K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lão Hạc" của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính - lão Hạc - xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

     Con chó - cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định "có lẽ tôi bán con chó đấy" của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

     Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi "gạo thì cứ kém mãi đi" mà một ngày lo "ba hào gạo" thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

     Khoảnh khắc "lão cố làm ra vui vẻ" cũng không giấu được khuôn mặt "cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước". Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão.

     Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...".

     Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: "Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó". Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này.

     Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người - kiếp chó: "Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn".

     Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố "cười gượng" một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối.

     Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

     Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người lão Hạc. Nhân vật lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.

     Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn".Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.

     Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác". Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về lão Hạc và người nông dân... "Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương".

     Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. Ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.

     Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.

     Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.

     Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...

     Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...

     Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.

30 tháng 9 2021

ban co the cho lun truyen ngan day ko

30 tháng 9 2021

đang thuong,khổ kham

30 tháng 9 2021

cô đáng thương.

:)))))))

30 tháng 9 2021

alo, có ai làm giúp mình hông

30 tháng 9 2021

mọi người ơi, giúp mình với mai mình phải nộp bài rồi

30 tháng 9 2021

Tham khảo :

Thu lại về! Về với đất trời mênh mang, rộng lớn. Trời ngày mùa thu đã dần chuyển mình. Nắng vàng bắt đầu ngả mình dịu êm trên không, những đám may bàng bạc  khiến lòng người xao xuyến. Thu về tiếng trống trường tùng ...  tùng... tùng gợi nỗi nhớ mơn man, tưng bừng của ngày khai trường. Thu về mang tiếng chim ca líu lo khắp các nẻo đường. Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ, hàng cây xà cừ ngả vàng trên khắp các con đường trên thành phố Hà Nội thân yêu. Ôi mùa thu! Tôi yêu biết mấy.

- từ tượng hình: bàng bạc, mênh mang...

- từ tượng thanh: tùng...tùng...tùng, líu lo

~ HT ~

18 tháng 10 2021

đoạn văn này chưa liên quan đến học tập nhiều lắm thì phải

 

 

28 tháng 9 2021

Cuộc đời là những chuỗi ngày dài nối tiếp nhau, ngày qua ngày chúng ta cứ sống và trưởng thành, trải qua bao nhiêu gian nan bão táp để bước đi trên con đường của mình. Nhưng sống đâu chỉ là miệt mài bước đi để rồi bỏ quên những điều xưa cũ nhưng ẩn chứa vô vàn ý nghĩa.

Thật vậy, mặc cho cuộc đời đẩy đưa nhưng những thứ đã hằn sâu vào tiềm thức thì không thể nào phai nhạt được. Ai cũng có những điều bình dị như thế, và có lẽ với Thanh Tịnh cũng vậy. Có phải như thế mà sau mấy chục năm trôi qua, dù thấm đẫm nắng mưa cuộc đời thế nhưng những kỉ niệm về buổi tựu trường ấy vẫn không phai nhạt, nó vẫn để lại trong ông bao xúc cảm, nghẹn ngào cùng những dòng suy tư chạy chậm hòa với nhịp đập rộn ràng của con tim.

Mùa thu là mùa khai trường với những cảm xúc nghẹn ngào đến khó tả. Mùa thu thường mang đến cho người ta một cảm giác se se lạnh, một chút hiu quạnh và man mác buồn, và mùa thu cũng là mùa của những suy tư và kí ức. Thật vậy cũng vào khoảng thời gian ấy 30 năm về trước có một cậu bé được mẹ dắt tay đến trường, đó là những kỉ niệm ngọt ngào chẳng thể quên mà cho đến tận bây giờ khi đã trưởng thành cậu vẫn không thể quên, những xúc cảm vẫn đưa tiềm thức cậu trôi dạt về ngày tháng cũ, lòng vẫn bồi hồi, bối rối như ngày đầu tiên.

Truyện ngắn “Tôi đi học” được kể lại dựa theo trí nhớ của nhà văn về ngày tựa trường hôm ấy, tuy đã 30 năm trôi qua thế nhưng các chi tiết truyện vẫn rõ ràng, có trình tự thời gian, câu chuyện được kể lại dựa trên những kí ức đã xảy ra mấy chục năm về trước thế nhưng chúng ta lại cảm nhận được như nó vừa mới diễn ra cách đây không lâu vậy.

Người kể vẫn giữ được mạch truyện, mọi thứ vẫn rất rõ ràng tỉ mỉ từng chi tiết một, từ khi cậu bé được mẹ dắt tay đến trường, nhìn ngắm ngôi trường rộng rãi cho đến khi thầy giáo gọi tên mình và bước vào lớp học. Câu chuyện chẳng phải đơn giản chỉ là kể lại mà còn là nhân vật tự đặt mình vào trong đó, tự mình trôi dạt về quá khứ và để mặc cho những dòng hồi ức đẩy đưa để rồi lòng ông lại thấy bồi hồi, xao xuyến theo.

Tâm trạng của con người có thể thay đổi, bị tác động bởi không gian và thời gian. Thật vậy cứ mỗi mùa thu đến người nghệ sĩ ấy lại trải lòng mình ra để hồi tưởng, để mà sống lại những tháng năm tuổi thơ êm dịu. “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường…”

“Hàng năm” vốn chỉ một khoảng thời gian mang tính lặp đi lặp lại, cứ mỗi năm vào khoảng thời gian ấy người ta lại nghẹn ngào nhớ về quá khứ ngây dại của mình để rồi thổn thức, bồn chồn. Cuộc sống bộn bề vốn đã mệt mỏi bởi nhớ nhớ quên quên, con người có xu hướng thích những điều mới mẻ, xa lạ mà bỏ quên những điều gần gũi và bình dị với mình thế nhưng trong biển người tấp nập ấy lại có một người năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ thu về là trong lòng lại trào dâng cảm xúc, lại vẽ lên trong tim mình ánh lửa nhen nhóm về một thủa đến trường.

Nhưng không phải tự nhiên mà những kí ức ấy lại sống dậy một cách mãnh liệt như vậy trong lòng tác giả, mọi thứ chỉ thực sự bắt đầu khi ông nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè xuất hiện nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường để rồi con người mấy chục năm tuổi đời bỗng chốc thu mình lại, tiềm thức hóa thành đứa nhỏ vụng về được mẹ dắt đi trên con đường làng quen thuộc, con đường mòn ấy vốn đã đi nhiều lần, quen thuộc quá đỗi thế nhưng sao lần ấy lại thấy lạ quá, từng bước đi sao lạ lẫm quá, cảnh vật cũng thay đổi đến khác thường. Và chắc hẳn chính cậu bé ấy cũng nhận ra thứ cảm xúc lạ lùng ấy là do trong nhận thức của cậu đã có sự thay đổi, là do hôm nay cậu đi học.

Suy nghĩ của trẻ con thật lạ lùng và ngây thơ biết bao. Vốn chỉ là khoác trên mình bộ quần áo mới thôi thế nhưng lại cảm thấy mình đã lớn, cảm thấy trên mình có một trách nhiệm nặng nề nào đó. Rằng mình đã đi học, từ hôm nay mình đã lớn, sẽ không còn chơi đùa như hồi còn bé, không thể ham chơi nghịch ngợm với lũ bạn như thường ngày. Rồi lại đến khi muốn gánh vác trách nhiệm cầm sách vở của mình nhưng rồi vì hậu đậu nên trách nhiệm cao cả ấy phải nhường lại cho mẹ, vậy thôi mà cậu lại nghĩ “Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.”

Mọi chuyện trên đời đều diễn ra không theo một quỹ đạo nhất định nào cả và chỉ đến khi con người ta tự mình trải nghiệm, tự cảm nhận mới biết được giá trị của nó. Thật vậy đối với cậu bé ấy cũng vậy, chỉ vài hôm trước khi đi bẫy chim chơi đùa cùng lũ bạn và ghé qua trường và cảm thấy ngôi trường là một thứ gì đó rất xa lạ và “ không có cảm tưởng gì khác là trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng”, thế nhưng hôm nay khi mình khoác trên vai bộ áo mới, khi sắp trở thành một phần của ngôi trường và đặt chân vào trong đó cậu mới lại thấy ngôi trường uy nghiêm và vĩ đại đến thế.

Cái ngôi trường xa lạ ngày nào thế nhưng hôm nay cậu lại thấy nó “vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp”. Bao nhiêu con người, bao nhiêu cảnh vật đều xa lạ, mọi thứ đều mới toanh khiến cho đứa bé non nớt ấy bỗng chốc cảm thấy lo sợ vẩn vơ để rồi lại bẽn lẽn nép sau lưng người thân như bao cô cậu học trò khác. Nó cũng như bao đứa trẻ ngây dại kia muốn được hòa nhập với ngôi trường, muốn được trở thành một phần của mái nhà rộng lớn ấy, có lẽ vì vậy mà ngay lúc ấy tất cả đều ao ước mình được như những học trò cũ để biết thầy biết lớp khỏi phải rụt rè trước cảnh lạ.

Bối rối, lo âu khiến cho đôi chân cậu khựng lại, cậu chẳng có đủ can đảm để nhấc đôi chân lên sải từng bước dài về phía trước, tim đã đập loạn thành từng hồi, đôi chân run lẩy bẩy nhấc từng bước nặng trịch tiến về phía trước. Và đỉnh điểm của sự hỗn loạn trong cậu là khi nghe ông đốc trường Mĩ Lý gọi tên từng đứa một, dường như lúc ấy cậu đã cảm thấy như tim mình ngừng đập, nặng trịch từng mớ hỗn độn.

Và nỗi lo âu, thấp thỏm ấy khiến cho tâm trạng cậu nặng trĩu, bồn chồi, sợ những thứ xa lạ khiến cho cậu vỡ òa khi phải chia tay mẹ vào lớp học, đôi chân cậu chẳng muốn bước tiếp, đứa trẻ còn e dè cuộc sống trường lớp mới mẻ, chênh vênh, lạc lõng giữa biển người xa lạ khiến cậu đã vỡ òa trong giây phút đầy nghẹn ngào ấy. Nhưng rồi chuyện gì đến sẽ đến và con người không ngoại trừ bất kì một ai đều phải trải qua để trưởng thành, và cuối cùng cậu bé cũng bước vào giờ học đầu tiên của mình.

Cậu bỡ ngỡ, lạ lẫm với mọi thứ, tất cả đều khiến cho cậu tò mò và hứng thú, cậu thấy một mùi hương lạ phảng phất trong lớp học rồi lại thấy những thứ treo trong lớp thật lạ và hay, cứ như thế cậu dần làm quen với môi trường mới của mình, cậu thích nghi với lớp học nhanh đến mức mà cậu chẳng dám tin là thật, cứ thế và rồi đứa bé ấy bắt đầu giờ học đầu tiên của mình, bắt đầu cho một hành trình mới.

“Tôi đi học” là một truyện ngắn giàu cảm xúc và ý nghĩa, chắc hẳn ai cũng có những ngày đầu tiên bỡ ngỡ và bồn chồn đến thế. Thời gian qua đi khiến cho con người ta bỏ quên nhiều thứ, nhiều điều đã bị lãng quên thế nhưng những kí ức về buổi đầu tiên đến trường thì không thể nào phai nhạt được, nó sẽ theo con người ta đến hết cuộc đời để rồi khi bồi hồi nhớ lại ta lại xao xuyến vì mình cũng đã từng có khoảng thời gian như thế. "Tôi đi học" là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thanh Tịnh viết về những cảm xúc trong trẻo, hồn nhiên trong ngày đầu tiên đến trường.

Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

Hok tốt!!!!!!!!!!!!

VD1: Trong đêm giao thừa có một cô bé bán diêm lang thang trên phố. Em chưa bán được que diêm nào nên không dám về nhà vì sợ bị bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, em ngồi vào trong góc và lấy diêm qua quẹt để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, một chiếc lò sưởi hiện ra, tiếp đó là bàn ăn thịnh soạn, cây thông Nô-en. Đến que diêm thứ tư, bà nội dịu dàng hiện ra trước mắt em rồi vụt mất. Em vội quẹt hết bao diêm nhưng không níu được bà, rồi em thiếp đi và chìm vào giấc ngủ mãi mãi trong cái thời tiết giá lạnh.

VD2:Trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt một que diêm để sưởi ấm. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Em quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét.

VD3:Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

Mg đc bn k!

28 tháng 9 2021

Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, chu toàn tươm tất việc trong gia đình. Khi người ta đưa anh Dậu như cái xác không hồn về nhà, chị Dậu lo lắng, dồn toàn bộ tâm huyết để chăm sóc chồng. Chị lo lắng rằng anh có mệnh hệ gì, tất bật ngược xuôi mong anh tỉnh dậy. Đến khi anh tỉnh rồi chị mới an tâm được một chút và đi nấu cháo cho chồng ăn. Từng lời nói, cử chỉ, hành động của chị với chồng vô cùng đáng ngưỡng mộ. Dù trong lòng còn nhiều lo toan nhưng chị vẫn động viên chồng húp miếng cháo loãng để lại sức, cách gọi “Thầy em” vừa thể hiện sự trân trọng và kính nể, nhún nhường trước người chồng đau đớn của mình; vừa thể hiện tình cảm vô bờ bến dành cho chồng. Thật là một người phụ nữa đáng khâm phục

k cho mik nha

28 tháng 9 2021

 Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.  Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

k cho mik nha