K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lá ngô lay ở bờ sông Bờ sông vẫn gió Người không thấy về Xin người hãy trở về quê Một lần cuối... một lần về cuối thôi Về thương lại bến sông trôi Về buồn lại đã một thời tóc xanh Lệ xin giọt cuối để dành Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha Cây cau cũ, giại hiên nhà Còn nghe gió thổi sông xa một lần Con xin ngắn lại đường gần Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi. câu 1:...
Đọc tiếp

Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Lệ xin giọt cuối để dành
Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha
Cây cau cũ, giại hiên nhà
Còn nghe gió thổi sông xa một lần
Con xin ngắn lại đường gần
Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi.

câu 1: xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? 

câu 2: chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào  

câu 3: từ ngữ nào trong bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của tác giả 

câu 4: chỉ ra và nên tác dụng biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh

câu 5: anh/chị hiểu thư thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:

Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
câu 6: xác định đề tài và chủ đề của bài thơ?

câu 7: nêu cảm xúc chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ 

câu 8: bài thơ gợi cho em xuy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống? ( trình bày khoảng 5-7 dòng )

trả lời hộ mình với ạ

0
Văn bẳn: Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông  Lá ngô lay ở bờ sông Bờ sông vẫn gió Người không thấy về Xin người hãy trở về quê Một lần cuối... một lần về cuối thôi Về thương lại bến sông trôi Về buồn lại đã một thời tóc xanh Lệ xin giọt cuối để dành Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha Cây cau cũ, giại hiên nhà Còn nghe gió thổi sông xa một lần Con xin ngắn lại đường gần Một...
Đọc tiếp

Văn bẳn: Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông 

Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Lệ xin giọt cuối để dành
Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha
Cây cau cũ, giại hiên nhà
Còn nghe gió thổi sông xa một lần
Con xin ngắn lại đường gần
Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi.

I : đọc hiểu 

câu 1: xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

câu 2: chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào?

câu 3: từ ngữ nào trong bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của tác giả 

câu 4: chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh

câu 5: anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ :

Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
câu 6: xác định đề tài và chủ đề của bài thơ?

câu 7: nêu cảm xúc chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ?

câu 8: bài thơ gợi cho em xuy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sông? (trình bày khoảng 5-7 dòng)

--> mọi người trả lơid hộ mình với ạ 

0
3 tháng 12 2024

Trong một là  đi học về khi gia đình chưa đến đón. Em đã có cảm giác rất sở hãi. Vì có nhiều hiểm nguy như bị dụ để bắt cóc. Mẹ em cũng dặn là không được đi theo hay nghe lời bất kỳ người lạ nào. Bởi vì sẽ không biết họ sẽ làm gì mình tiếp theo nữa dễ có những gì xảy ra ngoài ý muốn như bị bắt cóc tống tiền, đi vào hàng ổ của bọn buôn người.                                                      Khi chờ được một hồi lâu trong đầu em đã loé lên suy nghĩ là mượn điện thoại cô bán tạp hoá đối diện để gọi điện cho người thân đến rước về. Tâm trạng trở nên phấn chấn hơn khi cô đã cho mượn để em điện cho người thân đến rước về.                                                            Khi điện cho người thân một lúc sau mẹ em đến đón. Trải nghiệm đó tuy hơi ngắn ngủi nhưng nó để lại trong âm em rất nhiều cảm đi qua nhiều cũng bậc cảm xúc từ buồn sáng vui .Nó đã cho em biết rằng cách xử lí tình huống khi gia đình giờ đón về.

 

3 tháng 12 2024

Một buổi chiều mùa hè, khi tôi đang đợi xe buýt ở trạm dừng, một người phụ nữ lớn tuổi bước đến gần và bắt chuyện với tôi. Bà ấy có khuôn mặt hiền hậu, nụ cười ấm áp và đôi mắt rạng rỡ, toát lên vẻ thông thái của tuổi già.

Chúng tôi bắt đầu nói chuyện về thời tiết, rồi dần dần chuyển sang những câu chuyện đời thường. Bà kể cho tôi nghe về những khó khăn trong cuộc sống của bà khi còn trẻ, về những người bạn thân thiết đã mất và về cách bà tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị.

Khi bà kể về những tháng ngày vất vả, tôi cảm nhận được sự kiên cường và lòng nhân hậu của bà. Bà chia sẻ rằng, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, bà luôn giữ vững niềm tin vào tình người và lòng tốt. Bà nói rằng mỗi khi gặp ai đó cần giúp đỡ, bà luôn sẵn lòng đưa tay ra giúp đỡ mà không cần đền đáp.

Cuộc trò chuyện kéo dài đến khi xe buýt của tôi đến. Trước khi lên xe, bà nắm lấy tay tôi và nói: "Cháu ơi, cuộc đời này ngắn ngủi lắm, hãy sống thật tốt và giúp đỡ mọi người khi có thể. Cháu sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì cháu cho đi."

Lời nói của bà ấy đã chạm đến trái tim tôi. Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự sâu sắc của lòng nhân hậu và tình người. Kể từ ngày đó, tôi luôn nhắc nhở bản thân phải sống tử tế và giúp đỡ người khác, như cách bà đã dạy tôi.

 

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Lớp IX LÊ TƯƠNG DỰC (cười gằn) - Vũ Như Tô, mi không sợ chết sao? VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân không sợ chết. LÊ TƯƠNG DỰC - Người ta ai không tham sinh uý tử. Mi nói không sợ chết chẳng hóa ra vọng ngôn sao! Sao trẫm triệu vào kinh, mi lại trốn? VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân trốn đi để tránh...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Lớp IX

LÊ TƯƠNG DỰC (cười gằn) - Vũ Như Tô, mi không sợ chết sao?

VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân không sợ chết.

LÊ TƯƠNG DỰC - Người ta ai không tham sinh uý tử. Mi nói không sợ chết chẳng hóa ra vọng ngôn sao! Sao trẫm triệu vào kinh, mi lại trốn?

VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân trốn đi để tránh cho triều đình một tội ác.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm sai cắt lưỡi mi đi bây giờ!

VŨ NHƯ TÔ - Lời thẳng thì hay trái tai. Xin Hoàng thượng cho phép tiện nhân được nói. Tiện nhân có bị cực hình cũng không oán hận.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm đã khoan thứ cho mi nhiều lắm rồi.

VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân có tội gì mà Hoàng thượng phải khoan thứ? Tiện nhân không trộm cướp, không tham nhũng, không giết người, tiện nhân chỉ biết phụng dưỡng mẹ già, nuôi vợ, nuôi con. Đang yên ổn, bỗng dưng tiện nhân bị bắt, bị đóng gông tra xiềng rồi bị giải đi, ăn không được ăn, uống không được uống, nghỉ ở đâu cũng bị đem giam vào lao như những quân trọng phạm. Hỏi tiện nhân có tội gì?

LÊ TƯƠNG DỰC - Vua cần đến thì thần dân phải xả thân làm việc kỳ đến chết thì thôi.

VŨ NHƯ TÔ - Nhưng xử đãi thế thì ai muốn trau dồi nghề nghiệp? Kính sĩ mới đắc sĩ...

LÊ TƯƠNG DỰC - Kính sĩ đắc sĩ, mi là sĩ đấy ư: Mi dám tự phụ là sĩ thảo nào mi không sợ chết.

VŨ NHƯ TÔ - Sĩ mà không có chân tài thì tiện nhân không bàn. Anh em tiện nhân còn có những nguyện vọng sâu xa hơn đối với nước. Hoàng thượng quá nhầm về chữ sĩ. Một ông quan trị dân, với một người thợ giỏi, xây những lâu đài tráng quan, điểm xuyết cho đất nước, tiện nhân chưa biết người nào mới đáng gọi là sĩ.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm rộng lượng nên mi mới được ăn nói rông càn. Chẳng qua là trẫm mến tài, người khác thì đã mất đầu.

VŨ NHƯ TÔ - Thân này tiện nhân đã cầm chắc là không được toàn. Nhưng trước khi chết tiện nhân cũng cố hết sức biện bạch mong Hoàng thượng đừng coi rẻ anh em tiện nhân, ngõ hầu con em theo gót sau này được mở mày mở mặt. Những ân huệ ấy tiện nhân không xin cho mình - tiện nhân xin chịu chết mà xin cho lũ hậu tiến. Được biệt đãi, có địa vị thì những kẻ tài hoa mới xuất hiện, tranh nhau tô điểm nước non.

LÊ TƯƠNG DỰC - Đó là công việc của trẫm và các đại thần. Mi là một tên thợ không biết gì. Hãy nghe trẫm hỏi chuyện Cửu Trùng Đài. Một năm nay không xây được, trẫm lấy làm phiền lắm. Đài phải có trăm nóc, cao mười trượng, dài năm trăm trượng, mi có đủ tài xây được không?

VŨ NHƯ TÔ - Tiện nhân không thấy cái khó ở đâu cả. Tiện nhân tự xét, thực thừa sức xây Cửu Trùng Đài.

LÊ TƯƠNG DỰC - Mi định xây ra làm sao?

VŨ NHƯ TÔ - Điều tiện nhân xin lúc nãy, Hoàng thượng hãy chuẩn y cho đã.

LÊ TƯƠNG DỰC - Mi định ép ta sao? Đầu mi chỉ một lệnh truyền là không còn trên cổ.

VŨ NHƯ TÔ - Tiện nhân đã coi rẻ đầu này. Nó rơi lúc nào là xong một kiếp. Tiện nhân nhắc đi nhắc lại nhiều lần như thế, Hoàng thượng đã quên rồi sao? Chỉ vì tiền đồ nước ta mà tiện nhân xin Hoàng thượng trọng đãi thợ. Hoàng thượng không được khinh rẻ họ, không được ức hiếp họ (mắt sáng lên, nét mặt quả quyết). Được thế thì tiện nhân mới chịu làm, mà xin Hoàng thượng biết cho, đài Cửu Trùng, phi Vũ Như Tô này, không ai làm nổi.

LÊ TƯƠNG DỰC (lòng tự tin của Vũ làm cho vua kinh ngạc) - Sợ mi chỉ là một kẻ đại ngôn.

VŨ NHƯ TÔ - Tiện nhân dám nói thế, không phải là đại ngôn, nhưng vì tiện nhân tự biết tiện nhân. Trong hai mươi năm trời, tiện nhân khổ công trau nghề, nào hỏi, nào tập, nào khảo cứu, học cả văn chương toán pháp, địa lý, thiên văn, nghe tiếng ai giỏi là tìm đến thụ giáo, các đền đài dinh thự trong nước dù xa dù gần đều cố đi xem, cả những danh lam thắng tích ở Trung Quốc, ở Chiêm Thành, ở Tây Trúc cũng không quản đường trường, lần đến khảo sát, cũng vì thế mà ngày nay hơn bốn mươi tuổi đầu, tiện nhân mới có ít nhiều sở đắc, nói ra thì Hoàng thượng nửa tin, nửa ngờ. Trong suốt một năm đi trốn, tuy bị truy nã, khổ nhục trăm đường, tiện nhân cũng đã vẽ phác bản đồ Cửu Trùng Đài, tính toán đâu đấy và đã ghi hết cả trong một cuốn sổ.

LÊ TƯƠNG DỰC (mừng rỡ) - Đâu, cho trẫm xem.

VŨ NHƯ TÔ - Trong túi áo tiện nhân đây. Nhưng xin Hoàng thượng...

LÊ TƯƠNG DỰC - Đưa trẫm xem đã.

VŨ NHƯ TÔ - Xin Hoàng thượng trả lời tiện nhân đã.

LÊ TƯƠNG DỰC - Mi tưởng ta không lấy được của mi sao? (Đến lần túi Vũ Như Tô rút ra một bản đồ to và một quyển sổ dày.).

VŨ NHƯ TÔ (khinh bỉ) - Không ngờ Hoàng thượng!...

LÊ TƯƠNG DỰC (đặt bản đồ lên long kỷ, mặt mỗi lúc một tươi, một lúc lâu) - Thực vừa ý trẫm. Nhiều chỗ trẫm không nghĩ tới! Cửu Trùng Đài! Trẫm có ý xây đài trên bờ Tây hồ. Đây là miếu công thần, đây là lầu vọng nguyệt. Đây là san hô sảnh, đây là điện vàng, điện ngọc, đây là đại uyển, tiểu uyển, đây là trà điện, nhạc điện... đứng trên đài cao ngất này bao quát được Long thành. (đếm) Phải, đúng 100 nóc, hiển nhiên là hình trăm rồng tranh ngọc. Tráng quan lắm, ý trẫm lại muốn khơi một dòng nước từ chính điện thông ra hồ Tây, hai bên bờ trồng kỳ hoa dị thảo, để ngày ngày trẫm cùng cung nữ bơi thuyền hoa ra hồ ngoạn thưởng, mi nghĩ sao?

VŨ NHƯ TÔ - Được!

LÊ TƯƠNG DỰC - Vậy thì mi thêm vào.

VŨ NHƯ TÔ - Không thêm bớt gì cả. Đài Cửu Trùng không xây cho...

LÊ TƯƠNG DỰC - À mi giỏi thực! Lần này trẫm không tha mi nữa, trẫm cũng không cần mi nữa, (xem quyển sổ) đủ rồi. Đủ rồi, trẫm gọi thợ khác cứ theo đây mà xây, sửa chút ít là vừa ý trẫm. Còn mi, mi chờ quân đao phủ dẫn đi.

VŨ NHƯ TÔ - Đó là quyền Hoàng thượng. Nhưng... xây Đài Cửu Trùng không dễ thế đâu. Nếu chỉ xem sách mà làm được thì chán nhà nho đã thành Khổng Tử, chán vị tướng đã thành Tôn, Ngô, chán thi nhân đã thành Lý, Đỗ. Cần phải có mắt, có tai, có tâm huyết, có tay mình vào đó. Hoàng thượng cứ giữ lấy bản đồ, cầm lấy quyển sổ, đi tìm thợ giỏi, tiện nhân không dám nói sao, nhưng tiện nhân tin rằng không một kẻ nào làm nổi. Bản đồ kia chỉ là phần xác, nhưng phần hồn thì chỉ ở lòng tiện nhân, mà phần hồn mới là phần chính.

LÊ TƯƠNG DỰC (dịu giọng nhìn bản đồ say sưa) - Mi định không giúp trẫm sao?

VŨ NHƯ TÔ - Tiện nhân dám đâu tiếc sức? Cũng mong giúp Hoàng thượng xây cho nước ta một tòa lâu đài nguy nga, cùng với vũ trụ trường tồn. Chỉ xin Hoàng thượng hai điều: thứ nhất, đài phải xây theo đúng kiểu bản đồ này, không thay đổi một ly nào. Thứ hai: Hoàng thượng và triều đình phải trọng đãi công ngang sĩ. Sách Trung Dung có dạy “Lai bách công giã”. Hoàng thượng chắc còn nhớ đấy. Nước phú dân cường là nhờ ở đó. Hai điều đó không được, tiện nhân đành phí thân này.

LÊ TƯƠNG DỰC (trầm ngâm) - Sao mi cứ băn khoăn?...

VŨ NHƯ TÔ - Không băn khoăn sao được? Khi anh em tiện nhân, chỉ vì có chút tài năng, mà phải cực nhục như quân có tội, thì kẻ này không thể nào ăn ngon ngủ yên được. Chính tiện nhân đây, cổ đeo gông, tay mang xiềng xích, nhục quá trâu ngựa, Hoàng thượng xử đãi như thế mà không biết ngượng sao?

LÊ TƯƠNG DỰC - Được, hai điều mi xin, trẫm cho cả. Trẫm chịu mi vậy. Nhưng mi phải đem hết sức ra xây Cửu Trùng Đài cho trẫm.

VŨ NHƯ TÔ - Được, Hoàng thượng cho hai điều ấy, tiện nhân dám đâu không hết sức. Huống chi xây Cửu Trùng Đài, vì Hoàng thượng thì ít, mà vì tiện nhân thì nhiều. Đã làm xin cúc cung tận tụy. Hoàng thượng tuyển cho năm vạn thợ và phải giao cho tiện nhân toàn quyền làm việc, kẻ nào trái lệnh chém bêu đầu. Có thế thì đài mới xong được.

LÊ TƯƠNG DỰC - Bao giờ xong?

VŨ NHƯ TÔ - Độ năm năm. Hoàng thượng liệu có thể theo cho đến buổi hoàn thành không?

LÊ TƯƠNG DỰC - Sao lại không? Ngay bây giờ, trẫm sai ban hành đạo chiếu. Và ngày mai bắt đầu làm việc.

VŨ NHƯ TÔ - Xin phụng mệnh. Nhưng gông và xiềng xích này Hoàng thượng còn bắt tiện nhân đeo đến bao giờ?

LÊ TƯƠNG DỰC (ngần ngại) - Tháo cho mi, nhưng mi đừng phụ lòng trẫm.

VŨ NHƯ TÔ (nói to) - Hoàng thượng coi tiện nhân là người thế nào? Đại trượng phu một nhời đã hứa, dẫu nhảy vào đống lửa cũng không từ.

(Trích Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng)

Chú thích: Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm kể về Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, Vũ Như Tô nhất quyết không chịu xây Cửu Trùng Đài, bất chấp Lê Tương Dực dọa giết. Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của vua, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn để trổ hết tài năng của bản thân mà xây cho đất nước một công trình vĩ đại. Thế nhưng, công cuộc xây dựng gần đến khi hoàn thiện, mâu thuẫn giữa các tập đoàn thống trị tăng cao. Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài cũng bị chính những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu hủy. 

Câu 1. Sự việc trong văn bản là gì?

Câu 2. Vũ Như Tô yêu cầu vua Lê Tương Dực điều gì cho những người tài?

Câu 3. Liệt kê những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản và nêu tác dụng của các chỉ dẫn này với người đọc.

Câu 4. Văn bản thể hiện xung đột giữa ai với ai và xung đột về điều gì?

Câu 5. Nhận xét về lời nói của nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản trên.

0
...
Đọc tiếp
Phân tích cấu tạo ngữ pháp cho những câu sau  xác định kiểu câu của chúng: a) Chồng  ốm nặng làm cho gia đình  càngnghèo hơn. b) Thế  bằng lời kể đã cho tôi những chi tiếtbằng ghi chép đã cho tôi những cảm xúc chânthật. c) Hai nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng loạingười không bao giờ  thể chiến thắng đượcbệnh tật. d) Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọtôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe . e) Chúng ta phải cố gắng dân tộc hóa lời nói  câuvăn của chúng ta. a) Chính phủ tặng  mẹ ấy danh hiệu  mẹ Việt Nam anh hùng. b) Trong nhiều năm qua, người ta đã chứng kiến sựphát triển mạnh mẽ của phong trào nữ quyền. c) Họ đang đấu tranh để đạt được sự bình đằng hoàntoàn giữa nam  nữ. d) Cuộc sống của họ cũng sang một hướng khác.  e)  gửi cho tôi một món quà qua đường bưu điện. f) Trong năm học tớicác em hãy cố gắngsiêng nănghọc tậpngoan ngoãnnghe thầyyêu bạn. g) Hàng năm, khoa báo chí ở Trường Đại học Quốc gia cung cấp cho  hội vài chục cử nhân báo chí.
0
Câu1:...
Đọc tiếp
Câu1: phân tích cấu tạo ngữ pháp cho những câu sau  xácđịnh kiểu câu của chúng: a) Chồng  ốm nặng làm cho gia đình  càngnghèo hơn. b) Thế  bằng lời kể đã cho tôi những chi tiếtbằng ghi chép đã cho tôi những cảm xúc chânthật. c) Hai nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng loạingười không bao giờ  thể chiến thắng đượcbệnh tật. d) Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọtôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe . e) Chúng ta phải cố gắng dân tộc hóa lời nói  câuvăn của chúng ta. a) Chính phủ tặng  mẹ ấy danh hiệu  mẹ Việt Nam anh hùng. b) Trong nhiều năm qua, người ta đã chứng kiến sựphát triển mạnh mẽ của phong trào nữ quyền. c) Họ đang đấu tranh để đạt được sự bình đằng hoàntoàn giữa nam  nữ. d) Cuộc sống của họ cũng sang một hướng khác.  e)  gửi cho tôi một món quà qua đường bưu điện. f) Trong năm học tớicác em hãy cố gắngsiêng nănghọc tậpngoan ngoãnnghe thầyyêu bạn. g) Hàng năm, khoa báo chí ở Trường Đại học Quốc gia cung cấp cho  hội vài chục cử nhân báo chí.
0