Viết đoạn văn nghị luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ
~ Các bạn giúp mình với, ai nhanh mình sẽ tick nha~
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Ca dao thì là những câu thơ, thường là lục bát, thể hiện đời sống tình cảm của ông cha ta.
-Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thể hiện kinh nghiệm sống như về thời tiết, kinh nghiệm săn xuất,...
Trả lời
Tục ngữ gồm có 6 chũ
Ca dao gồm có 5 chữ
đấy là điểm khác nhau
Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.
Câu đặc biệt : Xuân !
Câu rút gọn : Ôi ! thật là đẹp.
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá!Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
Tết cowr truyền là tết của gười dân Việt Nam chúng ta.Khi mình nói thì mình phải suy nghĩ là mọi người ai cũng chờ đợi ngày tết cở truyền này nói vậy không thấy mình vô tâm sao?Mình phải nghĩ đến cho người khác với chứ.Mình mà gặp được những người ích kỉ xấu xa như thế thì mình sẽ giải thích cho họ hiểu về việc mình đã nói ra và họ sẽ biết quan tâm đến nhau và không còn một ý kiến trái chiều nào nói về việc bỏ tết cổ truyền này.Quyết không!
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
P/s: Nguồn: Mạng Oppa ((:
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Sở dĩ con người có thể chinh phục thế giới tự nhiên, trở thành những chủ nhân thực sự của trái đất bởi con người có trí tuệ, có khả năng phán đoán và năng lực lao động. Con người không ngừng tò mò về thế giới tự nhiên, thông qua các hoạt động lao động thì con người dần hiểu hơn về thế giới tự nhiên, có thể cải tạo cuộc sống theo ý muốn của mình. Đó là một quá trình học hỏi đầy lâu dài và cũng không thiếu những khó khăn, thử thách. Con người để hiểu biết được thế giới đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, đó là mồ hôi, nước mắt, máu, thậm chí cả cái chết.Tuy có những sự hi sinh, mất mát nhưng thành quả mà họ đạt được là vô cùng có giá trị. Nhờ sự khám phá, học hỏi không ngừng ấy mà con cháu thế hệ sau như chúng ta được hưởng rất nhiều những giá trị của quá trình học tập ấy. Như vậy, ta có thể thấy con đường tìm hiểu, mở rộng nhận thức của bản thân luôn ẩn chứa vô vàn những khó khăn, thử thách, nhưng kết quả mà ta đạt được cũng vô cùng giá trị, đúng như câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả thì ngọt ngào”.
Học vấn chính là thành quả của quá trình học tập không ngừng, sự lĩnh hội tri thức sẽ nâng cao trí tuệ, khả năng nhận thức thế giới của con người. Học vấn mang đến những giá trị bổ ích cho bản thân của người học nhưng việc học tập nó chưa bao giờ là dễ dàng, để đạt được mục đích cuối cùng, người học sẽ gặp phải vô vàn những khó khăn, thách thức. Những khó khăn này có thể làm cho con người nhụt chí, trở nên yếu đuối và rất có thể con người sẽ bỏ cuộc trước khi bước đến được đích cuối cùng.
“Những chùm rễ đắng cay” là hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn mà con đường học vấn mang lại. Đó là những thử thách người học có thể gặp phải trong quá trình học tập, rèn luyện. Câu nói phản ánh đúng thực tiễn khó khăn mà người học phải trải qua trong quá trình học tập. Học tập là một quá trình dài, ta không thể tìm thấy kết quả trực tiếp, tức thì mà kiến thức sẽ thẩm thấu theo thời gian, kết quả sẽ đến khi ta thực sự nỗ lực, kiên trì đến cùng với mục đích học của mình.
Ngạn ngữ Hi Lạp so sánh những khó khăn trong quá trình học ấy với chùm rễ đắng cay không phải không có lí, chum rễ đắng cay biểu tượng cho vô vàn những thử thách mà ta có thể gặp phải trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đắng cay chính là cảm giác thất bại, cảm giác bất lực mà người học có thể sẽ phải trải qua trong quá trình học ấy. Những thử thách, khó khăn mang đến cho chúng ta những cảm xúc tiêu cực, làm cho con người mệt mỏi, chán chường, thất vọng.
“Hoa quả ngọt ngào” là thành quả vẻ vang, vinh quang mà ta đạt được nếu ta vượt qua được mọi chướng ngại, đó là khi ta có thể chạm tay vào tri thức, vào chân lí mà ta luôn hướng tới. Và bao giờ cũng thế, cái gì càng khó khăn để đạt được thì càng có giá trị. Học vấn cũng vậy, học vấn là một dạng giá trị tinh thần, ta không thể nhìn ngắm bằng mắt thường nhưng đó lại là tài sản vô giá, to lớn, đáng tự hào nhất mà ta có thể đạt được. Bởi khi đã có học vấn thì ta có thể dễ dàng thực hiện được những mục tiêu trong cuộc sống của chính mình. Hay chí ít ta có bài học về sự kiên trì, nỗ lực để vượt qua hoàn cảnh.
Chẳng hạn, khi làm một bài toán khó, dù cố gắng nhưng ta không thể tìm ra cách giải, cũng không biết lựa chọn phương pháp nào mới là tối ưu và giúp ta tìm đến kết quả. Nếu người học bỏ cuộc trước bài toán ấy thì mãi mãi họ cũng không hiểu và không làm được bài toán ấy. Ngược lại, nếu kiên trì, nỗ lực trong tìm kiếm cách giải thì khi ta tìm được đáp án đúng sẽ vô cùng ý nghĩa, bởi lúc ấy ta không chỉ chiến thắng được đề bài khó mà ta còn chiến thắng chính mình, làm chủ được tri thức.
Như vậy, câu nói Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả thì ngọt ngào là đúng đắn, phản ánh đúng được những khó khăn mà ta có thể gặp phải trong quá trình học tập cũng như nhấn mạnh đến giá trị to lớn mà ta đạt được nếu vượt qua được những khó khăn ấy.
Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’ .
"Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn mà ta gặp trong quá trình học tập và “ hoa quả ngọt ngào” là thành quả tốt đẹp của một quá trình học tập đầy vất vả. Câu ngạn ngữ này cho ta thấy con đường học tập của chúng ta không thẳng tắp mà có rất nhiều trở ngại nhưng nếu ta có ý chí và quyết tâm vươn lên, nhất định ta sẽ gặt hái được những hoa quả rất ngọt ngào. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đầy gian nan, vất vả,… để có được danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực toán học.
Người xưa có câu “ Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Thật vậy, khi mới sinh ra ta chưa biết gì, ta phải học để biết được những qui luật của tự nhiên, của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Làm việc gì ta cũng phải học, các cô chú công nhân , thợ mộc, thợ cắt tóc,… cũng phải học mới và biết cách làm việc. các bác sĩ , kĩ sư, lập trình viên,… càng phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài mới có thển đem kiến thức góp ích cho đời. Việc học không thể thực hiên được trong một, hai ngày vì lượng kiến thức bao la, mênh mông như biển cả. Con đường học vấn khó khăn, nhiều chông gai, là “ chùm rễ đắng cay” bởi suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm nhân loại đã tích lũy được một kho tàn tri thức khổng lồ mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công.Những nhà bác học lỗi lạc, những danh nhân nổi tiếng đều là những người gìau nghị lực vuợt qua bao khó khăn, thiếu thốn để học tập và gặt hái vinh quang.Tuy nhiên họ chưa dặm chân tại đó mà vẫn tiếp tục học, nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Việc học tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối với tuổi trẻ, thanh thiếu niên bởi họ là những chủ nhân tương la của đất nước.
Trên con đường học vấn cũng còn không ít hòn đá to ngăn đường cản lối khác như những bạn vì gia đình khó khăn luôn khao khát được cắp sách đến trường, hay các bạn học sinh vùng sâu, vùng muốn có học vấn phải chèo đèo, lội suối, đi bộ hàng chục cây số,… khi ta đã có học vấn tức đó chính là “ hoa quả ngọt ngào”. Lượng kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập, dù chỉ là hạt cát trong sa mạc nhưng cũng phần nào giúp ta đảm bảo cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội. Vì thế ta phải ra sức học tập. Nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học với các tấm gương sáng như: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân, đêm xuống ông không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn học bài. Hay Bác Hồ kiên trì tự học tập gian khổ, biết nhiều thứ tiếng và đã đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khổ luyện tập viết bằng chân, bền bỉ học tập, và tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy giáo giỏi. Ngày nay cũng có rất nhiều bạn học sinh say mê học tập, tham gia các kì thi quốc tế và mang về nhiều thành tích xuất sắc làm rạng danh đất nước. Đó là bạn Nguyễn Đăng Quý Minh đọat giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn học sinh lơ là trong việc học tập, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng, hay chỉ gặp một ít khó khăn là buông. Các bạn ấy thật đáng chê trách, rồi tương lai của các bạn sẽ ra sao?
Qua đây em đã hiểu sâu sắc vị đắng của“ chùm rễ đắng cay” để cố gắng và tự hào về học vấn của mình. Em cũng sẽ nói rõ tầm quan trọng của việc học tập và khuyên các bạn chưa nhận thức được vai trò của nó không nên nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, kinh nghiện ta hãy bồi đắp bằng chính ý chí và nghị lực của mình. Việc tích lũy kiến thức của con người cũng giống như “ kiến tha lâu đầy tổ”.
Điều cũng không kém phần quan trọng là ta phải biết xác định đúng đắn mục đích, động cơ và phương pháp học tập: Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải nắm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức. Tìm, làm thêm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách hay tự học cũng là phương pháp tốt nhưng ta cần phải thực hiện nghiêm túc: đọc có lựa chọn, có suy ngẫm, có hệ thống và ghi nhớ.
Câu ngạn ngữ Hi Lạp “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” là một bài học quý báu và vô cùng cần thiết đối với các bạn học sinh và những ai đang trên con đường tạo dựng sự nghiệp. Học tập là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù việc học có gian khổ bao nhiêu cũng đừng nên quản ngại. Có như thế ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.
a) -5 + |3x - 1| + 6 = |-4|
=> -5 + |3x - 1| + 6 = 4
=> 1 + |3x - 1| = 4
=> |3x - 1| = 4 - 1
=> |3x - 1| = 3
=> \(\orbr{\begin{cases}3x-1=3\\3x-1=-3\end{cases}}\)
=> \(\orbr{\begin{cases}3x=4\\3x=-2\end{cases}}\)
=> \(\orbr{\begin{cases}x=\frac{4}{3}\\x=-\frac{2}{3}\end{cases}}\)
Vậy ...
d) |x + 1| + |x + 2| + |x + 3| = 4x
Ta có: |x + 1| \(\ge\)0 \(\forall\)x
|x + 2| \(\ge\)0 \(\forall\)x
|x + 3| \(\ge\)0 \(\forall\)x
=> |x + 1| + |x + 2| + |x + 3| \(\ge\)0 \(\forall\)x => 4x \(\ge\)0 \(\forall\) x=> x \(\ge\)0 \(\forall\)x
=> x + 1 + x + 2 + x + 3 = 4x
=> 3x + 6 = 4x
=> 6 = 4x - 3x
=> x = 6
Vậy...
b) (x - 1)2 = (x - 1)4
=> (x - 1)2 - (x - 1)4 = 0
=> (x - 1)2 .[1 - (x - 1)2 ] = 0
=> \(\orbr{\begin{cases}\left(x-1\right)^2=0\\1-\left(x-1\right)^2=0\end{cases}}\)
=> \(\orbr{\begin{cases}x=1\\\left(x-1\right)^2=1\end{cases}}\)
=> \(\orbr{\begin{cases}x-1=1\\x-1=-1\end{cases}}\)
=> \(\orbr{\begin{cases}x=2\\x=0\end{cases}}\)
Vậy x = {1; 2; 0}
- Người ta là hoa đất: là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "hoa đất" là những gì đệp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.
- Người sống, đống vàng: là câu tục ngữ mang ý nghĩa trong thế giới này thì con người là quý giá nhất, cần phải trân trọng cuộc sống này, người còn là còn tất cả. Con người quý như vàng.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà buông cây dầm.Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa bóng là đừng thấy khó khăn mà nản chí, bỏ cuộc.
- Chiếc gối: là một hình ảnh ẩn dụ cho giấc ngủ ngon, sự êm ái và đó là 1 thứ ko thể thiếu trong giấc ngủ của mỗi con người.
Gối giúp con ngừoi ta có 1 giác nhủ ngon hơn, đem đến 1 cảm giác dễ chịu.
- Lương tâm trong sáng: đó chính là cái đẹp trong chuẩn mực con người, lương tâm trong sáng có được khi con người ta luôn làm những điều tốt, có ích và ko làm trái vói những chuẩn mực xã hội và ko làm trái với lương tâm.
- "Không một chiếc gối nào hơn một lương tâm trong sáng": không có 1 giấc ngủ nào yên bình bằng việc lương tâm trong sáng, tâm hồn thanh thản, nó sẽ giúp con ngừoi ta luôn nhẹ nhõm để sống, ko vướng bận bất cứ điều gì, lúc đó dù có ở bất cứ điều keiẹn nào cũng có thể tìm được cho mình giấc ngủ ngon. Tức là sẽ luôn tìm được cho mình 1 cuộc sống thanh mình trong tâm hồn khi có 1 lương tâm trong sáng.
a) Con người quý hơn đất đai, của cải
b) Tính mạng con người là trên hết
c) Muốn giỏi nghề thì không ngại khó khăn mà học hỏi
d) Chớ thấy khó khăn mà nản lòng bỏ cuộc
e) Thà chết trong danh dự còn hơn là sống trong nhục nhã, hèn hạ
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.
– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.
– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.
– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.
=> Đây là bài thơ hay của tác giả Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm sự buồn, hoài cảm, nỗi niềm vào bài thơ của chính nhà thơ, được tác giả thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật, sử dụng từ ngữ một cách tài tình và tinh tế. Các em học sinh hãy đọc thật kĩ nhiều lần để hiểu hơn giá trị của việc sử dụng nghệ thuật và tâm sự sâu kín của chính nhà thơ.
Tác phẩm Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.
Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.
Về nội dung của bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
+ Thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật của Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
+ Khung cảnh đèo ngang trong buổi chiều tà hùng vĩ nưng hoang sơ, buồn, tiêu điều, xơ xác đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, sâu thẳm mang nặng nỗi sầu nhân thế mà không thể chia sẻ cùng ai của nhà thơ Bà Huyện Than Quan.
Về nghệ thuật :
+ Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình
+ Sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như: phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, chơi chữ, tương phản, từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình, gợi cảm
+ Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả: đối ý qua tâm trạng: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.Khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ, thương
Đối thanh qua lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình: cuốc cuốc= quốc= nước; gia gia= nước nhà.
+ Thể thơ đường luật được sử dụng đầy điêu luyện
Tháng Mười 17, 2018
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam
Hay đoạn này cũng đc bạn thấy đoạn nào hay thì lấy nhé
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
cảm ơn bạn Thanh Dương nhiều lắm~~