K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

NGỮ VĂN 6PLEASE HELP ME GẤP!!! AI NHANH 1 TICKCâu  1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho khái niệm cốt truyện?A. Là toàn bộ sự việc được thể hiện trong tác phẩm;B. Là những sự việc cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm;C. Là tất cả những nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm;D. Là nội dung chi tiết mà truyện phản ánh.Câu 2: Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là...
Đọc tiếp

NGỮ VĂN 6

PLEASE HELP ME GẤP!!! AI NHANH 1 TICK

Câu  1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho khái niệm cốt truyện?
A. Là toàn bộ sự việc được thể hiện trong tác phẩm;
B. Là những sự việc cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm;
C. Là tất cả những nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm;
D. Là nội dung chi tiết mà truyện phản ánh.
Câu 2: Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “không gì quý bàng”?
A. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành;
B. Lễ vật bình dị;                 C. Lễ vật quý hiếm, đắt tiền;                      D. Lễ vật rất kì lạ.
Câu 3: Tại sao khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản?

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh.

A. Có hình thức câu chữ rõ ràng;
B. Có nội dung thông báo đầy đủ;
C. Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh;
D. Được in trong sách.
Câu 4: Câu ca dao trên được trình baỳ theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự;               B. Miêu tả;              C. Hành chính công vụ;                 D. Biểu cảm.

3
14 tháng 3 2020

câu1:B,câu2:A,câu 3:  C  câu 4 :D

14 tháng 3 2020

câu 1 . B  câu 2 : A : câu 3: C ; Câu 4 : D

nhớ k

NGỮ VĂN 6PLEASE HELP ME GẤP!!! AI NHANH 1 TICKCâu  1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho khái niệm cốt truyện?A. Là toàn bộ sự việc được thể hiện trong tác phẩm;B. Là những sự việc cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm;C. Là tất cả những nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm;D. Là nội dung chi tiết mà truyện phản ánh.Câu 2: Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là...
Đọc tiếp

NGỮ VĂN 6

PLEASE HELP ME GẤP!!! AI NHANH 1 TICK

Câu  1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho khái niệm cốt truyện?
A. Là toàn bộ sự việc được thể hiện trong tác phẩm;
B. Là những sự việc cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm;
C. Là tất cả những nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm;
D. Là nội dung chi tiết mà truyện phản ánh.
Câu 2: Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “không gì quý bàng”?
A. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành;
B. Lễ vật bình dị;                 C. Lễ vật quý hiếm, đắt tiền;                      D. Lễ vật rất kì lạ.
Câu 3: Tại sao khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản?

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh.

A. Có hình thức câu chữ rõ ràng;
B. Có nội dung thông báo đầy đủ;
C. Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh;
D. Được in trong sách.
Câu 4: Câu ca dao trên được trình baỳ theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự;               B. Miêu tả;              C. Hành chính công vụ;                 D. Biểu cảm.

1
16 tháng 3 2020

1B

2 A

3 C

4 D

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

14 tháng 3 2020

Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khóe rồi chui tọt vào hang .Chị Cốc tức sôi máu ,bèn đi tìm kẻ trêu mình .Không thấy Dế Mèn đâu, nhưng chị Cốc thấy Choắt đang loay hoay trước cửa hang .Chị Cốc liền trút cơn giận lên đầu Dế Choắt

Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.

Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.

Tuy đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà còn minh mẫn lắm, chỉ cần nghe tiếng bước chân từ xa bà đã nhận ra đó là con cháu mình trong nhà. Bà rất hòa đồng, tốt bụng chia sẻ ngọt bùi với làng trên xóm dưới, vì thế mà có lẽ không ai trong xóm em không quý bà. Tuy cao tuổi, là người đi về trong những nhịp sống xưa, lâu đời, truyền thống thế nhưng bà không bao giờ cổ hủ, độc đoán mà luôn rất hiện đại trong lối suy nghĩ về sự vận động thay đổi của cuộc sống để nhìn nhận vấn đề toàn diện. Chính vì thế, chưa bao giờ bà khiến ai phải phật lòng. Những khi vui hay buồn em đều tâm sự với bà, bà lại vỗ về, trao cho em tình yêu thương âu yếm và những lời dạy bảo ân cần khắc sâu vào trong tim. Bà là cả một nguồn tri thức dồi dào, quý giá để em học hỏi, trong bà hào quyện cả truyền thống và hiện đại, những nếp sống cổ xưa nhưng rất văn minh. Bà quả là tấm gương sáng để em học hỏi.

Tuổi thơ cùng bà in dấu trong tâm khảm em bởi biết bao kỉ niệm. Nào là những trưa hè oi nóng, nà thức quạt cho em giấc ngủ ngon lành, rồi những khi đông về bà nhóm lửa sưởi ấm đêm đông, luộc khoai, luộc sắn để em ăn đỡ đói lòng. Bà hay kể chuyện ngày xửa ngày xưa của tổ tiên ta ngày trước, nhắc em nhớ về cội nguồn gốc rễ của mình, nhắc cho em những bài học nhân sinh sâu sắc.

Nhớ bà, nhớ những lời ru ngọt ngào, du dương và cả những lời chỉ bảo ân cần của bà. Đó là người mà em yêu quý nhất, người đã thắp lên trong em ngọn lửa của niềm tin, hi vọng sáng ngời. Dẫu mai sau dù bà có đi xa thì trong trái tim em hình bóng người bà thân thương cũng sẽ không bao giờ phai nhạt.
 

14 tháng 3 2020

Trong gia đình, em yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà em yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông nội. Bất cứ lúc nào, hình ảnh ông hiện lên cũng thật hiền hậu, ấm áp trong trái tim em.

Ông em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi đã không còn trẻ trung gì, cái tuổi đã nếm trải đủ mọi vất vả, lo toan của cuộc sống. Dáng người ông gầy gầy, tuy nhiên bước chân đi vẫn còn nhanh nhẹn. Ở nhà ông ăn mặc rất giản dị, chỉ là chiếc áo sơ mi kẻ hoặc chiếc áo phông trắng cùng chiếc quần ống rộng. Khi đi ra ngoài hoặc dự những buổi lễ quan trọng ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông nội em có gương mặt vuông chữ điền đã đầy những vết nhăn theo năm tháng. Khoé mắt lấm tấm những chấm đồi mồi và vết chân chim, nhưng đối với em, ông đẹp lão lắm.

Ngày xưa đi bộ đội, ông bị một viên đạn bắn qua mắt nên chỉ còn một bên mắt hoạt động. Nhưng có lẽ đúng như mọi người vẫn nói: "Ông Trời không lấy hết đi của ai bao giờ" nên bên mắt còn lại của ông em vẫn nhìn rõ. Ông ít khi dùng đến kính để đọc báo, đọc sách. Ông chỉ mang theo khi đi họp đâu đó trong phường. Ông em có mái tóc dài, bạc trắng giống hệt ông Tiên trong câu chuyện cổ tích mẹ vẫn kể cho em nghe hằng đêm. Em rất thích được ngồi chải tóc cho ông, được hít hà hương thơm thảo dược toả ra từ mái tóc của ông. Nào là bồ kết, sả, bưởi, hương nhu, mần trầu. Chúng quyện lại với nhau tạo thành một mùi thơm dịu nhẹ mà khó lòng quên được. Em thích nhất là được nắm bàn tay ông. Tuy bàn tay gầy guộc, đầy những xương nhưng bàn tay ấy lại ấm áp vô cùng. Hồi em còn nhỏ, bàn tay đó đã thay ba mẹ chăm sóc cho em, bế bồng em mỗi khi em khóc, bón cho em từng miếng cơm, thìa cháo. Bàn tay của ông còn xoa đầu em mỗi khi em được điểm tốt, vồ về em trong những giấc ngủ say. Bàn tay ấy nuôi nấng những mầm non trong vườn để trưởng thành qua bão táp, vươn lên mạnh mẽ.

Em thường ra vườn xem ông chăm sóc cây. Đôi bàn tay khéo léo của ông uốn từng nhánh cây, tỉa từng chiếc lá, nâng niu, vun xới từng gốc hoa. Ông giải thích cặn kẽ cho em ý nghĩa của từng loài cây, bông hoa trong vườn. Loài hoa tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho khí tiết thanh cao, hiên ngang và quan niệm sống đứng đắn của người quân tử. Cây si bon sai đặt trong chiếc khay gốm hình bầu dục có năm tầng lá so le, ông bảo tượng trưng cho năm điều cốt yếu trong đạo làm người là nhân, nghĩa, lễ, tín, trí. Không chỉ khéo tay khi làm vườn, ông em còn là người có vốn hiểu biết uyên bác. Ông dạy cho e những bài học địa lí, lịch sử, kể lại những chiến tích hào hùng của dân tộc. Ngoài ra ông còn có thể nói được tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật. Vì thế mà em rất tự hào và khâm phục ông em.

Em rất yêu quý ông nội của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.

14 tháng 3 2020

Nãy mình làm sai, nên mình làm lại!

Câu 1: 

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

Câu 2: 

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.

Câu 1 (0,5đ)

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

câu 2 (1,5 điểm )

Có 3 kiểu nhân hóa:

-Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật:

VD: Anh Bút Chì, cậu Thước Kẻ, cô Bút Bi là những thành viên trong căn nhà Hộp Bút.

-Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật:

VD: Ông trời

       Mặc áo giáp đen

       Ra trận

       Muôn nghìn cây mía

       Múa gươm

       Kiến

       Hành quân

       Đầy đường.

-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người:

VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

14 tháng 3 2020

Câu 1: 

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

Câu 2: 

HOME

VĂN HỌC

THUẬT NGỮ

Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ

THUẬT NGỮ

Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa và ví dụ

Tháng Bảy 23, 2019

Tìm hiểu nhanh về bài học nhân hóa là gì, khái niệm và phân loại các kiểu nhân hóa thường được sử dụng, đồng thời đưa ra các ví dụ về phép tu từ này. Mời các em theo dõi kiến thức bên dưới để hiểu rõ hơn bài học mà chúng tôi đề cập hôm nay nhé.

Nội dung [Ẩn]

  • 1 Nhân hóa là gì? Ví dụ
    • 1.1 Khái niệm nhân hóa
    • 1.2 Các kiểu nhân hóa
    • 1.3 Tác dụng nhân hóa
    • 1.4 Nhận biết nhân hóa trong câu
    • 1.5 Ví dụ về nhân hóa
    • 1.6 Luyện tập SGK

Nhân hóa là gì? Ví dụ

Khái niệm nhân hóa

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Các kiểu nhân hóa

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.

14 tháng 3 2020

ài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là "trên con thuyền" xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.

Mở đầu "cuốn phim" là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. "Màu xanh" đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối....

Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía... Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.... Còn cái vẻ "hoang dã" thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những "bậc" màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ "thoát qua", "đổ ra", "xuôi về" đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: "thoát qua" nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; "đổ ra" diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn "xuôi về" là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.

Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ "những" để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, "những"..., rồi lại "những"... cả đoạn văn có đến 12 chữ "những". Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: "một xóm chợ vùng cận biển" có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

"Cuốn phim" được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu !

Cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích Sông nước Cà Mau trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi là tài liệu bổ ích để các em nâng cao kiến thức Ngữ Văn. Tiếp theo, phần Nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong Sông nước Cà Mau và Vượt Thác cùng với phần Nghệ thuật đặc sắc trong văn bản Sông nước Cà Mau để học tốt Ngữ Văn hơn.

14 tháng 3 2020

ko có ai giải đc à

14 tháng 3 2020

bùn ghê , 

14 tháng 3 2020

Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng.

Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà! Cái bóng dáng tròn vành vạnh của mặt trăng trông giống như cái đĩa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật.

Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hòa thành một bản nhạc du dương, thích thú làm sao? Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hòa với ánh trăng làm một.Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt.Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

Học tốt

14 tháng 3 2020

Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng.

Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà! Cái bóng dáng tròn vành vạnh của mặt trăng trông giống như cái đĩa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật.

Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hòa thành một bản nhạc du dương, thích thú làm sao? Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hòa với ánh trăng làm một.

Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt.

Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.