K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2017

Trong cuộc sống chúng ta được gặp rất nhều loài cây, loài hoa. Mỗi loài cây, loài hoa lại có một nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa riêng biệt. có thể nó biểu trưng điều thiêng liêng cao cả, nhưng có thể nó lại biểu trưng cho một điều giản dị mộc mạc Và cây hoa hồng cũng không nằm ngoài quy luật đó, một loại cây, loài hoa mà ai cũng đã từng có dịp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn.   Hoa hồng xuất hiện cách đây khoang 100 triệu năm vào cuối kỷ nguyên phấn trắng. Đây là một loài cây thường mọc thành bụi, rễ chùm có gai. Nhưng hiên nay đã có loài hoa hồng không có gai. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. thưc vậy, hoa hồng có nhiều màu: đỏ, trắng, vàng, hồng... và cả hoa xếp xen kẻ lẫn nhau tạo nên một vẻ rất riêng mà không thể nhầm lẫn được. Phải chăng vì vẻ đẹp như vậy mà ngay từ thời xa xưa, các đây hàng ngàn năm mà con người đã trồng và thưỡng thức nó? Các giống hoa hồng vườn mà ngày nay ta thường thấy phát triển hơn lớn hơn nhiều so với những bà con hoang dã của chúng. cũng có lẽ bởi vì hoa hồng mọc hoang chỉ có năm cánh mà chỉ có thể ra hoa ít tuần chứ không thể không thể liên tục hàng mấy tháng như cay hoa hồng vườn.  tôi có thể chắc chắn rằng không phải ai trong chúng ta cũng có dịp nhìn thấy quả của cây hoa hồng. Quả của cây này nhỏ, hơi dẹt, có màu đỏ. Nó chứa một lượng vitamin c nhiều gấp 10 đến 100 lần so với các thức ăn khác. Đồng thời, đây cũng là một loại quả thuốc. Chúng ta có thể ngâm quả này trong nước sôi để uống, rất tốt cho bàng quang và thân, lại giúp đề phòng cảm lạnh. Hay như quả của một vài loại cây hoa hồng hoang dại cũng có thể được dùng để làm mứt.   Chính vì hoa hồng xuất hiện bên cạnh con người lâu như vậy nên ý nghĩa của nó cũng dần được khẳng định. Nhận thấy được vẻ đẹp của hoa hồng mà con người dùng nó để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà như ở trong phòng. trên bàn, ..., giúp ngôi nhà trở nên sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng. Ví như hoa hồng đỏ- hay gọi là hoa hồngnhưng biểu trưng cho tình yêu, hoa hồng trắng lại thể hiện cho sự trong trắng, tinh khiết và cả niềm tiếc thương vô hạn...Trong những lúc căng thẵng, nhìn thấy hoa ta như được giải tỏa phần nào. Và chắc rằng, cây hoa hồng còn có ý nghĩa hơn nữa, to lớn hơn nữa. Bởi tôi được biết rằng ở nước anh, cách đây 500 năm, đã xảy ra một cuộc chiến tranh hoa hồng. Giới quý tộc chia làm hai phe, đều lấy hoa hồng làm huy hiệu cho mình : một phe lấy hoa hồng nhung, còn phe kia lấy hoa hồng bạch. Có thể thấy được hoa hồng có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống.   Đẹp và đầy ý nghĩa, nữ hoàng của các loài hoa là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người tư thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.  

 

4 tháng 11 2017

Cảnh tượng  về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên. Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội. Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với  đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà... cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: " Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông  nhất nông nhì sĩ" Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng  si mê cây lúa từ bao giờ  không biết. Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra... xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ  ấy tan ra  nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày  nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như  gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo: - Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa) Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn  của tụi trẻ con chúng tôi. Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba  đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi. Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ  cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô  hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi. Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt. Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô. Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch. Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền  ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn.  Ba thường bảo tôi: - Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm! Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi  tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau.  
 

3 tháng 11 2017

con trâu này đen sì

con trâu kia rất khỏe

tham khảo nha

3 tháng 11 2017

Con trâu này rất khỏe .

Con gà kia rất to .

Bác gà này rất lớn . 

3 tháng 11 2017

Volunteer is one of Vietnam’s long-standing activities contributing effectively to community development, capacity building and poverty reduction. Volunteer activities are taking place vibrantly with every passing day, not only do they bring positive results from specific volunteer programs but they also conduce to generate and raise awareness for a large number of people in Vietnam.
Tình nguyện viên là một trong những hoạt động lâu đời của Việt Nam đóng góp tích cực cho phát triển cộng đồng, xây dựng nguồn nhân lực và giảm nghèo. Các hoạt động tình nguyện diễn ra sôi động vào mỗi ngày trôi qua, không chỉ đem lại những kết quả tích cực từ các chương trình tình nguyện cụ thể mà còn góp phần tạo ra và nâng cao nhận thức cho nhiều người ở Việt Nam.

The key point of volunteer activities is a part of a global effort to ensure that every child has access to a quality education – it’s a direct route out of poverty. In addition, the activities will be the main distributor of connecting the people, improving the living standard, and helping the poor around countries.
Điểm mấu chốt của các hoạt động tình nguyện là nằm trong một phần của nỗ lực toàn cầu để đảm bảo rằng mọi trẻ em đều được hưởng một nền giáo dục có chất lượng – đó là một con đường để thoát nghèo. Ngoài ra, các hoạt động này sẽ là tác nhân chính kết nối mọi người, nâng cao mức sống và giúp đỡ người nghèo xung quanh các quốc gia.

However, the volunteer activities of Vietnam are very diverse in both content and form. In fact, these volunteer activities remain separate and spontaneous; information on volunteer activities is not accessible with majority seeking information about specific volunteer programs that interest them due to the lack of coordinating network among volunteer clubs and organizations.
Tuy nhiên, hoạt động tình nguyện của Việt Nam rất đa dạng về nội dung và hình thức. Nhưng, trên thực tế, các hoạt động tình nguyện này vẫn riêng biệt và tự phát. Thông tin về các hoạt động tình nguyện thường không được cập nhật để tiếp cận với đa số những người cần tìm kiếm thông tin về các chương trình tình nguyện cụ thể mà họ quan tâm, mà nguyên do chính là thiếu sự phối hợp giữa các câu lạc bộ và tổ chức tình nguyện.

With a tradition of solidarity and compassion, all Vietnamese people profoundly understand that, to rise from a low starting point, each individual has to make every effort to promote internal strength by volunteering to help the needy and contribute to the development of communities and country.
Với truyền thống đoàn kết và hòa hảo, tất cả mọi người Việt Nam hiểu sâu sắc rằng, từ điểm xuất chưa cao, mỗi cá nhân phải nỗ lực hết mình để phát huy nội lực bằng cách tình nguyện giúp đỡ người nghèo và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và đất nước.

3 tháng 11 2017

cảm ơn bn nha

Tìm từ có vần en hoặc eng để trả lời những câu hỏi dạng thơ1.Cáng tôi thì dài,                                             2.Một bó cuộn tròn                                        3. Bình thường ra lệnh    Lưỡi tôi thì to                                                  Ấm, êm, mềm, nhẹ                                     Mỗi khi ra lệnh thơi thì keng keng    Rác thải bụi tro                                               Luồn qua...
Đọc tiếp

Tìm từ có vần en hoặc eng để trả lời những câu hỏi dạng thơ

1.Cáng tôi thì dài,                                             2.Một bó cuộn tròn                                        3. Bình thường ra lệnh
    Lưỡi tôi thì to                                                  Ấm, êm, mềm, nhẹ                                     Mỗi khi ra lệnh thơi thì keng keng
    Rác thải bụi tro                                               Luồn qua tay mẹ                                           Người yêu thích, kẽ than phiền
    Có tôi là sạch.                                                Cùng đôi que đan                                      Nhưng tôi ra lệnh phải liền làm ngay.
       Là cài gì ?                                                    Tạo ra chiếc áo                                                                                    Là cái gì ?

                                                                         Tặng em đông về.

                                                                               Là cái gì ?

4. Tròn như cái ống                                                                                                            5. Quê tôi ở chốn đầm ao

   Trắng xóa toàn thân                                                                                               Ở trên mặt nước thấp cao từng vùng

   Ban ngày nằn im                                                                                                                Đôi khi còn vữ giũa bùn

   Tối trời bật sáng.                                                                                                   MùI hương vẫn ngát, thân mình vẫn tươi.

                   Là cái gì ?                                                                                                                              là cái gì ?

                                                     Ai trả lời nhanh và đúng nình tick

2
4 tháng 11 2017

1. xẻng

2.len

4.đèn 

5.sen

3.kèn

27 tháng 1 2018

1. xẻng

2. cuộn len

3. cái kèn

4. cái đèn

5. hoa sen

6 . cho mình một

3 tháng 11 2017

Tôi và Nghi là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Nghi thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nghi thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Nghi, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 
( Hát hay không bằng hay hát. 
Đồng âm: hay 
hát hay: " hay" chỉ lời khen. 
hay hát: " hay" chỉ việc làm thường xuyên. )

Chúc bạn học tốt ! Mik hứa sẽ tk lại !

3 tháng 11 2017

'Quê tôi sớm tinh mơ .. tiếng gà gọi cha vác quốc ra đồng 
ai đem nắng đong đầy đôi vai..cháy những giọt mồ hôi........' 
Ôi!Quê hương !Tiếng gọi thiêng liêng của người công dân bé nhỏ gọi về nơi chôn rau cắt rốn của mình.Tôi yêu quê tôi!Yêu những cánh diều vi vu trên bầu trời xanh thẳm.Yêu những buổi đi bắt dế , cào cào dưới cánh đồng cỏ.Những đêm trải chiếu ngồi tụ tập ngắm ánh trăng sáng chiếu qua kẽ lá, nghe già làng kể chuyện.Tôi yêu quê tôi!Yêu những tháng ngày đã trôi qua ấy ! Nếu mai này , khi tôi đã tiến đến thành công và rời xa quê hương thì  tôi vẫn sẽ mãi nhớ đến nó , bởi từ lâu , nó đã là một kỷ niệm đẹp đẽ chiếm gọn một chỗ trong tim tôi!

Từ đồng âm :

chiếu : đồ dệt bằng cói, ni -lông, v.v. dùng trải ra để nằm, ngồi .

chiếu : làm cho luồng sáng phát ra hướng đến một nơi nào đó .

;v

3 tháng 11 2017

  Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.

Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.

Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp. Bên cạnh đó là phòng Ban giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.

Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tính của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.

Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.

3 tháng 11 2017

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

NHỚ GIỮ LỜI NHA, MIK HỨA SẼ TK LẠI !

3 tháng 11 2017

Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời.
Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta:
- ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới- không con?
- Dạ thưa ngài! ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ!
- Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi!
- Vâng ạ!
Thế rồi ta bắt đầu kể:
- Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi. 
Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.”
Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi 
lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão.
Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay:
- Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?
- Thưa ngài! giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!
- ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.
- Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?
-Điều gì vậy?
Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ!
- Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.
- Cảm ơn Ngọc Hoàng!
Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được diều này tôi vô cùng sung sướng.
Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là  làng Cháy .

;3
 

\(Bài làm Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời. Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta: - ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới- không con? - Dạ thưa ngài! ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ! - Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi! - Vâng ạ! Thế rồi ta bắt đầu kể: - Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi. Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.” Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão. Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay: - Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng? - Thưa ngài! giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ! - ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con. - Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ? -Điều gì vậy? Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ! - Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con. - Cảm ơn Ngọc Hoàng! Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được diều này tôi vô cùng sung sướng. Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là- làng Cháy. Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/dong-vai-thanh-giong-ke-lai-cau-chuyen-cua-minh-sau-khi-danh-duoi-xong-giac-an-c33a12308.h\)

3 tháng 11 2017

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình.

Nào là đóng gạch, cuốc mướn… mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định. Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc.

Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ. Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.

Tôi thật khâm phục mẹ. Tôi phải phấn đấu để trở thành một người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng, để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Mẹ là một người mẹ không giống với người mẹ nào. Trong mắt mẹ, tôi như là một hy vọng rực rỡ. Tôi vẫn luôn ghi nhớ câu nói: “Nếu mẹ là dòng sông, con là nước thì dòng sông không thể chảy được nếu thiếu nước” .

;3

3 tháng 11 2017

ai cho mk mượn email ik

3 tháng 11 2017

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

3 tháng 11 2017

Mưa mùa hạ đến rồi đi bất chợt mang theo không khí mát dịu, trong trẻo xóa tan nắng hè đổ lửa. Kỷ niệm ùa về. Cơn mưa đầu mùa mang đến mùa màng bội thu, nhưng có lúc lại lấy đi đồng lúa đang thì của người nông dân khắc khổ.

Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ.
Tôi lao xe vào quán cóc bên đường, vừa để tránh mưa, vừa để hưởng cái ngọt lành, mát mẻ của mưa đầu mùa. Cái quán nhỏ đã chật cứng người. Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt. Và trời càng sầm sì báo hiệu trận mưa dài. Phải chăng, đã lâu không được trút xuống nhân gian nguồn nước vô tận, mà hôm nay mưa càng xối xả!

Nhấp ngụm trà nóng. Tôi suy nghĩ miên man chờ mưa tạnh. Trong mớ suy tưởng hỗn độn, nhộn nhạo không đầu không cuối, một chút lắng đọng . những trận mưa quê của tuổi thơ chợt ùa về, hiện lên trong tôi rõ ràng, trong sáng và đẹp như cổ tích.

Quê tôi ở vùng văn hoá Kinh Bắc. Cũng như bao làng quê Bắc Bộ khác, trồng lúa nước là công việc chính. Những việc mua, bán, sắm sửa, làm nhà, cưới hỏi . đều trông vào hạt thóc, hạt gạo, và một chút khoai sắn, con gà, con lợn. Chăn nuôi, trồng trọt, bên cạnh bàn tay chăm bón, săn sóc của con người, thì việc nắng, việc mưa đóng vai trò quan trọng.

Tôi còn nhớ, mỗi lần khi trời đất vào độ tháng tư âm lịch, lúc những đồng lúa đang độ sung mãn nhất, hay như người ta thường gọi: lúa đang thì con gái, bà tôi và người dân quê lại ngày đêm mong chờ một trận mưa rào. Chỉ cần một trận mưa thôi, sáng hôm sau thức dậy đi thăm lúa, thật kỳ diệu, cả đồng lúa trở nên xanh mướt, những nụ đòng đòng tách ra khỏi lá vươn thẳng lên trời cao, để lộ những bông lúa non căng mẫm.

Người dân quê tôi chắc mẩm: năm nay chắc được mùa to! Trận mưa rào đầu hạ đối với người nông dân quý giá biết nhường nào.

Nhưng có đợt, khi đồng lúa đang trổ đòng đòng, trời không phù hộ mang mưa kéo dài đến cả tuần. Mưa lâu khiến bà tôi ăn không ngon ngủ không yên . vì mấy sào ruộng sẽ ngập đầy nước.
Mưa . nước đọng tràn trề. Nước ở mương con tràn vào đồng. Con mương cái ngày thường to là thế, vậy mà cũng không đủ lớn để thoát nước nhanh ra sông. Mưa mãi rồi cũng tạnh.

Hàng ngày, bà tôi, những người dân quê tôi đứng trên bờ ruộng buồn rầu, ngao ngán nhìn đồng lúa ngập trắng nước. Những ruộng lúa ngâm cả tuần trời trong nước đang thối dần. Một năm thất bát được báo trước. Tiếc của, nhiều người xắn quần, xắn áo dầm mình xuống đồng múc nước đổ đi, và cố chọn những cây lúa còn xanh, nâng niu trong tuyệt vọng. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má gầy gò, khắc khổ của những người nông dân quanh năm vất vả.

3 tháng 11 2017

la nhung gi dien ra trong qua khu

3 tháng 11 2017

bt r còn hỏi ngu vc~