K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2020

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến dịch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.

Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

#tham khảo

19 tháng 3 2020

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

20 tháng 3 2020

Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng. Đó là tình cảm của các em nhi đồng dành cho Bác cũng như tình cảm của hàng triệu người dân Việt Nam dành cho Bác.

Bác Hồ - cái tên mà tất cả những đứa con của dân tộc gọi vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người Anh hùng giải phóng dân tộc, một Danh nhân văn hoá thế giới.

Từ trước tới nay đề tài về Bác Hồ đã vô cùng quen thuộc với các thi nhân, văn nhân. Con người Bác là cả một tình yêu bao la dành cho dân tộc, là cả cuộc đời hiến dâng cho cách mạng. Bác vui trong niềm vui của tất cả mọi người, Bác đau trong nỗi đau khi nhân dân phải sống trong cảnh nước mất nhà tan.

Nguyễn Ái Quốc (19 - 5 - 1890) quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - một nơi giàu truyền thống hiếu học và yêu nước. Người lớn lên giữa lúc nước nhà bị rơi vào tay thực dân Pháp, cuộc sống nhân dân khổ cực. Vì vậy, Người sớm có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào.

Ngày 5 - 6 - 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 7 - 1911, Người đặt chân đến cảng Macxây (Pháp), sau đó qua nhiều nơi: châu Phi, châu Mĩ, châu Âu rồi cuối cùng trở lại Pháp vào đầu tháng 12 - 1917. Tại đây Người trực tiếp học tập và rèn luyện trong quần chúng. Người hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp. Người đã lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tuyên truyền, giác ngộ Việt Kiều. Người viết báo, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và các nước Đông Dương.

Suốt gần sáu năm bôn ba, Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc: chủ nghĩa Mác - Lênin.

Năm 1918, Người tham gia Đảng xã hội Pháp, thành lập hội những người Việt Nam yêu nước rồi giúp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

Năm 1941, Người về nước rồi trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi (8 - 1945).

Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Ước mơ hàng trăm năm của dân tộc thế là đã thành hiện thực.

Bác như tia nắng mặt trời toả sáng cho muôn triệu sinh linh tồn tại. Bác đã đi vào cõi vinh hằng nhưng trong trái tim của người dân Việt Nam Bác vẫn đang ở bên, đang tồn tại hàng ngày như mặt trời. Bác mãi trường tồn vĩnh cửu trong chúng ta.

Bác của chúng ta không chỉ là người anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một vị lãnh tụ có cuộc sống giản dị đối lập với cương vị của mình. Có lẽ không ai nghĩ một người mặc áo ka-ki đã cũ, đeo dép cao su lại là một vị lãnh tụ vĩ đại. Bác sống và làm việc trong ngôi nhà sàn nhỏ chỉ có một chiếc giường và một cái bàn nhỏ để làm việc trước cửa bác trồng rặng râm bụt và luống rau nhỏ.

Trong cuộc sống cũng như trong hoạt động cách mạng con người Bác vẫn luôn là thế:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

    Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

     Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

    Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó)

Bác là lãnh tụ nhưng những món ăn của Bác thật là dân dã: cháo bẹ, rau măng. Thế nhưng Bác lại cảm thấy cuộc đời cách mạng của Bác thật sang.

Có lẽ chúng ta sẽ không cầm được nước mắt khi thấy Bác:

     Đêm thu không đệm cũng không chăn

Gối quắp, lưng còng ngủ chẳng an

   Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh

    Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang.

(Đêm lạnh)

Nhưng với Bác, cái khổ lớn nhất chưa phải là chuyện đói rét mà là thân phận của người dân nô lệ. Sau hơn ba mươi năm hoạt động trên trường quốc tế, Bác vừa trở về nước, thời cơ sắp đến là thời cơ ngàn năm có một. Lúc này, hơn baọ giờ hết, sự sáng suốt của Bác là rất cần đối với cách mạng Việt Nam.

Là nhà cách mạng, Hồ Chủ tịch còn là một nhà thơ, một nhà văn hoá yêu cái hay cái đẹp. Trong thơ của Bác, thiên nhiên rất nhiều vẻ và vẻ nào cũng đáng yêu. Nhưng đáng yêu nhất vẫn là ánh trăng sáng. Trong thơ bác thiên nhiên và con người hoà trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ:

  Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

Sau này, trong chiến dịch Biên Giới 1950, Bác cũng có nhiều câu thơ tràn đầy ánh trăng:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.

(Báo tiệp)

Chúng ta làm cách mạng, chúng ta chiến đấu không có mục đích nào khác ngoài mục đích giành lại trời trong, trăng sáng, giành lại cuộc sống bình yên. Ngay cả khi làm thơ để giải trí Bác cũng vẫn không quên được mục đích của mình.

Ngoài thơ ca, Bác còn sáng tác truyện và kí. Truyện ngắn Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), vở kịch Con rồng tre... Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, truyện ngắn Giấc ngủ mười năm (1949) với ít danh Trần Lực là một sáng tác giàu tinh thần lạc quan và có ý nghĩa tự báo.

Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ của những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những ước mơ của tương lai, là kết tinh của những phẩm chất quý giá của lịch sử và thời đại.

Là người dân Việt Nam chúng ta luôn tự hào về Bác - người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá của thế giới.


 

Ngày ngày : láy toàn phần

Làm lụng : láy âm đầu

Lạnh lẽo : láy đầu

# chúc bạn học tốt # ( nếu có sai sót gì mong bạn bỏ qua ạ )

19 tháng 3 2020

ngày ngày(láy toàn phần)

làm lụng(láy âm đầu)

lạnh lẽo(láy âm đầu)

19 tháng 3 2020

bạn tham khảo ở đây nhé:

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.


Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la nh­ biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

chúc bạn học tốt !

 
19 tháng 3 2020

Trên google có đấy bn 

19 tháng 3 2020

Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đãthu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lậptừ thuở bé - Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhấtbởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú DếMèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũngcó không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốtđời của Dế Mèn.Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầmcảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoảmãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìnngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập củamình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chúlàm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống - phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúcđầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi... lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ.... Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.Dể Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình... Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp... rất yêu chuộng