K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”(Trích Phong cách Hồ...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “Di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì?

Câu 2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?

Câu 3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

Câu 4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao?

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ văn bản trên?

help mik voi may ban

1

a/ Cụm từ '' dị dưỡng tinh thần '' là hình thành và nuôi dưỡng tinh thần dựa trên yếu tố khác.

b/ Văn bản trên đề cập đến nếp sống đầy văn minh, giản dị và thanh đạm của Bác Hồ.

c/ Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông được hiểu là: Một lối sống thanh cao, giản dị, đơn sơ mà lại hòa nhập với phương Đông trên thế giới. Lối sống ấy không bị khác thường, xa lạ với phương đông mà cũng không quá cầu kì

23 tháng 9 2021

Đề bài

Trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận có câu thơ sau

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng"

23 tháng 9 2021

 trả lời : em ế !

23 tháng 9 2021

FA muôn năm nhé

 Đoạn văn trên được trích từ "Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du. Qua đoạn văn tả thấy trước hết cô Kiều là một người tình chung thủy. Dù đã bán mình chuộc cha nhưng lòng nàng lúc nào cũng nhớ về Kim Trọng. Kiều nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp cùng chàng Kim với những lời thề non hẹn biển. Càng nhớ lại càng đau khổ vì cô cảm thấy chính mình đã phụ bạc tình yêu của Kim Trọng. Lúc này đây, Kiều đang đo lắng cho Kim Trọng, có lẽ ở nơi quê nhà chàng cũng đang tìm kiếm, mong ngóng tin tức của Kiều từng ngày. Bên cạnh đó ta còn thấy Kiều là một người con hiếu thảo. Phải bán mình chuộc cha và em nhưng nàng không hề oán hận mà luôn lo lắng cho cha mẹ nơi quê nhà. Trước kia khi còn ở nhà Kiều là người ủ ấm giường, là người quạt cho cha mẹ mỗi khi nóng bức. Nay nàng đã rời xa gia đình nên lúc nào cũng đau đáu không biết ai sẽ thay mình chăm sóc mẹ cha. Nỗi nhớ thương của Kiều được gửi gắm trong những vần thơ lục bát càng khiến người đọc xót xa, tiếc nuối. Nhu vậy qua đoạn thơ trên ta thấy Kiều không chỉ là một người tình chúng thủy mà còn là một người con rất mực hiếu thảo.

22 tháng 9 2021

Nếu như cái chết đầy bi thương của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao gợi nên trong tâm hồn người đọc một sự thương xót và căm phẫn xã hội bất công, tàn bạo đã bóp nghẹt quyền sống của người dân, để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết thương tâm. Thì với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ người đọc sẽ cảm thấy thật thắc mắc rằng chỉ với một lời nói không rõ ngọn ngành của một đứa trẻ mới tập nói, chỉ bởi những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ lại dẫn đến một cái chết vô cùng bi thương cho người phụ nữ công, dung, ngôn, hạnh - người mà đáng lẽ ra sẽ phải nhận được niềm hạnh phúc xứng đáng.

Câu trả lời có lẽ từ đây, nếu tỉnh táo và xem xét thấu đáo vấn đề thì có lẽ Trương Sinh đã không đẩy vợ đến con đường chết. Chính vì sự đa nghi và mất lòng tin vào vợ, chính vì sự vũ phu nam quyền độc đoán, vì sự bất công, coi rẻ mạng sống người phụ nữ mà khiến cho cái chết của Vũ Nương lại thêm muôn phần bi thảm. Sự ra đi của nàng là cách duy nhất để chứng minh cho nỗi oan nghiệt của bản thân, là chút hy vọng cuối cùng để níu giữ lại phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ.

Sự ra đi của Vũ Nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương, đau đớn và ngậm ngùi, bao nhiêu sự tiếc nuối dành cho một kiếp “hồng nhan bạc mệnh” quá đỗi xót xa trong lòng xã hội lúc bấy giờ.

Có thể thấy thoát ẩn hiện trong những trang văn của Nguyễn Dữ là một niềm thương cảm quặn xé trước bi kịch ngang trái của Vũ Nương, là lời tố cáo đanh thép một chế độ xã hội với những hủ tục lạc hậu những lời văn của Nguyễn Dữ thấm đẫm sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Trước và sau Vũ Nương, ta bắt gặp Thị Kính, Thúy Kiều - họ đều là nạn nhân của lễ giáo phong kiến dù bị oan khuất, bị vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần, dù phải sống dưới lớp bùn đen nhơ nhớp của xã hội tanh bẩn nhưng ở họ sẽ mãi ngời sáng vẻ đẹp về phẩm chất luôn ngời sáng để cho người đương thời và mãi mãi về sau khâm phục, nâng niu, kính trọng.

Vũ Nương chỉ là một điển hình tiêu biểu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, nhưng lại gặp số phận bất hạnh.Qua việc xây dựng bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã bày tỏ thái độ xót xa thương cảm cùng niềm trân trọng đối với người phụ nữ. Thông qua bi kịch của Vũ Nương, nhà văn phản ánh bi kịch chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Những người phụ nữ ấy nết na, đức hạnh như bị đối xử bất công, vô nhân đạo không có quyền sống hạnh phúc, không được che chở, bảo vệ số phận vô cùng mỏng manh, yếu ớt. Có lẽ vì thế mà truyện đã in sâu đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào.Họ là nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ. Vũ Nương phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức. Vũ Nương là nạn chân của chế độ nam quyền, mà ở đó tư tưởng trọng nam khinh nữ là chủ yếu. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương cũng được " mua" về bằng tiền của Trương Sinh. Không những thế, Trương Sinh còn có tính cách gia trưởng, hay ghen, vũ phu. Điều này càng làm số phận của Vũ Nương trở nên bi đát. Số phận của người phụ nữ phong kiến thật xót xa.Như vậy Vũ Nương là những người phụ nữ phong kiến vừa đẹp người lại đẹp nết.Trong hoàn cảnh phong kiến khắc nghiệt, số phận có bi đát nhưng không làm mờ đi vẻ đẹp của họ.

22 tháng 9 2021

Hà Nội không thể giãn cách, phong tỏa mãi được. Đây là kinh nghiệm thực tiễn của thế giới cũng như của Thành phố. Việc giãn cách hay nới lỏng quy định chống COVID-19 phụ thuộc vào tình hình dịch tễ, về nguy cơ dịch bệnh của từng khu vực, từng địa bàn. 

Hiện nay số ca mắc trên địa bàn Thành phố đang có chiều hướng giảm dần, số ca mắc trong cộng đồng cũng giảm dần.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, việc giãn cách hay nới lỏng phụ thuộc vào tình hình dịch tễ, về nguy cơ dịch bệnh của từng khu vực, từng địa bàn của TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Gia Huy

Thông tin được Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết tại buổi thông tin báo chí về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Thành ủy Hà Nội chiều 10/9. 

Cơ bản khống chế được dịch bệnh

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Hà Nội đã trải qua tròn 50 ngày với 4 đợt giãn cách, số ca mắc trên địa bàn Thành phố đang có chiều hướng giảm dần, số ca mắc trong cộng đồng cũng giảm dần.

Nếu như ở giai đoạn 1 giãn cách, số ca mắc trong cộng đồng chiếm khoảng gần 50%; giai đoạn 2 và nửa đầu giai đoạn 3 chiếm khoảng 30%; cuối giai đoạn 3 đến đầu giai đoạn 4  giảm xuống còn 8,7%. Trong những ngày gần đây, bình quân mỗi ngày có 30-40 ca, chủ yếu là các ca mắc trong các khu cách ly, phong tỏa.

Để nâng cao năng lực y tế, Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện Trung ương, huy động các bệnh viện tư nhân cùng vào cuộc; nâng cao năng lực của tất cả các cơ sở y tế và đã xây dựng phương án cao, dự kiến có tới 40.000 F0, giao nhiệm vụ cho các cơ sở y tế chuẩn bị phương án này.

Thành phố đang kích hoạt và vận hành cơ chế có 10.000 F0; đã có 14.600 giường bệnh để thu dung, điều trị thể nhẹ (tầng 1). Còn tầng 2, tầng 3 đã kích hoạt 2.000 giường. Chưa kể số giường bệnh của Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho các bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ Hà Nội 2.500 giường ở tầng 3. Thành phố cũng cho sửa chữa, nâng cấp hệ thống oxy của tất cả các bệnh viện, đảm bảo đáp ứng yêu cầu điều trị cho 40.000 người bệnh.

Tất cả các cơ sở thu dung, điều trị F0 thể nhẹ đều vận hành trên cơ sở sử dụng các nhà tái định cư, chung cư thương mại, các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn, không phải xây mới. Duy nhất chỉ có bệnh viện dã chiến của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (tại Yên Sở, Hoàng Mai) là phải xây mới.

Về cơ sở cách ly, Hà Nội hiện nay mới sử dụng chưa đến 9% công suất. Thành phố cũng giao cho các quận, huyện, thị xã (trừ 4 quận nội đô) phải chủ động xây dựng các khu cách ly tập trung của mình, với công suất từ 1.000-5.000 chỗ.

“Cái được lớn nhất trong thời gian vừa qua là Thành phố đã khống chế cơ bản dịch bệnh. Nâng cao năng lực, chẩn bị ở mức cao của ngành y tế để sẵn sàng đối phó với dịch bệnh ở mức cao hơn”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết.

Cung cấp nhu yếu phẩm, thuốc men không bị đứt gãy

Ông Nguyễn Văn Phong cho biết mục tiêu của việc thực hiện giãn cách xã hội là hạn chế tối đa người ra đường nhằm ngăn chặn đà lây lan dịch bệnh. Trên cơ sở đó rà soát, truy vết các trường hợp nhiễm bệnh để cách ly.

Cũng theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, mặc dù thực hiện Chỉ thị 16 nhưng Hà Nội không đóng cửa siêu thị, chợ dân sinh và đã điều chỉnh lại hoạt động của các chợ dân sinh, các siêu thị và cửa hàng tiện ích, đảm bảo yêu cầu giãn cách, phòng, chống dịch. Chính vì thế, việc cung cấp nhu yếu phẩn, thuốc men của người dân trong 50 ngày giãn cách vừa qua không bị đứt gãy; tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp của Hà Nội cũng như các tỉnh khác tiếp tục được duy trì. Các mặt hàng thiết yếu đảm bảo cung cấp cho người dân, không có hiện tượng tăng giá, ép giá, khan hiếm diện rộng.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách của Trung ương, Thành phố đã ban hành Nghị quyết 15 để bao phủ thêm các nhóm đối tượng chưa được Trung ương quy định hỗ trợ (với 10 nhóm đối tượng, 12 nhóm chính sách). Cùng với đó, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cũng quan tâm, chăm lo hỗ trợ nhiều lần, cho nhiều đối tượng chính sách trong suốt đợt dịch vừa qua. Thành phố cũng giao cho MTTQ là đầu mối tiếp nhận và phân phối các mặt hàng tiếp nhận, để đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Mặc dù là địa bàn rất phức tạp, nhưng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố được đảm bảo.

Rút kinh nghiệm từ một số địa phương, Hà Nội đã ứng dụng công nghệ vào phòng, chống dịch. Tất cả các quận, huyện, phường, xã đều khai thác các nhóm Zalo, Facebook để phục vụ công tác thông tin liên lạc, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Thành phố cũng lập Sở Chỉ huy kết nối đến các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; xây dựng phần mềm quản lý, phân loại F0, điều phối F1; lập tổng đài 1022 với 6 nhánh, trong đó có khai báo y tế, kết nối với CDC, 115 và phản ánh về vi phạm trong công tác phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, qua quá trình tổ chức phòng chống dịch nhận thấy một số mục tiêu chưa đạt, chưa đồng đều ở một số địa phương, đơn vị, như: Vẫn còn tính hình thức nên có nơi phong toả bên ngoài chặt nhưng bên trong còn lỏng; còn hiện tượng lượng người ra đường đông, không đúng như mục tiêu đặt ra khi thực hiện Chỉ thị 16; chỗ này, chỗ khác có hiện tượng chủ quan, lơ là; qua các đợt xét nghiệm diện rộng vẫn phát hiện F0 trong cộng đồng…

22 tháng 9 2021

chịu,khó thế

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính vào loại đầu.

[…] Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù có thứ tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

 
Câu: 1 #356081
 
 Báo lỗi
 
 

Bằng một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu, trình bày cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên. (Trong đoạn trích có sử dụng 1 câu ghép, gạch chân dưới câu ghép đó).

 
 
0