K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2021

Có thể khẳng định như vậy: lạc quan thuộc yếu tố tinh thần nhưng chứa đựng một năng lượng tạo nên sức bật mạnh mẽ, tích cực, trong sáng… giúp con người vượt mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Chúng ta biết, giông tố cuộc đời, những hoạn nạn, gian lao không ai muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tùy vào cách đối diện mà khiến ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn hay chùn bước, buông bỏ… Tinh thần lạc quan khi đó là vô cùng quan trọng.

Lạc quan là luôn hướng về những điều tốt đẹp, “thấy” được những tia hy vọng trong khổ đau, nhìn nhận mọi việc theo chiều tích cực nhất.

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Quế ở TP. Hồ Chí Minh đã chiến đấu với đại dịch COVID-19 để bảo toàn mạng sống khi chị và chồng đều là F0 nặng, rất nặng là một minh chứng cụ thể nhất cho tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống khi mọi thứ gần như bế tắc, “bóng tối” rình rập, bủa vây…

Nhận được tin chồng nguy kịch, “có thể tử vong trong nay mai”, chị Nguyễn Thị Quế (27 tuổi, cũng là F0) sau cú sốc quá nặng, đã lấy lại bình tĩnh, rồi đánh liều nhắn tin đến Fanpage Bệnh viện Chợ Rẫy (tuyến cuối chữa trị bệnh COVID-19) xin các bác sĩ cứu chồng. Chồng chị là anh Trần Văn An (28 tuổi) là bệnh nhân nặng nhất trong gia đình 6 người. Anh được điều trị tại Bệnh viện Thủ Đức. Những ngày đầu, vợ chồng luôn liên lạc với nhau qua điện thoại. Nhưng đến ngày 29/7/2021 thì chị mất liên lạc, số máy của anh chỉ “tút tút” vô vọng dù mỗi ngày chị gọi đến hàng chục lần… “Tôi trải qua những ngày cực kỳ lo lắng, sợ hãi, sợ chồng đã gặp chuyện xấu nhất” - chị nói. Và 10 ngày sau chị nhận được cuộc gọi từ bệnh viện thông báo anh phải đặt nội khí quản, tình trạng rất nguy kịch, nguy cơ tử vong trong nay mai…

Dù rất suy sụp, nhưng tôi cố gắng liên lạc khắp nơi, tìm một cơ hội sống cho chồng. “Rải” tin nhắn khắp các bài đăng trên trang cá nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy… cầu xin các y, bác sĩ cứu giúp, chị nuôi hy vọng các y, bác sĩ sẽ đọc được. Và dòng tin “sẽ cố gắng hết sức” là phép màu hy vọng le lói trong tôi. Bác sĩ Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy) đã liên hệ với Bệnh viện Thủ Đức - nơi chồng chị điều trị để tìm hiểu tình trạng bệnh của bệnh nhân, và đồng ý chuyển bệnh nhân qua Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh An được nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mê man, thở máy hỗ trợ gần như ở mức cao nhất. Vậy mà sau 5 ngày được y, bác sĩ nỗ lực cứu chữa, bệnh nhân đã dần cải thiện, được rút nội khí quản, tình trạng bệnh đã khỏe dần lên…

Trải qua cuộc sinh tử căng thẳng, anh An cho biết mình “được cứu sống như một kỳ tích”, một phép màu nhờ sự nỗ lực, tích cực của y, bác sĩ mà “ông bụt” là bác sĩ Trần Thanh Linh tài giỏi qua lời cầu cứu sinh tử của vợ trước đó…

Câu chuyện thần kỳ này, suy đến cùng là nhờ người vợ (chị Quế) có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào cái tâm “lương y như từ mẫu” của y, bác sĩ, biết giữ cho mình một tinh thần lạc quan, tích cực trong suy nghĩ, hướng về “ánh sáng của sự sống” như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời… Và đã làm nên kỳ tích!

Thử giả dụ - giả dụ thôi, nếu người vợ thiếu niềm tin, bi quan, không nuôi hy vọng, nhìn cái gì cũng tối, cái gì cũng khó, như đường cùng không lối mở, thì làm gì có động lực, quyết tâm, ắt sẽ chấp nhận số phận, chấp nhận bỏ cuộc… Và sẽ có một kết cục khác, đau lòng?!

Lạc quan còn là thái độ sống. Đó là sự tươi vui, phấn khích, suy nghĩ tích cực - một thái độ sống luôn biết cười và “dám” cười. Lạc quan như là liều thuốc bổ cho cuộc sống thêm tươi đẹp (một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ) - Liều thuốc ấy dành cho tất cả mọi người nếu “biết giữ” lấy nó. Khi đó chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa; giúp ta tránh những hiểm họa trong đời. Có một điều “gặp gỡ” rất thú vị là lạc quan và người sống lạc quan rất yêu đời, yêu cuộc sống, nhìn cuộc sống bằng sắc màu tươi đẹp nhất (Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày mới để yêu thương)…

Chúng ta không khỏi ngậm ngùi trước ước mơ được làm cô giáo dạy trẻ, làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo, hay làm chú phi công… của những em bé không may bị căn bệnh hiểm nghèo nhưng ước mơ không bao giờ tắt - Đó chính là tinh thần lạc quan, trong sáng của các em…

Lạc quan còn giúp con người ta bình tĩnh xử lý mọi tình huống một cách hiệu quả nhất.

Đại dịch COVID-19 khiến mỗi người, mỗi gia đình đều phải gánh chịu tác động tiêu cực không mong muốn. Nhiều gia đình cùng một lúc, tai họa ập đến không từ một ai.

Gia đình 8 F0 của chị Nguyễn Thị Ngọc Linh - Chủ tịch Hội LHPN Phường 13, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh là một điển hình - Gia đình chị có tất cả 9 người. Ngày 13/7/2021 đã nhận được thông báo có 8/9 người trong gia đình là F0, “khi nghe tin sét đánh, cả gia đình lo sợ, cuộc sống xáo trộn trong tích tắc… Thế nhưng tinh thần đã sẵn sàng nếu chẳng may là F0, cùng với kinh nghiệm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, từng xông pha giúp đỡ, hướng dẫn cho nhiều F1, F0 trước đó…, tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần” - chị chia sẻ. Động viên gia đình không bị quan, dặn dò từng thành viên chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhằm chủ động khi có điều động đi điều trị của ngành Y tế. Chị và con trai điều trị tại nhà, các thành viên khác tùy theo triệu chứng đã được chia tuyến về nhiều nơi điều trị khác nhau.

Và cũng từ việc bình tĩnh, lạc quan, đối mặt, chiến đấu với vi-rút, gia đình chị đã vượt qua những ngày đáng nhớ nhất… Nói thì nghe nhẹ nhàng thế thôi, chứ ngày ấy là cả một sự lo lắng, hoảng loạn, suy sụp tinh thần.

Còn đây là bộc bạch chân thật của bà Lê Thì Rảnh - một bệnh nhân COVID-19 cao tuổi, thập tử nhất sinh: Tôi đã chiến thắng bạo bệnh nhờ vào sự tích cực cứu chữa của các y, bác sĩ, nhân viên y tế và… tinh thần lạc quan, tin tưởng - Sự lạc quan tin tưởng và những suy nghĩ tích cực sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh ngay cả trong thời điểm ngặt nghèo nhất. Tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực khiến tôi nhẹ lòng, động viên mình cố gắng, cố gắng thật nhiều để chiến thắng dịch bệnh. Đó cũng là cách để trả ơn những người thầy thuốc khi họ đã quá nhiều vất vả, gian lao vì người bệnh…

Từ 3 câu chuyện của 3 gia đình chiến thắng COVID-19 trở về cuộc sống bình an sau bao ngày “chiến đấu” quyết liệt với tử thần - dù những bị quan, sợ hãi, suy nghĩ tiêu cực vẫn có trong nhất thời… Cái lớn hơn hết là họ “gặp nhau” trong tinh thần lạc quan - đó là năng lượng tích cực vượt qua gian khó!

“Chỉ cần có tinh thần lạc quan thì bạn có được một nửa thành công” - Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo hay tuyệt đối điều gì. Sẽ chẳng có thành công nào có được một cách tự nhiên, nó chỉ đến khi ta biết tạo cho mình một tinh thần lạc quan, tin tưởng, không sợ bất cứ khó khăn nào.

27 tháng 11 2021

Rác thải ni lông đã trở thành một vấn đề nhức nhối, được mọi người hết sức quan tâm trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm như ngày nay. Hiểu một cách đơn giản, rác thải ni lông là những rác thải khó phân hủy, chúng tích tụ hàng nghìn năm, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sống của con người. Hàng ngày, có hàng tấn rác thải bị con người ném thẳng ra môi trường mà không hề bận tâm đến hậu quả sau đó. Một khối lượng rác thải khổng lồ như vậy đổ ra môi trường gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Chúng gây nên mùi hôi thối, khó chịu cho con người. Hơn hết, nếu không được xử lí đúng cách, rác thải sẽ tòn tại dưới dạng chất rắn khó phân hủy, nếu chúng ngấm vào trong chất sẽ gây ô nhiễm  đất cùng nguồn nước ngầm, gây nên bao bện tật cho sinh vật và con người. Cũng vì thế, rau quả, thức ăn hàng ngày của chúng ta cũng sẽ bị nhiễm độc, con người ăn vào những loại đồ ăn ý sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh ung thư. Chưa kể đến việc, những bãi rác ngổn ngang khắp nơi sẽ gây mất mĩ quan du lịch, tạo ấn tượng xấu cho du khách nước ngoài mỗi lần đến Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực ngay lúc này để bảo vệ môi trường và ngăn chặn những hậu quả xấu nhất xảy ra. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân cần tự tìm hiểu và nâng cao ý thức của mình về việc bảo vệ môi trường. Cần lập ra những đội dọn dẹp rác ở địa phương để xử lí rác thải. Đồng thời chúng ta cần kêu gọi mọi người dùng những sản phẩm bảo vệ môi trường thay cho túi ni lông. Đây là những biện pháp thiết thực nhất mà chúng ta cần nhau chung tay để loại bỏ rác thải gây ô nhiễm môi trường. Mỗi người hãy là một phần tử nhỏ trong phần tử lớn xã hội để giữ gìn môi trường của chúng ta luôn được xanh - sạch - đẹp.

  THAM KHẢO THÔI NHA BẠN  CHÚC HỌC TỐT
MÌNH HỌC LỚP 10 NÊN CÁI NÀY CHẲNG KHÓ J

28 tháng 11 2021

cảm ơn bạn 

27 tháng 11 2021

Bạn tham khảo nha

àn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - câu tục ngữ này luôn đúng trong mọi thời đại. Dù theo thời gian, những quan niệm về chuẩn mực của người phụ nữ có nhiều thay đổi thì phụ nữ vẫn là người thắp lửa trong gia đình, vẫn là người có tác động đặc biệt quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với con cái của họ.

Từ xa xưa, việc chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái đã là thiên chức của người mẹ. Niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi người phụ nữ đó là được làm mẹ, được chăm sóc cho những người mình yêu thương. Điều đó không hề thay đổi theo tiến trình lịch sử, dù quan niệm của mỗi thời đại có khác nhau đi chăng nữa.

Ai đã từng làm mẹ sẽ cảm nhận sâu sắc về tình yêu thương, sự nhọc nhằn, hy sinh, tảo tần nuôi con khôn lớn của người mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đau và nuôi con khôn lớn nên người. Chín tháng mười ngày nuôi dưỡng những bào thai, khi con mẹ cất tiếng khóc chào đời dù đang trong cơn đau đớn để cho con ra đời nhưng mẹ vẫn mỉm cười hạnh phúc. Không quản ngày đêm, mẹ chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những câu thơ ngọt ngào và sâu lắng nhất khi nói về tình cảm, tấm lòng của người mẹ dành cho con:

“ Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.

Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.

Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.

Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của con mẹ luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: con mẹ hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.

Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “ Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt; gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chú ý hạt nhân cho tốt” (trích Bài nói tại Hội nghị Cán bộ thảo luận: “Dự thảo luật Hôn nhân và gia đình” 10-10-1959). Con cái chính là tấm gương phản ánh thực trạng đạo đức, nếp sống mỗi gia đình, của việc giáo dục con cái của những bậc làm cha, làm mẹ. Xã hội phát triển khi có những gia đình tốt, những công dân tốt. Hạt nhân đó chính là thành quả do những người cha, người mẹ gây dựng nên. Đặc biệt, bàn tay người mẹ chăm sóc, gieo trồng cho những hạt giống đó được đâm chồi, nảy lộc và tỏa sáng.

27 tháng 11 2021

Bỏ C5 nhé

27 tháng 11 2021

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài ra đời từ rất lâu, nó đã trải qua các thời kì cải biến để đạt đến độ thẩm mĩ như ngày nay. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được người phụ nữ mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Sau đó, nó được biến thành áo ngũ thân để các cô, các bà mặc trong lễ hội mùa xuân.

Đến thời chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Vũ Vương Nguyền Phúc Khoát ban hành sắc dụ về y phục, thì chiếc áo dài có cổ đứng ngắn tay, cứa ống tay rộng hoặc hẹp, hai bên nách trở xuống khâu kín, không xẻ tà. Từ đó, áo dài được cải tiến theo nhiều kiểu, ngày một trở nên xinh đẹp, thướt tha.

Áo dài được may bằng nhiều chất liệu như gấm, nhung, lụa tơ tằm. Hiện nay, các nhà thiết kế y phục đã sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài tân thời, cố áo cài khuy. Khuy áo là hạt cườm, hạt ngọc, cúc bấm. Tay áo dài không có cầu vai, may liền với cổ áo giống như áo bà ba xẻ tà. Chính đặc điểm này khiến việc sinh hoạt của ngực phụ nữ được dễ dàng, đồng thời tạo dáng thanh thoát, yểu điệu, thướt tha.

Áo dài có hai tà chính: tà áo trước và tà áo sau. Đây là phần được các nhà thiết kế thời trang cách điệu nhiều nhất. Khi thì dùng chất liệu vải voan, khi thì được kết cườm, ngọc óng ánh. Áo dài thường đi đôi với quần thụng. Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài xẻ tà cùng với quần thụng trắng bởi nó tạo nên vẻ đài các trang nhã. Hiện nay, áo dài có nhiều hoa văn khác nhau, mang đậm bản sắc dân tộc Có thể là những đoá hoa như hoa hồng, hoa lan, búp huệ. Có thể là hoa thuỷ tiên. Cũng có thể là nhiều loại hoa rực rỡ, đủ màu sắc gợi lên dáng yêu kiều, đài các, quý phái của các cô thiếu nữ, thanh nữ.

Giêng hai, bước vào hội xuân, trên mọi nẻo đường quê Kinh Bắc, xứ Đông xứ Đoài... ta bắt gặp các bà, các cụ trong bộ áo quần dài bằng lụa nâu, vai khoa; túi đi đến chùa lễ Phật. Hội chùa Hương, hội Gióng, hội chùa Dâu, hội Lim,... từng đoàn thiếu nữ, thanh nữ thướt tha trong bộ áo dài tuyệt đẹp. Trong các lề chào cờ, các ngày lễ được tổ chức ở sân trường, nhất là các trường Trung học phổ thông hàng nghìn nữ sinh và cô giáo trong chiếc áo dài trắng, quần trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh trắng của thế hệ tuổi xuân.

Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào và hãnh diện của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Vẻ đẹp chiếc áo dài gợi lên vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đất nước và con người Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể y phục của mỗi con người Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, hiện đại, nhưng chiếc áo dài tân thời sẽ mãi mãi gắn bó với tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, làm tôn vẻ đẹp kiêu sa, duyên dáng của các thiếu nữ, thanh nữ trong lễ hội

đây em nhé

 chiếc áo dài nó bình thường nhưng nếu là em thì em ko thích

26 tháng 11 2021
Bức tranh thứ hai (III, IV, V): Màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn. Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 - 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ. Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình: Giấy đỏ / buồn không thắm Lá vàng/ rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay v.v… Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ). Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: Cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển: Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu. Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay. Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp. Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian. Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: Hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã. Thời gian con người, thời gian văn hóa: Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác. Hai thời gian này va chạm nhau và gây nên những bi kịch. Ông đồ là một bi kịch.
26 tháng 11 2021

Vì bà ngoại sinh ra mẹ,bà nội sinh ra bố

vì bà ngoại là "mẹ" của mẹ bn nên gọi là bà ngoại

còn bà nội là "mẹ" của cha bạn . theo phong tục thì bn sẽ là ng nối dõi :v 

ko đúng thì cho nhin nỗi

HT