→ lòng người hồi hộp với tiếng trống.

    - “trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”→ cái nhìn đẹp đẽ của trẻ thơ về ngôi trường.

Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    - Đặc sắc nghệ thuật của truyện:

        + Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất.

        + Mang chất thơ tinh tế, nhẹ nhàng.

    - Chất cuốn hút của truyện: chủ đề trong sáng, lời kể tự nhiên giàu chất biểu cảm theo dòng hồi tưởng của tác giả.

Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện thật tự nhiên, chân thật và hồn nhiên, khơi gợi kí ức mỗi người. Đó là cảm xúc bồi hồi, xúc động trước thiên nhiên, con người trong một ngày đặc biệt.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Đoạn văn tham khảo:

    Buổi khai giảng đầu tiên của tôi, ông chở tôi trên chiếc xe đạp cũ tới trường, đường phố cảnh vật rực rỡ, cổng trường màu sắc rung rinh những lá cờ xanh, đỏ, vàng chào đón. Tôi ngỡ ngàng trước cái cổng cao lớn mà ngày nào tôi cũng đi qua, đến hôm nay tôi mới thấy nó đẹp đến thế. Chúng bạn hàng ngày tôi vẫn cùng bắn bi, bắt ve sầu nay cũng tươm tất áo mũ như tôi đến trường mới. Ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ôi sao tôi quên được ngày lễ trọng đại ấy. Tôi đã trở thành cậu bé lớp Một. Ông bế tôi xuống chiếc xe đạp, tươi cười cặp mắt nhăn nhúm khẽ động đậy. Cháu nhìn xem, trường của cháu đấy. Ông từ từ dắt tay tôi vào sân trường mà những tà áo dài thướt tha đi lại. Cô giáo tôi, người gầy gầy, xếp chúng tôi thành một hàng dọc, chỉn chu từng đứa trẻ đứng thẳng hàng. Ông tôi đứng đằng xa kia, cười hiền hậu, tôi muốn khóc quá, chưa bao giờ tôi đứng một mình giữa những người bạn mới mà không có ông hay mẹ bên cạnh... Những cảm xúc ấy, có lẽ, chẳng bao giờ tôi quên được.

Hok tốt!

3 tháng 9 2021

Tham khảo !

Những ngày thơ ấu là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Ở đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả tinh tế những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, đó là nỗi nhớ thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ của mình.

Lòng thương mẹ của bé Hồng được thể hiện qua tâm trạng và hành động của bé trong lần gặp mẹ vào ngày giỗ bố. Chiều ấy lúc tan trường, thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé liền đuổi theo, bối rối gọi. Đó là tiếng gọi bật ra từ tình thương nhớ mẹ bao ngày dồn lại, là tiếng thổn thức tủi cực của trái tim con trẻ khao khát thương yêu. Tác giả đã miêu tả những cử chỉ thể hiện niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ. Vì cố chạy đuổi theo mẹ mà bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Đến khi trèo được lên xe với mẹ thì mừng ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay, xoa đầu hỏi chuyện thì bé đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Lần này, bé Hồng khóc thành tiếng. Tiếng khóc trút bỏ những nỗi uất ức trong bao ngày xa mẹ, là tiếng khóc sung sướng được gặp lại mẹ thương yêu.

Trong lòng mẹ, bé Hồng nhận ra những cảm giác ấm áp thiếu vắng bấy lâu nay lại mơn man khắp cả da thịt. Bé nhận ra hơi quần áo của mẹ, hơi thở của mẹ lúc đó thơm tho lạ thường, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng. Mẹ vẫn đẹp như thuở nào. Bé cũng nhận ra người mẹ có một êm dịu vô cùng… Tất cả những cảm giác đó, ý nghĩ đó chỉ có được khi đứa con hết lòng yêu thương mẹ.

Được gặp mẹ là một niềm hạnh phúc lớn lao, là một niềm vui khôn xiết. Được sà vào lòng mẹ, bé Hồng mừng đến nỗi quên hết mọi thứ trên đời. Những lời thăm hỏi của mẹ giống như một chuỗi âm thanh hạnh phúc, bé Hồng không thể nhớ đó là câu gì, chuyện gì. Ngay cả những lời cay độc của bà cô đã từng làm cho bé đau đớn, tủi cực… cũng chìm đi, biến mất. Bao trùm tâm trí bé là niềm hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ. Phải thương nhớ mẹ, yêu quý mẹ, thèm khát mẹ đến mức nào thì bé Hồng mới cảm thấy sung sướng như vậy khi được gặp lại mẹ mình.

Đoạn trích Trong lòng mẹ đã mở ra trước mắt chúng ta thế giới tâm hồn phong phú của một cậu bé bất hạnh. Tình thương mẹ đã giúp bé Hồng có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời. Cho dù cảnh ngộ có éo le đến mấy thì cũng không thể chia cắt được tình cảm mẹ con. Chúng ta càng thêm thương, thêm quý bé Hồng và càng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.

3 tháng 9 2021

Mik biết nhưng không nói đui

\(x = {-b \pm \sqrt{b^2-4ac} \over 2a}\) ok nhé

3 tháng 9 2021

Sau khi đọc xong những tác phẩm của Nam Cao, người đọc dường như vẫn cảm thấy xót xa và day dứt khôn nguôi trước số phận của những con người khốn khổ như bà cái Tý trong Một bữa no, anh Đĩ Chuột trong Nghèo, anh Phúc trong Điếu văn...Song có lẽ ám ảnh hơn cả là cái chết dữ dội của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Mặc dù gần 7 thập kỷ đã trôi qua, nhưng cái chết ấy vẫn đủ sức làm quặn thắt bao tấm lòng người đọc. Vì sao vậy? Phải chăng vì Nam Cao tuy chưa dắt Lão Hạc vượt qua thảm cảnh bi đát của đời mình nhưng ông đã để ở đấy trọn vẹn một tấm lòng. Chính vì vậy mà ông để cho nhân vật của mình chọn một cái chết khác thường khi xét cả ba phương diện: nguyên nhân sâu xa của cái chết, phương cách chết và ý nghĩa của cái chết.

Thứ nhất là nguyên nhân cái chết. Một câu chuyện cười kể rằng: Có lão phu nọ vào rừng kiếm củi, trời nắng to, lão mệt mỏi và kiệt sức chẳng đủ sức để đỡ bó củi lên vai lão, lão buồn bã nói:

- Khổ thế này thì thà chết còn hơn.

Vừa dứt lời thì thần chết hiện lên hỏi:

- Ông lão! Ông vừa nói gì?

Ông lão hốt hoảng và ấp úng trả lời:

- Không! tôi chẳng nói gì cả. Tôi chỉ nói: giá như có ai đỡ bó củi lên vai thì hay biết mấy.

Câu chuyện thật đơn giản, ngắn ngủi và kết thúc bằng một tiếng cười bật lên từ phía người đọc. Nhưng có lẽ cái thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thì chẳng giản đơn chút nào, đó là vấn đề tình yêu cuộc sống. Con người dường như càng già thì càng quý sự sống, hay nói cách khác là khi cận kề bên cái chết thì bản năng sinh tồn của con người sẽ trỗi dậy mãnh liệt và yêu sự sống hơn bao giờ hết.

Vậy thì tại sao Lão Hạc lại tìm đến cái chết? “Sau trận ốm, lão yếu người đi ghê lắm. Những công việc nặng không làm được nữa. Làng mất vè sợi, nghề vải đành phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào họ tranh nhau làm mất cả. Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão, hoa màu bị phá sạch sành sanh. Từ ngày bão đến nay, vườn lão chưa có một tý gì để bán. Gạo thì cứ kém mãi đi. Một lão với một con chó, mỗi ngày 3 hào gạo, mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt...”

Lão quyết định bán “Cậu Vàng”. Bán đi người bạn thân thiết nhất, bán đi kỷ vật cuối cùng của con trai lão- lão đau đớn, dằn vặt và lương tâm lão dày vò khôn nguôi. Rồi lão mang 25 đồng bạc lão dành dụm được cộng với 5 đồng bán chó, với mảnh vườn 3 sào sang gửi ông Giáo. Thế rồi từ hôm đó: “Tôi thấy Lão Hạc chỉ toàn ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì ăn món nấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì lão ăn rau má với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi.

- Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ, lão làm lão khổ, chứ ai làm lão khổ”.

Vâng! Có lẽ lão làm lão khổ thật. Bởi vì nếu lão là người cha tầm thường, à không! phải nói là người cha bình thường chứ, thì lão sẽ chưa chết, thậm chí sẽ còn sống lâu hơn nữa là đằng khác. 30 đồng bạc cộng với mảnh vườn 3 sào, sẽ là một khoản kha khá lão có thể sống được. Nhưng lão đã không làm như thế. Mảnh vườn là tài sản duy nhất vợ lão hồi còn sống phải thắt lưng buộc bụng mới tậu được. Nó là tài sản duy nhất vợ chồng lão dành cho con. Bởi vậy mảnh vườn ấy gắn với danh dự, bổn phận của kẻ làm chồng, làm cha. Còn món tiền 30 đồng bạc ấy sẽ được dùng phòng khi lão chết có tiền ma chay. Lòng tự trọng không cho phép lão làm phiền đến mọi người. Cho nên món tiền ấy mang ý nghĩa danh dự của kẻ làm người, lão không thể tiêu vào đó. Cuối cùng lão chọn cái chết để tự giải thoát.

Vậy, từ diễn biến trên ta thấy nguyên nhân cái chết của Lão Hạc là do tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão đến bước đường cùng: Lão phải chết, đó cũng là số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo sống trong thời kỳ đen tối trước cách mạng tháng Tám. Song nguyên nhân sâu xa của cái chết, không chỉ là do tình cảnh đói khổ, túng quẫn mà là do xuất phát từ lòng thương con âm thầm, sâu nặng xuất phát từ đức hy sinh cao cả của người cha. Một người cha dám đánh đổi cả sự sống của mình để dành dụm số tiền ít ỏi cho tương lai của con.

Thì ra, ẩn đằng sau vẻ già nua, khắc khổ tội nghiệp ấy là cả một trái tim lớn lao nồng hậu, âm thầm nhưng tha thiết, bền bỉ luôn cháy lên ngọn lửa của tình phụ tử thiêng liêng. Thì ra đức hy sinh không chỉ là “độc quyền” của người phụ nữ mà nhiều khi, sự hy sinh ấy ở nam giới, sâu sắc hơn rất nhiều. Thì ra, đôi khi ở những con người bình thường lại chứa đựng những phẩm chất phi thường. Chao ôi! Nếu có “Hậu Lão Hạc” thì anh con trai lão sẽ trở về, sẽ lấy vợ, sinh con, lão sẽ được sống những ngày cuối đời thật thanh thản hạnh phúc. Lão sẽ được phụng dưỡng chăm sóc, lòng hiếu thảo của con cháu sẽ sưởi ấm đời lão, sẽ xoá nhoà tất cả những vết thương đau.

Nhưng! Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Hễ ai đọc Lão Hạc thì chẳng dễ gì quên được cái chết kinh hoàng của Lão: “Lão vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến 2 tiếng đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu”.

Không! Không chỉ có ông Giáo và Binh Tư hiểu mà tất cả mọi người đều hiểu, đều đau đớn trước cái chết kinh hoàng ấy. Phương cách chết của lão là chết bằng bả chó, chết do trúng độc bả chó. Chúng ta vẫn tự hỏi ngàn lần rằng vì sao Lão Hạc không chọn một cái chết êm dịu hơn, nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn. Lý giải điều này, sách giáo viên Ngữ văn 8(Tập 1- trang 39, xuất bản tháng 5/2004) viết rằng: “Ông lão nhân hậu, trung thực này chưa từng lừa một ai, lần đầu tiên trong đời lão phải lừa là lừa “cậu vàng” “người bạn thân thiết của mình. Lão đã lừa để “cậu vàng” phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa”.

Nếu hiểu như vậy, thì chỉ là lớp nghĩa đầu. Bởi vì lão chết bằng bả chó là xuất phát từ dụng ý nghệ thuật của tác giả, khẳng định một điều rằng: Ông không muốn trốn tránh sự thật của cuộc sống, cũng không muốn tìm lối giải thoát có tính chất chủ quan, dễ dãi. Thời bấy giờ nhà văn Nguyễn Công Hoan nói rằng: “Tự lực văn đoàn nhìn khói mái nhà của người nông dân, còn tôi, tôi nhìn vào dạ dày của họ”. Vũ Trọng Phụng thì gọi việc lảng tránh những vấn đề cuộc sống là chạy xa sự thực bằng những từ điêu trá của văn chương “... như vậy là giả dối là tự lừa mình và di họa cho đời”.

Còn Nam Cao lặng lẽ khẳng định “nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối nghệ thuật là những tiếng đau khổ toát ra từ những kiếp lầm than”. Và bằng cái chết của Lão Hạc, ta thấy Nam Cao đã chứng minh được điều đó. Nam Cao để cho Lão Hạc chết bằng bả chó tức là ông đã tôn trọng cái logic của sự thật cuộc đời. Vì chỉ có cái chết dữ dội ấy mới đủ sức tố cáo xã hội đương thời lúc ấy đã đẩy con người bất hạnh đến cùng đường tuyệt lộ, khiến họ phải chết một cách thê thảm đớn đau.

Ngoài ra Nam Cao muốn đề cập vấn đề nhân phẩm: dù phải trả giá đắt đến mấy, con người cũng phải giữ cho được phẩm chất của mình. Và Lão Hạc đã làm được điều đó. Dù túng quẫn nhưng lão không theo gót Binh Tư... Nhân tính đã chiến thắng bản năng, lòng tự trọng vẫn đủ sức giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hoá. Lão thà chết chứ không làm điều sằng bậy. Đó là nét đẹp trong quan điểm đạo đức của nhân dân ta “chết vinh còn hơn sống nhục”.

Lão quằn quại nằm xuống nhưng nhân cách của lão còn mãi trong lòng độc giả. Đó cũng chính là ý nghĩa của cái chết Lão Hạc. Cái chết ấy khép lại câu chuyện và có rất nhiều người cho rằng, cái chết này ẩn chứa đâu đó hình bóng bi kịch: Đó là bi kịch của sự đói nghèo, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của phẩm giá làm người. Chính cái chết này góp phần làm rõ hơn quan điểm có phần cực đoan của Nam Cao: “Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp người này kéo thì người kia hở”.

Nhưng xét một cách toàn diện thì cái chết ấy chưa hẳn là bi quan vì nó nói lên được niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp ở người nông dân của tác giả. “Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Mà nếu đáng buồn thì đáng buồn theo một nghĩa khác”.

Lão Hạc là một người nông dân chân lấm tay bùn chưa từng đọc sách thánh hiền, chưa từng được tham dự một lớp học nào về cách làm người, về tình phụ tử song cả cuộc đời lam lũ, lương thiện và trong sáng thanh cao của lão, cả cái chết kinh hoàng của lão- là minh chứng đầy đủ cảm động về nhân cách làm người, về tình cha con thiêng liêng sâu nặng.

3 tháng 9 2021

Đọc xong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, hẳn không ít người còn day dứt, dằn vặt và suy nghĩ về cái chết của lão. Chưa bao giờ ta lại thấy được rõ nét như lúc này về ranh giới giữa trắng và đen, giữa thị phi và đạo đức lại mỏng manh và nhập nhằng như lúc này. Cái chết của Lão Hạc là cái chết để nói lên tính cách, nhân cách của chính lão.

Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ lão chết để lại cho hai cha con lão một mảnh vườn, thằng con trai đã đến tuổi lấy vợ, nhưng vì nghèo quá không đủ tiền thách cưới. Con trai lão cũng vì thế mà bỏ đi làm đồn điền cao su năm hay sáu năm nay chưa thấy về. Lão Hạc đã tìm đến cái chết. Lão chết để lại cho mọi người sự bàng hoàng, xót xa. Có thể nói, lão chết vì đã nỡ lừa một con chó không? "Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó". Con chó đó được anh con trai lão mua về, khi anh đi làm thì để lại cho lão nuôi. Lão coi nó như một người bạn tri kỷ, một đứa con, đứa cháu tinh thần mà anh con trai để lại, khi ông nói chuyện với nó, ông gọi anh con trai là "bố cậu", thế nên ông đặt tên cho nó là "cậu Vàng". Có chuyện gì lão cũng kể cho cậu nghe, lão ăn gì, nó ăn nấy, có khi nó còn ăn nhiều hơn lão nữa. Vậy mà, lão quyết định bán nó. Nhưng quyết định bán cậu Vàng của lão đưa ra thật không dễ dàng chút nào. Lão đã nhắc đến chuyện này nhiều lần rồi, đến nỗi ông giáo "nghe câu ấy đã nhàm". Thế nhưng, lần này lão làm thật. Sau khi bán cậu Vàng không bao lâu, lão gửi mảnh vườn và tiền để lo ma chay của mình cho ông giáo. Lão tìm đến cái chết. Cái chết của lão thật đau đớn và kinh hoàng. "Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. Khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết." Lão chết như để trả nợ với cậu Vàng, vì lão đã nỡ nhẫn tâm lừa nó. Lão không chọn cho mình một cái chết nhẹ nhàng hay không đau đớn, vật vã mà ngược lại. Dường như lão muốn được cậu Vàng tha thứ. Bởi với lão, cậu Vàng như một đứa con, một người bạn tri kỷ, một kỷ niệm mà anh con trai để lại. Khi vừa bán chó xong, lão sang ngay nhà ông giáo và nói "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!". Câu nói rất tỉnh táo, không hề có ý gì thương xót hay hối hận mà ngược lại, nó như có ý khoe khoang một việc gì đó. Vậy mà, chỉ sau đó một khoảnh khắc, Nam Cao đã tả ngay cho ta thấy "Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt dâng dâng nước". Và chỉ chờ một giọt nước, một tác động nhỏ là mọi cảm xúc, mọi kìm nén sẽ vỡ òa ra. "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ..." , chỉ sau một câu hỏi của ông giáo. Và sau khi bán chó đi, tâm hồn lão dường như trống rỗng. Lão chết như để trả lời cho câu trách móc của con chó mà lão tưởng tượng ra.

Nhưng tất cả không chỉ có vậy, lão chết vì tình thương mà lão dành cho con trai quá lớn lao, không gì có thể thay thế được. Và lão chết cũng là để cho xã hội đương thời lúc đó thấy được cách họ đã dồn ép những người nông dân lao động nghèo đến đói cùng đói cực như thế nào. Anh con trai lão yêu một cô gái và muốn cưới làm vợ, nhưng nhà gái lại thách cao quá, lão không đủ tiền để trả. Vậy là anh đòi bán mảnh vườn mà mẹ anh đã "thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi" mới mua được, nhưng lão không đồng ý. Lão hết lời khuyên ngăn, cuối cùng thì anh con trai cũng ưng thuận nghe theo. Bởi quá nghèo khổ, anh con trai quyết tâm đi làm ở đồn điền cao su mong thoát khỏi cuộc sống cùng cực, tủi nhục lúc bấy giờ. Lão ở nhà cùng với cậu Vàng. Với tình yêu bao la dành cho con trai, lão tự làm thuê để kiếm ăn qua ngày, còn tiền hoa lợi của mảnh vườn thì để ra, gom góp cho anh con trai để anh có tiền cưới vợ, hoặc có vốn làm ăn. Nhưng thật là, người tính không bằng trời tính. "Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng, mười tám ngày, ông giáo ạ!" Bao nhiêu tiền của tích góp bấy lâu của ông đội nón ra đi theo tiền thuốc men, tiền ăn uống. Lão đau lòng, xót ruột lắm. Lão lại lo cho anh con trai của lão, lão sợ làm gánh nặng cho con mình. "Tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao? ..." Lão luôn đặt con trai ở vị trí trên cùng, quan trọng nhất, luôn tìm mọi cách để tốt cho con mà không quan tâm, không suy nghĩ gì cho mình hết. Lão trăn trở, suy nghĩ và lão quyết định. Lão gửi nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn, bao giờ con trai lão về thì giao lại cho nó, lão còn hai mươi lăm đồng bạc với năm đồng bán chó nữa là tròn ba mươi đồng, lão vét sạch, gửi ông giáo để phòng lo ma chay cho mình không lại phiền đến bà con hàng xóm. Từ đó "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món nấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc." Lão sống như thế nào cũng được, chỉ cần lão không làm phiền đến ai, không làm gánh nặng cho con trai mình là lão vui rồi. Tấm lòng của người cha là vậy đó, tất cả những gì tốt đẹp nhất đều dành hết cho con cái của mình. Tới cùng cực, lão không cầm cự nổi nữa, lão tìm đến cái chết như để giải thoát cho mình, giải thoát cho anh con trai và cũng là giải thoát cho cái xã hội nghèo nàn đương thời mà lão đang sống. Lão tính toán tất cả, làm tất cả mọi việc chỉ để cho con trai lão có cuộc sống tốt hơn.

Gấp trang sách lại ta thấy Lão Hạc là một người nông dân lao động nghèo khổ gần bùn nhưng lại chẳng hôi tanh mùi bùn, mà ngược lại, lão lại là một người cha hết mực, hết lòng vì con cái. Là một người nhân hậu, thương yêu loài vật, đó là cậu Vàng. Cái chết của lão chính là tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh thức những ai đang lầm đường, lạc lối, không được vì cái ăn, cái hư danh trước mắt mà bán đi linh hồn, nhân cách, phẩm giá của mình.

mong tíck