K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ :

Tôi là một ông giáo làm nghề dạy chữ cho lũ trẻ con trong làng. Mọi người thường gọi tên với cái tên thân mật là "ông giáo". Tôi sống với vợ và hai người con một trai, một gái. Nhà tôi tuy không khá giả gì nhưng so với với nhiều hộ bần nông trong làng thì cũng đỡ hơn phần nào. Những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc sống của những người nông dân, người trí thức nghèo như chúng tôi vô cùng vất vả, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng hai vai, cường hào thì tăng cường áp bức khiến cuộc sống vốn khó khăn càng thêm thống khổ. Bao kiếp người lầm than khốn khổ ngày ngày chật vật với bát cơm, manh áo mà xót xa vô cùng. Cạnh nhà tôi có lão Hạc, lão nghèo lại già yếu, quanh năm làm thuê cuốc mướn kiếm cái ăn. Lão sống một mình cô đơn lắm, ai cũng thương cảm nhưng lại không đủ điều kiện để giúp đỡ. Anh con trai lão bỏ nhà đi đồn điền cao su mấy năm biệt tăm chẳng tin tức gì, lão sống bầu bạn với cậu Vàng qua ngày, xem con chó như vật quý chăm sóc và cưu mang nó như thành viên trong nhà vậy. Lão yêu và quý trọng cậu Vàng như tôi trân trọng những cuốn sách của mình vậy. Tình cảm của lão dành cho cậu Vàng rất lớn, bởi vậy mà dù có đói khổ thế nào lão cũng chẳng chịu bán cậu Vàng đi.

Bỗng dưng một hôm, khi tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi , lão nghẹn ngào báo với tôi tin bán cậu Vàng:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ! Tôi giật mình, bởi tôi hiểu tính lão, dù có phải nhịn ăn thì lão cũng sẽ không bao giờ chịu bán cậu Vàng đâu. Chắc chắn phải có lý do gì khác.
Dù lòng phân vân nhưng tôi vẫn tiếp lời hỏi lão:

- Cậu Vàng sao đi vậy? Cụ bán à?

Lão gật gật, chẳng nói nên lời, giọng khàn hẳn:

- Bán rồi ông ạ, họ vừa bắt xong.

Chao ôi, khốn khổ quá, nhìn khuôn mặt tội nghiệp của lão mà lòng nghẹn đắng. Có bao giờ người ta mất đi thứ quý giá gắn bó với mình mà không đau không tiếc cơ chứ? Lão cố tỏ ra vui vẻ, mặt gượng cười mà như mếu, nước mắt ầng ậc chực chờ chảy. Xót xa quá, tôi vòng tay ôm lấy lão như ôm lấy một đứa trẻ đáng thương đang bởi bỏ rơi giữa trời đông lạnh giá. Hơn ai hết tôi hiểu nỗi đau của lão lúc này, lão cô đơn lại càng cô đơn hơn. Những cuốn sách tôi xót xa kia làm sao mà sánh được với nỗi đau của lão lúc này. Thật đáng thương, đáng thương làm sao, tôi buồn cho lão, buồn cho cuộc đời éo le của lão.

Nhìn lão hồi lâu rồi tôi cố trấn an lão rồi hỏi:

- Vậy lão để cho chúng bắt á?

Vừa dứt lời, mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhằn hằn trên khuôn mặt già nua tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn. Lão nghẹo đầu về một bên, cái miệng méo mó bật ra tiếng khóc thương tâm, lão khóc hu hu, trong tiếng khóc ấy là nỗi đau xé lòng của lão:

- Ông giáo ơi ... Cậu Vàng có biết gì đâu, nghe tiếng tôi gọi nó chạy vào ngay, còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó nào ngờ tôi nhẫn tâm lừa bán nó...
Lão sụt sùi trong tiếng khóc, tôi gắng an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó có hiểu gì đâu? Tình cảnh khó khăn như này cụ cũng đâu thể nuôi mãi nó được. Cụ bán nó âu cũng là số kiếp của nó.

Tôi cố nói thế cho cụ đỡ bận lòng nhưng tôi biết làm gì có thể nguôi được nỗi buồn của lão. Cụ ngồi thất thần, tiếp lời tôi:

- Ông giáo nói cũng phải. Kiếp làm chó nó khổ quá may mắn ra kiếp sau nó được làm người sẽ sung sướng hơn. Như tôi chẳng hạn. Lão vừa dứt lời tôi thấy lòng mình nghẹn đắng. Tại sao có bao số kiếp đớn đau, tủi nhục, hẩm hiu quá vậy. Bùi ngùi nhìn lão, nặng lòng thêm, tôi bảo:

- Kiếp ai cũng vậy thôi cụ. Đời tôi đây cũng chả sung sướng gì. Cái xã hội tàn bạo này đâu cho ai cái quyền làm người sung sướng ngoài bọn ngang tàng, bạo ngược.

Lão gật đầu, khuôn mặt tê dại đi, mắt nhìn xa xăm một cõi, lão nghĩ gì tôi cũng không biết nữa. Tiếng thở dài nặng nề lan toả cả bầu không gian.

Lão bảo:

- Kiếp người mà cũng khổ nốt thì nên làm kiếp gì cho sướng nhỉ? Đó là câu nói của một người đã trải đời mấy mươi năm. Người ta đau đớn cho kiếp làm người ngang trái, chua chát nhận ra những đắng cay cuối đời. Một câu hỏi của lão khiến tôi nặng lòng, não nề và ám ảnh: "Rốt cuộc thì làm kiếp gì cho sướng?" .

Lạ lùng thay, kiếp người có khổ cực ngang trái, có quá bao kiếp nạn thì người ta vẫn khát khao được làm người và làm người lương thiện. Tôi cố gợi chuyện khác để lão quên đi nỗi buồn thực tại. Định xuống bếp lấy vài củ khoai lang mời lão uống chén trà thì lão gọi lại nhờ tới hai việc.Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp đặng khi còn trải lão về thì trao cho nó. Việc thứ hai là lão giáo cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết nhờ hàng xóm lộ ma chay. Dặn dò tôi xong, lão lặng lẽ ra về.

Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ấy họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả tuyệt vời. Trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ một tấm lòng thiện lương, một trái tim vô vàn yêu thương và giàu lòng nhân ái.

27 tháng 10 2021

Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.

Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: "Chào bác". Tôi đáp lại:

- Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!

- Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!

Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới: Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; một điều "cậu" này, hai điều "cậu" nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:

- Thế nó cho bắt à?

Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn xô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.

- Khốn nạn! Nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.

Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mường tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:

- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.

- Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! - Ông giáo nói.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!

Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được.

Ông giáo nói:

- Không có kiếp gì là sướng cả! Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!

- Ông giáo dạy phải! Nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!

- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!

- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.

Vậy là lão Hạc lại loạng choạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.

Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. Tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

26 tháng 10 2021

- Ngoại hình: béo lùn, cưỡi trên lưng một con lừa thấp lè tè.

- Luôn mang theo bên mình túi 02 ngăn.

- Mục đích kiếm tiền mong làm giàu.

- Can ngăn chủ, bỏ mặc chủ.

=> Nhút nhát có phần ích kỉ.

- Thái độ: tận tụy.

- Thích ăn, thích ngủ, đau phải kêu.

- Ưu điểm: tỉnh táo, thực tế.

- Nhược điểm: ích kỉ, hèn nhát.

- Trí tuệ: hoàn toàn tỉnh táo.

+ Nhận thức được bản chất của sự vật - cối xay là cối xay.

- Ước muốn: thực tế tới mức thực dụng.

+ Mong được cai trị một vài hòn đảo.

- Hành động: nhút nhát, sợ sệt.

+ Không dám theo chủ vào đánh nhau với cối xay.

+ Hơi đau một chút đã kêu ca ngay.

- Quan niệm sống: quá chú trọng tới bản thân (quan tâm quá mức tới việc ăn, ngủ…).

- Tính cách: nhát gan, ích kỉ, vụ lợi nhưng trung thành, thực tế.

→ Xan-chô-pan-xa là nhân vật tồn tại cả những mặt tốt, xấu, hay dở. Xan-chô-pan-xa rất thực tế, tỉnh táo nhưng nhân vật này thực dụng, hèn nhát, tham lam.

Bài tập 3. Đọc đoạn trích: "Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị...
Đọc tiếp

Bài tập 3. Đọc đoạn trích:

"Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thy những tiếng nhốn nháo bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. My người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội."

a.      Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của ai?

b.     Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì? 

c.      Liệt kê những từ tượng thanh, tượng hình xuất hiện trong đoạn trích trên. Việc sử dụng những từ tượng thanh, tượng hình đó có tác dụng nghệ thuật gì?

d.     Viết một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 – 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình yêu thương con của lão Hạc trong văn bản vừa xác định. (Trong đoạn văn sử dụng câu đặc biệt, thán từ; gạch dưới và chú thích một câu đặc biệt, một thán từ).

1
26 tháng 10 2021

nooooooooooooooooooooooooooooooooooooo

Bài tập 2. Đọc đoạn trích:"Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chay đến đỡ lấy tay hắn:-        Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!-        Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:-          Chồng tôi đau ốm, ông...
Đọc tiếp

Bài tập 2. Đọc đoạn trích:

"Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chay đến đỡ lấy tay hắn:

-        Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

-        Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

-          Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào canh anh Dậu.

Chị Dậu nghiên hai hàm răng:

-         Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"

a.      Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của ai?  

b.     Tại sao khi miêu tả cuộc đối thoại giữa chị Dậu và cai lệ, tác giả không để chị Dậu dùng một từ xưng hô duy nhất, mà lúc thì dùng "cháu", lúc dùng "tôi", khi lại dùng "bà"?

c.      Liệt kê những từ tượng thanh, tượng hình xuất hiện trong đoạn trích trên. Việc sử dụng những từ tượng thanh, tượng hình đó có tác dụng nghệ thuật gì?

d.     Viết một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 – 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình yêu thương chồng của chị Dậu trong văn bản vừa xác định. (Trong đoạn văn sử dụng câu mở rộng thành phần, thán từ; gạch dưới và chú thích một câu mở rộng thành phần, một thán từ).

0
Bài tập 1. Cho đoạn trích: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng "em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ...
Đọc tiếp

Bài tập 1. Cho đoạn trích: Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng "em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh n một cách giấu giếm...

a.      Đoạn trích nằm trong văn bản nào, của ai?

b.     Tại sao trong đoạn trích, lúc tác giả dùng "mợ", khi lại dùng "mẹ"?

c.      Liệt kê những từ tượng hình được sử dụng trong đoạn trích. Việc sử dụng những từ ngữ đó có tác dụng gì?

d.     Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình yêu thương mẹ của nhân vật "tôi" trong văn bản vừa được xác định. (Trong đoạn văn sử dụng câu bị động, thán từ; gạch dưới và chú thích một câu bị động, một thán từ).

giúp mình với

 

0
26 tháng 10 2021

chịu mik k10

26 tháng 10 2021

thi luôn rồi

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:... “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đảng buồn, hay vẫn đảng buồn nhunglại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tưr về được một lúc lâu thìthấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mãi mốt chạy sang. Mấyngười hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôixổng xộc chạy vào.Lão Hạc đang vật vã ở trên giường,...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
... “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đảng buồn, hay vẫn đảng buồn nhung
lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tưr về được một lúc lâu thì
thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mãi mốt chạy sang. Mấy
người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôixổng xộc chạy vào.
Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt
long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh
một cái, nấy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão
vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu
lão chết vì bệnh gì mà đau đón và bất thình lình như vậy. Chi có tôi với Binh Tư
hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão
đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cổ giữữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão
vể, tôi sẽ trao lại cho hẳn và bảo hån: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra
anh đã cố để lại cho anh trọnvẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."".
( Lão Hạc – Nam Cao, Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1 (0,5đ). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ). Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.
Câu 3 (0,5đ). Tìm các hình ảnh miêu tả về “cái chết dữ dội của" lão Hạc.
Câu 4 (0,5đ). Xác định từ tượng hình có trong đoạn trích?Nêu tác dụng.
Câu 5 (2đ). Từ nội đung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn tổng- phân-hợp 12
câu nêu suy nghĩ ủa em về số phận người nông dân trong xã hội cũ. Đoạn văn
có sử dụng một tình thái từ, một thán từ (gạch chân câu chủ để )1 XEM TRẢ LỜI TRẢ LỜI +10 điểm
0