K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

 

12 tháng 10 2017

Trở đi trở lại trong sáng tác của nhà văn Nam Cao là hình ảnh người nông dân và người trí thức. Họ là nơi để nhà văn kí thác những quan điểm về nghệ thuật và cuộc đời, nơi nhà văn bộc lộ tâm sự của mình. Người trí thức trong sáng tác của ông là những nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh sống đầy nghiệt ngã. Những kiếp đời mòn mỏi, sống mòn, sống thừa, bị áo cơm ghì sát đất. Đau khổ hơn, họ lại là người trí thức - người luôn ý thức được những nỗi khổ đau của mình trước cuộc đời. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một con người như vậy. Ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc được nhà văn giao cho rất nhiều trọng trách. Nhân vật này đứng thứ hai sau nhân vật lão Hạc, vừa như người chứng kiến vừa như người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân. Đó cũng là chỗ gần gũi và khác cách kể chuyện trong tiểu thuyết - tự truyện Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Ông giáo cũng là một con người có hoàn cảnh sông đầy những khó khăn. Tuổi trẻ ông đã từng đi nhiều nơi, vào tận Sài Gòn với những niềm tin và bao khát khao cao đẹp. Một con người như thế rồi cũng bị ném trả lại vùng nông thôn nghèo khổ, nơi hi vọng bị diệt trừ và 11 tưởng chi là một giấc mộng mãi không thành. Những cuốn sách mà ông đã nâng niu quý trọng “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét...”, rồi cũng phải tự tay minh bán di vì con ốm, vì đã cùng đường đất sinh nhai. Đọc những trang văn của Nam Cao, mặc dù nhà văn không hề miêu tả kĩ cuộc sống của ông giáo nơi quê nhà nhưng tôi cứ có cảm giác một nỗi buồn man mác bao phủ lên cảnh sống của ông. Ông giáo là một nhân vật giàu lòng yêu thương. Có lẽ chính những điều đó là chỗ gần gùi làm cho ông và lão Hạc xích lại gần nhau hơn. Ông giáo tỏ ra cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc — người láng giềng già, tốt bụng, tìm cách an ủi, giúp đỡ lão. Nhất là từ khi thằng con lão Hạc đi xa và khi lão bán cậu Vàng thì ông giáo dường như là chỗ dựa tinh thần, nơi duy nhất của lão Hạc bộc bạch tâm sự của mình. Khi lão Hạc bán cậu Vàng, sang nhà ông giáo với tâm trạng tột cùng đau khổ, thi ông giáo đã ở bên, động viên lão với tấm lòng cảm thông rất mực chân thành. Khi lão Hạc bòn mót tất cả để gủi gắm lại phần để dành cho con, phần để dành lo cho hậu sự của mình, trong khi lão càng ngày càng rơi vào cảnh sống đói khổ, thì ông giáo là người duy nhất hiểu lão: “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình thương của lão Hạc khiến ta xúc động và trân trọng, đó là một nhân cách cao cả. Cũng giống như biết bao nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, họ đều là những con người đáng thương. Nếu là một người nông dân bình thường thì cái đói, cái nghèo có lẽ là nỗi khổ duy nhất và lớn nhất. Nhưng với những người trí thức của Nam Cao, họ còn phải gánh trên vai cả nỗi khổ về tinh thần. Những con người có học thức ấy luôn bị dày vò, luôn phải trăn trở trong nghĩ suy. Đi hết câu chuyện, ta nhận ra ông giáo là người luôn phải chứng kiến nỗi đau của người khác. Nhìn xung quanh cuộc sống mình không có lấy một niềm vui, một ánh sáng của sự sống. Cuộc đời bi thương, bất hạnh của gia đình lão Hạc, cách nghĩ của chính vợ ông... khiến ông đau xót thốt lên: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Là người giàu lòng yêu thương nhưng ông cũng bất lực trước hoàn cảnh của người khác. Lão Hạc luôn bên ông, luôn chia sẻ với ông tâm sự những suy ngẫm về cuộc đời nhưng rồi, ông giáo có giữ nổi lão Hạc ở lại cõi đời này đâu. Kết thúc, lão vẫn chết một cách thê thảm, đáng thương. Vợ ông giáo có cái nhìn lệch lạc về lão Hạc nhưng ông cũng chỉ ngậm ngùi “bởi thị khổ quá rồi, có bao giờ thị nhìn thấy nỗi khổ của người khác đâu”. Ta thấy ông giáo là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trọng. Những triết lí ông rút ra về nỗi buồn trước cuộc đời và con người đã tạo cho ông một tiếng nói riêng trong truyện. “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cô" mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngô"c, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Ông giáo không chỉ tỏ ra rất hiểu vì sao mà vợ ông lại không chịu giúp lão Hạc và cảm thông với những nỗi khổ của thị. Ông giáo chỉ buồn mà không nỡ giận và còn nhắc nhở mình phải cố tìm hiểu họ, đồng cảm với họ. Mặt khác ông còn buồn vì thấy lão Hạc gần như làm ngơ trước sự giúp đỡ của ông làm cho hai người dần xa nhau. Nhưng khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, nghe câu nói đầy mỉa mai của y dành cho lão Hạc thì ông còn buồn hơn. Ông cảm thấy thất vọng trước sự thay đổi cách sống do không chịu đựng được đói khổ, “túng ăn vụng, đói làm càn” của một người vốn có bản tính trong sạch, giàu lòng tự trọng như lão Hạc. Ông giáo buồn vì bản năng đã chiến thắng nhân tính mất rồi! Nhưng sau cái chết bất ngờ và bi thảm của lão, tâm trạng của ông lại biến chuyển, có thêm những suy nghĩ khác. Trước hết ông thấy cuộc đời không thật đáng buồn vì có những cái chết mang tinh thần hi sinh đầy cao đẹp như của lão Hạc. Cái chết cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy: “nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo một nghĩa khác” là ở chỗ, những người tốt như lão Hạc, đáng thương, đáng thông cảm như thế nhưng cuối cùng vẫn có hoàn cảnh bế tắc, hoàn toàn vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết như là cứu cánh duy nhất, như là sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ. Và càng đáng buồn hơn vi không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa cái chết của lão. Tâm trạng của ông giáo chứa chan một tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng cũng thâm trầm với giọng điệu buồn và bi quan. Chỉ còn đó một chút niềm an ủi với vong linh người vừa chết kia là ông giáo cô' gắng giữ trọn lời hứa, giữ trọn mảnh vườn để có dịp gặp và trao tận tay người con trai lão Hạc. Có một điều không phải dễ dàng bạn đọc nào cũng nhận ra rằng: người đau khổ nhất truyện chưa hẳn đã là những con người nhỏ bé, bất lực như lão Hạc, con lão Hạc, Binh Tư,... mà lại là ông giáo - con người biết tất cả mọi nỗi đau của mọi kiếp người mà đành bất lực “ngậm đau khổ để gửi vào im lặng”. Xây dựng nhân vật ông giáo, Nam Cao như muốn tặng cho lão Hạc một người bạn để an ủi, chia sẻ nhưng cũng với nhân vật này, nhà văn muốn bày tỏ quan điểm, suy ngẫm về kiếp người và cuộc đời. Ta như bắt gặp hình bóng của Nam Cao trong ông giáo. Những nét tương đồng của nhân vật này và nhà văn như một lời tâm sự chân thành mà tác giả gửi vào trang viết. Văn là người. Một trái tim ấm nóng tình nhân đạo, lòng yêu thương với con người cứ bùng lên mãnh liệt trong trang viết của Nam Cao. Có thể không thể thay đổi cuộc đời của những người trí thức trong sáng tác của mình nhưng ta vẫn tin rằng dù cuộc đời có nghiệt ngã đến đâu thì họ vẫn giữ được những nét nhân cách đáng trọng của mình.

 

12 tháng 10 2017

đây mà gọi là câu hỏi ư

12 tháng 10 2017

CHUẨN ! 

12 tháng 10 2017

Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như : bằng  lăng, phượng, sấu ,…Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân trường.

Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.

cay-bangDownloadcay_bang 

Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm.      Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bang chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.

Cây bàng đã gắn bó  với chúng em nhiều kỉ niêm. Nó không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.

12 tháng 10 2017

??????????????????????????

12 tháng 10 2017

Giống nhau : đều là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Khác nhau : Bài qua đèo ngang : Bà huyện thanh quan tâm trạng hướng nội khép kín, cô đơn tuyệt đối , chỉ 1mình bà ấy ( ta với ta)

                 Bài bạn đến chơi nhà : Nói về niềm hân hoan tin tưởng , tình bạn trong sáng của Nguyễn Khiêm đối với bạn của ông

Mìk nghĩ là như vậy ( ko chắc lắm !!!) neu duoc thi cho 1

12 tháng 10 2017

giống là thơ tám chữ

khác là Ta với ta 

12 tháng 10 2017

Today, I am 16 years old, so I hold a birthday party at my house. The party began at 7h p.m and finished at 9h30 p.m on October 15th. I invited a lot of close friends ad intimate friends take part in the party. There is a two layer birthday cake with fifteen candles on the table. After people sang “Happy Birthday” song, I blew out the candles and cut the cake. Everybody ate cake, went to KTV and played mini games together. Finally, my friends returned their home, although they all tired, they felt so happy. Regarding me, I cleaned and washed up the party, then I went to sleep.

Dịch :

Hôm nay, tôi 16 tuổi, vì vậy tôi tổ chức một bữa tiệc sinh nhật tại nhà tôi. Buổi tiệc bắt đầu lúc 7 giờ chiều và kết thúc lúc 9 giờ 30 tối ngày 15 tháng 10. Tôi đã mời rất nhiều bạn thân gần bạn bè thân thiết tham gia vào bữa tiệc. Có một chiếc bánh sinh nhật hai lớp với mười lăm ngọn nến trên bàn. Sau khi mọi người hát bài hát "Chúc mừng sinh nhật", tôi thổi nến ra và cắt bánh. Mọi người đều ăn bánh, đã đi đến KTV và chơi các trò chơi mini với nhau. Cuối cùng, bạn bè của tôi đã trở về nhà, mặc dù họ đều mệt mỏi, họ cảm thấy rất hạnh phúc. Về tôi, tôi đã dọn dẹp và dọn dẹp bữa tiệc, rồi tôi đi ngủ.

12 tháng 10 2017

Today it is my birthday. All my friends are coming too! First, we play basketball and sing songs together. Next, we play games and eat foods. Now, we are blowing candles and eating cake. That is the best time with me. Next year, i will go to Big C to have a birthday party. I want to having it more!

12 tháng 10 2017

Có nhiều cách để cảm nhận . Bạn tham khảo nhé !

      Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:

Chiều chiều xách giỏ hái rau

Chiều chiều ra đứng bờ sông...

Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.

Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỷ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già. với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:

Có con thì gả chồng gần

Có bát canh cần nó cũng đem cho.

  Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.

Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.

Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỷ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.

12 tháng 10 2017

bn ở đôu z

12 tháng 10 2017

?????/////

12 tháng 10 2017

co ai co đề thi giữa kì 1 ngữ văn 6

12 tháng 10 2017

Hello,my name's Tung Chi.I'm 10 ye

12 tháng 10 2017

??????????????????????

12 tháng 10 2017
  • Bài viết số 03 về loài cây em yêu thích (cây cam)

Thu về, bao trái chín treo mình trong gió, tỏa hương thơm ngát đến với mọi nhà. Trong khoảng sân nhỏ của ông em, cây cam mật ông trồng đã trĩu quả. Cây cam đã để lại bao kỷ niệm giữa ông và em. Đây cũng chính là loài cây em yêu thích nhất.

bai-van-mau-lop-7-ta-loai-cay-em-yeu-thich-nhat-cay-cam

Chao ôi ! Trông những quả cam mật nhún nhảy trên cành cây mới thích mắt làm sao! Mới hôm nào quả cam đang còn bé tí xíu như quả chanh, da dày, màu xanh đậm có vẻ xù xì. Nhưng một thời  gian sau, làn da ấy cứ mỏng dần rồi chuyền từ màu xanh sang màu xanh nhạt  rồi chuyển sang màu vàng cam theo từng ngày, từng tháng. Đến hôm nay, những chùm cam ấy đã vàng ươm, vỏ căng mọng nước. Nhìn những chùm cam như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây. Từng chùm quả nặng trĩu đung đưa theo làn gió thu hiu hiu, nhè nhẹ. Mặc dù ông và em đã chống rất nhiều cành tre to để đỡ nhưng những các nhánh cam ấy vẫn cứ sà xuống gần mặt đất. Thân cây khoác chiếc áo màu xanh giản dị, đứng đó làm trụ đỡ cho những cành cây chi chít quả.  Những chú chim sâu đang nhảy nhót trên cành, đưa chiếc mỏ xinh xinh vạch lá tìm sâu. Hai ông cháu em đứng bên nhau ngắm nhìn chùm quả chín. Gió vườn xào xạc như khúc hát ru đưa các “bé cam” vào giấc ngủ say nồng. Trong giấc mơ, chắc chúng sẽ rất vui khi được biết chính những múi cam ngọt ngào của chúng sẽ làm mát lòng bao người những lúc mệt mỏi.

Đứng trước cây cam vàng trĩu quả, em cũng như được vui lây với những “bé cam” . Ôi! Những quả cam là kết tinh của bao công sức lao động, bao ngày vun xới, chăm sóc của ông và em. Nó còn là niềm vui của hai ông cháu hằng ngày. Chính vì vậy đây chính là loài cây em yêu thích nhất.

12 tháng 10 2017
  • Bài viết số 01 về loài cây em yêu thích (cây phượng)

Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.

bai-van-mau-lop-7-ta-loai-cay-em-yeu-thich-nhat-cay-phuong

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.

Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.

Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.

Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.

Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.

19 tháng 10 2017

mk nè hihi

12 tháng 10 2017

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.