EM MUÓN XEM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CÔ GIÁO RA THỬ THÌ VÀO Ở ĐÂU
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có thể tả người bạn yêu quý như bà,bố,mẹ,bạn bè,anh,chị,ông
Cánh hoa đào tươi thắm hé nở là dấu hiệu báo mùa xuân về. Xuân về cũng là thời điểm giao mùa kì diệu với khoảnh khắc giao thừa đặc biệt không thể nào quên. Giao thừa đã trở thành thời điểm được mong đợi nhất ở quê tôi.
Không khí ngày ba mươi thật khẩn trương và náo nức trong tiết trời giá lạnh. Ngay từ chiều, nhà nhà đã chuẩn bị xong cho lễ đón giao thừa. Nào bánh chưng xanh, nào mai, nào quất được trang hoàng lộng lẫy, trên tường còn dán những câu đối đỏ. Đến ngày này, những ai đi đâu dù xa đến mấy cũng đã trở về quây quần, tụ họp với gia đình. Bữa cơm tất niên càng gắn kết mọi người lại với nhau hơn. Mọi nguời trò chuyện như để ôn lại những gì đã qua và đang đón chào những gì sắp đến, tươi mới hơn. Xong bữa cơm, ai cũng nhộn nhịp với công việc đón giao thừa. Người lớn trang trí lại nhà cửa, bắt đầu sắp mâm lễ, những mâm lễ truyền thống thể hiện niềm khao khát, ước mong. Trẻ con chạy đùa vui nhộn, háo hức xem bắn pháo hoa. Chủng í ới gọi nhau hẹn cùng đón giao thừa. Ngoài đường, người và xe đi lại thưa thớt dần. Những ngọn đèn trong các ngõ xóm được thắp sáng. Mưa bụi bắt đầu rơi nhẹ nhàng, thấm ướt trên cây lá. Không gian đất trời dần đi vào yên tĩnh, dường như nghe được từng hơi thở, từng nhịp đập của thời gian đang chuyển mình. Khoảnh khắc giao mùa sắp tới.
Chuông đồng hồ đánh đúng mười hai tiếng. Tất cả mọi người cùng hô vang. Từ các thôn xóm, đồng loạt pháo hoa nổ rầm trời, sáng rực lên như ban ngày. Đây là giây phút đẹp và rực rỡ nhất. Chị em tôi chạy ra cổng xem. Những chùm ánh sáng bay lên trời như mang theo mọi điều ước nguyện của con người bay cao. Tiếng pháo như đánh thức mọi vật, chuyển mình sang mùa xuân. Đất trời trong khoảnh khắc kì diệu ấy mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc ngập tràn. Mọi người nhìn nhau im lặng, nhắm mắt lại để không khí mùa xuân tràn đầy trong lòng, để hoà mình với không gian giao mùa. Trên bàn thờ tổ tiên, những nén nhang đã được thắp lên. Đó là lúc con người thầm nhớ và cảm ơn cội nguồn của mình. Sau những giây phút thiêng liêng ấy, người ta rộn ràng rủ nhau đi hái cành lộc hay cùng nhau đi chơi. Ngoài đường nhộn nhịp hẳn lên, nhất là thanh niên nô nức đi chơi xuân. Họ gặp nhau, chúc nhau những điều may mắn nhất. Có nguời xông nhà sớm, hy vọng niềm vui sẽ đến suốt trong năm. Âm nhạc nổi lên khắp nơi, những bài hát mùa xuân thay cho lời chúc của con người gửi đến thiên nhiên.
Đêm giao thừa dần trôi vào yên tĩnh. Ngoài trời, mưa xuân vẫn nhẹ bay. Mọi người trong gia đình cùng bên nhau suốt đêm, thưởng thức những điều kì diệu trong đêm đầu tiên của năm mới. Thế là, mùa xuân đã về thật rồi.
Giao thừa là khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên nhưng cũng là khoảnh khắc giao mùa của con người, của lòng người. Giao thừa quê tôi thật giản dị nhưng vô cùng ấm áp. Ở đây tôi cảm nhận được tất cả, thiên nhiên và tình người.
Đêm giao thừa bao giờ cũng là khoảnh khắc tuyệt đẹp nhất đối với em. Năm nào cũng vậy, dù rất buồn ngủ em vẫn cố thức để được đón giao thừa với gia đình, thỏa bao háo hức khi trông ngóng những chùm pháo hoa sáng rực trời mỗi năm chỉ có một lần.
Không khí có chút se lạnh của tiết trời cuối đông đầu xuân càng làm nổi bật sự ấm cúng trong đêm giao thừa. Cả buổi chiều không khí chuẩn bị tất bật, khẩn trương cho mâm cơm giao thừa nên mọi người trò chuyện với nhau rôm rả. Các thành viên trong gia đình em, mỗi người được phân công thực hiện các khâu chuẩn bị. Bố sẽ nấu bánh chưng, mẹ sẽ chuẩn bị mâm cơm giao thừa bằng những món ăn ngon nhất. Còn mấy chị em em sẽ trang trí nhà cửa và ngồi xem phim. Nếu lúc nào cũng được tận hưởng không khí vui vẻ, thư giãn thế này thì thật tốt biết mấy. Trời chuyển sang chiều tối, mọi người trong gia đình lúc này cũng đã dùng xong bữa cơm vui vẻ cùng với những người họ hàng của em. Bởi mâm cơm giao thừa là lúc tất cả mọi người cùng ngồi lại, với nhau, cùng nhau ôn lại những điều đã qua và cùng chào đón những điều đang tới. Xong bữa cơm ai cũng háo hức chuẩn bị đón giao thừa. Lúc nào cũng vậy, sau khi dọn dẹp xong em ngồi cùng mẹ và em gái xem chương trình truyền hình và tranh thủ chuẩn bị những phong bao lì xì để mừng tuổi cho bọn trẻ nhỏ. Những phong bao lì xì đỏ thắm, in đủ hình hoa lá, tranh dân gian và cả những con vật tượng trưng cho năm mới cứ thế mang theo những hi vọng, niềm vui vô tận. Nhiều năm liền, em thích được đưa đi ngắm những chùm pháo hoa ở trung tâm thành phố. Nhưng năm nay em lại muốn được ở nhà, trò chuyện cùng mẹ để gia đình có thật nhiều phút giây gần gũi, thấu hiểu nhau… Cuộc nói chuyện rôm rả cho tới khi em nghe thấy tiếng mọi người cùng đếm ngược, rồi tiếng chuông đồng hồ điểm mười hai giờ… một năm mới rộn rã tươi mới đang tới. Mọi người cùng nhau cảm nhận không khí mùa xuân giữa lúc đất trời giao mùa. Trên ban thờ tổ tiên, bố đang chắp tay dâng lên những nén hương thơm thể hiện sự thành kính, biết ơn tổ tiên và cầu cho những điều tốt đẹp may mắn, an vui sẽ tới với mọi thành viên trong gia đình. Những phút giây đầy thiêng liêng và ấm áp đó hòa với niềm vui chào đón năm mới, mang theo cả những hy vọng cho một năm mới sang. Tiếng nhạc nhà ai rộn ràng những bài hát chào xuân, mừng năm mới khiến cho không khí dù đã nửa đêm vẫn sôi nổi như hội. Những chùm pháp sáng rực trời nổ đì đoàng tỏa ra những vùng sáng nhiều màu sắc cứ thế ngập tràn trong không gian.
Đêm giao thừa dần dần đi vào tĩnh lặng, trong khi ngoài trời mưa xuân bắt đầu lắc rắc những hạt mỏng nhẹ bám vào cành lá. Những lời chúc, tiếng cười nói vui vẻ của những gia đình được người tốt lành tới xông đất cứ vang vọng mãi trong đêm. Thế mới biết, giao thừa trên quê thật giản dị,ấm áp. Tất cả ngợi lên tình yêu, tình người thắm thiết, mặn nồng.
Tham khảo nha em.
Chúc em học tốt
Tham Khảo :
Thời gian trôi thật là nhanh! Một cái Tết nữa đã sắp đến. Trong lòng em lại rộn ràng, háo hức mong đợi đến ngày được về cách đây gần một năm, lần đầu tiên trong đời em được cùng bố mẹ về quê đón Tết. Những ngày chuẩn bị đón Tết thật đáng nhớ biết bao. Em thích nhất được theo bà đi chợ phiên ngày giáp Tết.
Đó là một phiên chợ quê thật ấn tượng. Em theo bà ra chợ Trịnh. Ấn tượng nhất với em trong những ngày giáp Tết là được đi chợ Tết cùng với bà và mẹ. Chợ ở quê bà em rất đặc biệt. Chợ không phải ngày nào cũng họp , bà nội em nói : “Chợ Trịnh quê mình chỉ họp vào buổi sáng các ngày 3 , 8 , 13, 18 , 23,28, âm lịch hàng tháng”. Vào hôm đó là ngày 28 Tết. Khi ông mặt trời ban phát những tia nắng ấm áp hiếm hoi của những ngày đông là lúc mọi người trong làng nô nức đi chợ. Người đi chợ đông như đi hội. Mà không chỉ có các bà các mẹ đâu nhé! Có biết bao nhiêu là trẻ con tầm tuổi như em, rồi lớn hơn em một chút cũng theo đi chợ. Người nào người ấy khuôn mặt đều rất vui tươi. Một bức tranh chợ Tết sống động hiện ra trước trước mắt với đủ thứ màu sắc: màu đỏ rực của những hàng cam, hàng bưởi. Màu vàng tươi như nắng của những dãy chuối dài. Sặc sỡ nhất và nhộn nhịp nhất vẫn là dãy hàng quần áo. Ai cũng muốn săm cho mình những bộ cánh đẹp để diện trong ngày Tết.Tiếng cười nói của người đi chợ, những lời mời chào khéo léo của những người bán hàng, tiếng kêu của gà, vịt được đem bày bán, tiếng máy xay đỗ, xay gạo,… Mùi hương bài phảng phất. Mùi tiêu bắc xay cay nồng , hăng hắc. Tất cả hòa quyện tạo nên một thứ âm thanh, mùi vị rất đặc trưng của buổi chợ quê ngày giáp Tết. Sự đông đúc và náo nhiệt gần như đã xua tan cái cảm giác lạnh lẽo của mùa đông.
Càng đi sâu vào trong chợ thì lối đi càng chật hơn. Người chen nhau, hàng hóa cũng tràn ra cả lối đi của chúng tôi. Chợ không thiếu thứ gì: bên này là thức ăn, đồ uống,.. bên kia là đồ chơi, quần áo, giày dép,… Đi qua hàng nào bà em cũng được người bán hàng mời chào rất nhiệt tình: “Bà ơi, chị ơi vào xem quần áo đi ạ”, Những người bán hàng khéo léo đã khiến bà và mẹ em sắm được không ít đồ trong những ngày Tết.
Đến khu vực bày bán hoa tôi thực sự thấy thích thú. Muôn loài hoa đang khoe sắc: nào là đào, mai, nào là cúc đủ loại, nào là thược dược, đồng tiền ….Lối thì chật người thì đông, nhưng cành hoa đào thỉnh thoảng lại mắc vào quần áo của chúng tôi như líu kéo, gọi mời “Hoa này hôm nay tươi nhất chợ đấy. Bông to, cành cứng, tươi nhé… bà và chị mua giúp cháu đi ạ …” …Đi dọc lối bán hoa, cuối cùng chúng tôi cũng mua được một cành đào mà mẹ bảo đó là “đào phai”. Cành đào có rất nhiều nụ, nhiều lộc và thỉnh thoảng đã có bông nở. Cánh đào mỏng mịn như nhung và đẹp một cách tự nhiên. À, còn có một bó cúc vạn thọ nữa chứ. Bà bảo: “Mua hoa này thờ Tết để cầu mong cho mọi người trong gia đình luôn bình an và hạnh phúc”. Ra về, ai nấy cũng đều xách nặng. Thế mà, em vẫn nũng nịu đòi mẹ mua cho quả bóng bay có hình con mèo Kitty.
Một buổi đi chợ Tết thật là vui với những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Em mong Tết này đến thật nhanh, cầu mong một cái Tết an lành sẽ đến với gia đình tất cả mọi người.
Tham khảo
Những bông hoa đua nhau nở, những lộc non đua nhau nhú mầm báo hiệu một mùa xuân nữa lại về, lòng người lại nhộn nhịp chào đón một cái Tết nữa lại đến. Riêng em thì chờ đón để được đi phiên chợ Tết, phiên chợ đặc biệt nhất trong năm.
Chợ phiên là chợ được họp theo phiên cố định chứ không phải ngày nào cũng họp, là nơi để mọi người trao đổi mua bán những thứ theo nhu cầu của mình. Ở quê em, chợ họp vào ngày có đuôi một, ba, sáu, tám ở cuối như mười một, hai mươi ba, hai mươi tám. Ở chợ có đầy đủ các mặt hàng như quần áo, thức ăn,…
Theo mẹ đi chợ vào những buổi chợ phiên ngày bình thường cũng vui nhưng em thích đi chợ ngày Tết hơn và hầu như đứa trẻ con nào cũng vậy. Đúng là chợ ngày Tết có khác rất đông và nhộn nhịp. Em nhớ mẹ dẫn em đi chợ mà phải nắm chặt tay em vì sợ bị lạc. Đến đầu chợ là hàng loạt các địa điểm trông giữ xe, tiếp đó là chỗ bán hoa, các bông hoa thi nhau khoe sắc, nào hoa hồng, hoa huệ, hoa lan đủ cả. Nhưng em thích nhất là những cành đào với những bông hoa rực rỡ xen kẽ là những chiếc nụ vẫn chưa kịp nở. Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho ngày Tết ở miền Bắc còn ở miền Nam là hoa mai vàng, đứng cạnh đó là những cây quất sai trĩu quả.
Đi sâu vào bên trong là hàng loạt các mặt hàng bày la liệt như kẹo bánh, trái cây, lá gói bánh…và ấn tượng với em nhất là hàng bán bóng bay, những chùm bóng bay đủ loại màu sắc, món đồ thu hút nhất với những đứa trẻ con như em. Năm nào em cũng đòi mẹ mua cho một túi bóng bay về treo khắp nhà, mẹ chẳng nói gì mà chỉ nhìn em cười khi em cùng mấy đứa hàng xóm phồng mồm để thổi những quả bóng bay. Một hàng nữa cũng đông khách không kém đó là hàng tranh ảnh ngày Tết. Có nhiều hình ảnh lắm, hầu như bức hình nào cũng in to dòng chữ “Chúc mừng năm mới”. Khi đi chợ bố dặn em mua tranh, em và mẹ quyết định chọn bức tranh có hình một vườn hoa đào đang nở và một bức có hình các loại trái cây.
Về thời gian cũng có sự khác nhau giữa chợ phiên ngày bình thường và chợ phiên ngày Tết. Chợ phiên những ngày bình thường chỉ kéo dài từ sáng cho đến gần giữa trưa khoảng mười một hoặc mười hai giờ là đã tan chợ nhưng chợ Tết thì khác, chợ Tết họp từ sáng sớm cho đến giữa buổi chiều khoảng hai đến ba giờ chiều mới tan. Có một điểm khác nữa đó là chợ ở quê em những ngày bình thường hầu như chỉ có các bà, các mẹ, các chị đi chợ để mua sắm. Còn chợ Tết thì đông lắm, các bà, các mẹ, chú, bác, anh chị đều đi chợ Tết và tất nhiên là không thể thiếu những đứa trẻ con đi chợ để mẹ mua quần áo mới hay mua bóng bay như em. Buổi chợ Tết kết thúc, ai cũng đã mua đầy đủ các thứ cần thiết cho mình và chuẩn bị đón Tết chào đón một năm mới.
Chợ Tết là phiên chợ đặc biệt nhất của một năm vì vậy chợ rất vui và nhộn nhịp như báo hiệu một cái Tết sum họp của mọi gia đình. Dù sau này lớn lên có đi đâu xa nhưng em mãi không quên quê hương mình, nơi mà có những phiên chợ Tết cuối năm ngập tràn niềm vui.
Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già".
Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ
báo cáo nha