K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2018

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.



 

30 tháng 11 2018

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

30 tháng 11 2018

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.



 

30 tháng 11 2018

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.



 

30 tháng 11 2018

Tác phẩm "Qua đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ.

Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn "bóng xế tà", nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều. Bao giờ cùng vậy, trong thi ca trung đại, "bóng xế tà" luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ "chen" nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng
Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như "lom khom" , "lác đác" và các chỉ từ "vài" , "mấy" làm không gian chở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, vài mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao chùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hưu quạnh và vắng vẻ.

Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên diệu vợi. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà.

Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao chùm lên mọi cảnh vật“một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất.

Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.

30 tháng 11 2018

Tác phẩm "Qua đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ.

Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn "bóng xế tà", nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều. Bao giờ cùng vậy, trong thi ca trung đại, "bóng xế tà" luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ "chen" nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng
Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như "lom khom" , "lác đác" và các chỉ từ "vài" , "mấy" làm không gian chở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, vài mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao chùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hưu quạnh và vắng vẻ.

Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên diệu vợi. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà.

Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao chùm lên mọi cảnh vật“một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất.

Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.

30 tháng 11 2018

vừa lên trg ta ko mún học,ngoảnh đầu lại bố mẹ nhìn chăm chú.Thôi thì sợ lại vác cặp lên lớp,giờ ra chơi chỉ soi mói trai thui.đến trg thì chẳng có j là vui.thôi thì thôi chấp nhận số phận này

học tốt

30 tháng 11 2018

Mỗi người đều có một tuổi thơ. Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi nhà rộng lớn, ngôi nhà không chỉ chứa ta mà còn chứa cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức và tình cảm. Ngôi nhà ấy ai cũng biết, cũng yêu, đó chính là Mái trường thân yêu.

Mái trường thật rộng lớn, tất cả đều mở rộng đón ta. Dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì mái trường vẫn ấm áp, ngọt ngào và đẹp đến kì lạ. Mái trường là cái nôi của tri thức, bước đường của tương lai, là bài ca của tình bạn, ... là tất cả những gì của ta.

Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta, là con đường rộng, dài, đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm. Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó thực sự có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó. Mái trường như một dấu ấn ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt.

Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.

Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiêu điều quí giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta.

30 tháng 11 2018

Hồ Chí Minh! người chiến sĩ của dân tộc, người thi sĩ mang tâm hồn vĩ đại với đầy xúc cảm. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh về khuya thanh tĩnh mà tuyệt đẹp, những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc:

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không chỉ là tình yêu nồng nàn với thiên nhiên, bài thơ “cảnh khuya” còn thể hiện nỗi lòng trăn trở, tình yêu đất nước sâu đậm của Bác trong đêm trăng, trên một chiếc thuyền.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Trời khuya thanh vắng, khi mà tất cả đều chìm sâu vào giấc ngủ say sưa, sự thanh vắng, tĩnh mịch lại càng trở nên sắc nét giữa núi trời bao la. Có lẽ tiếng suối róc rách trong vắt vang lên, xé tan màn đêm u tịch như đánh thức mọi giác quan của con người. Bác Hồ đã cảm nhận một cách trọn vẹn hết toàn bộ thanh âm dịu êm của tiếng suối giữa đất trời mênh mông một cách thật tinh tế. Tác giả đã thổi hồn cho tiếng suối, với cách ví von tựa như tiếng hát trong trẻo được cất lên. Tác giả Trịnh Công Sơn cũng đã từng đem tiếng suối để so sánh với tiếng vĩ cầm. Có lẽ đây là nỗi lòng chung của một người mang đầy nỗi lòng nặng trĩu, tiếng suối như làm vơi bớt đi. Bằng tình yêu thiên nhiên, tâm hồn vĩ đại Bác đã mở đầu câu thơ bằng một bức tranh tuyệt đẹp đầy lãng mạn.

 “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Ngước nhìn vảo khoảng trời đêm, Bác lại khéo léo vẽ nên hình ảnh ánh trăng hài hòa, mơn man đan xen vào trong từng tán lá, hình bóng in hằn lặng lẽ như đang hòa quyện lấy nhau. Ánh trăng trở nên tuyệt đẹp trong ánh nhìn của vị chủ tịch, khiến mỗi chúng ta không ngừng nhớ về những đêm trăng sáng vằng vặc treo giữa bầu trời cao, không ngừng tưởng tượng đến ánh sáng hiền hòa, dịu êm. Có phải, trăng đã là tri kỉ của nhà thơ, thấu hiểu được nỗi lòng, những bộn bề chất chứa của người. Cũng giống như “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy, có lẽ chỉ có trăng mới là người bạn đầy chân thành, đáng mến.

 “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Tiếp đến là hình ảnh thao thức giữa trời đêm của Bác, tác giả tự vẽ mình trong bức tranh đẹp lung linh. Có ánh trăng, có tiếng suối. Phải trăng vẻ đẹp thiên nhiên mang một sự cuốn hút kì diệu, để người còn thức. Hay có lẽ người đang mong một sự san sẻ, sự cảm thông hết sức nhẹ nhàng trong tâm hồn.

“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Bức tranh mang cảnh sắc đẹp lãng mạn, diệu kì nhưng thổi hồn vào đấy lại chất chứa nỗi lòng trăn trở. Đến đây, là biết bao cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân sống trong lầm than, lạc lối, bùn lầy như như nặng trĩu trên đôi vai của Bác. Một người luôn một lòng vì nước, vì dân với tình yêu bao la, sâu sắc.Bác càng yêu thiên nhiên bao nhiêu thì lại càng lo lắng cho nước nhà, cho sự nghiệp độc lập, tự do dân tộc nhiều bấy nhiêu.

Đó là sự hài hòa giữu tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước của Bác hồ.

Qua bài thơ, ta cảm nhận được trong Bác là cả một tâm hồn cao đẹp của một người nghệ sĩ, tâm hồn vĩ đại sâu sắc của một người chiến sĩ, luôn ấp ủ trong lòng một hoài bão giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.

30 tháng 11 2018

  Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

29 tháng 11 2018

 giúp mk nha mn 

mk cần gấp lắm