Kể tóm tắt văn bản ''Buổi học cuối cùng''.Dưới 10 dòng nhé!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Điệp từ "cha - con" lặp lại nhấn mạnh đối tượng giao tiếp và câu chuyện của hai cha con.
2. Câu có cấu tạo đặc biệt để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những đau thương, mất mát của Lượm.
3. Tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.
- Sự lạc quan của những người ở trong nghịch cảnh.
@VũNgọcBích cảm ơn bạn nha ! Cô giáo mình không nói rõ là địa hình hay gì nhưng chắc là về địa hình và các danh lam thắng cảnh ( chủ yếu là địa hình ) á . Mình nghĩ vậy .
Trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già đầy ắp tình yêu thương. Thật vậy, những vẻ đẹp và phẩm chất ấy của Người đã làm nên tượng đài Hồ Chí Minh có sức sống bất tử trường tồn trong lòng nhân dân VN từ đời này sang đời khác. Đầu tiên, Bác Hồ hiện lên là một người cha già kính yêu đầy ắp tình yêu thương có những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya và còn mưa lâm thâm, Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hơn nữa, hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" chính là hành đông bình dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Trong gia đình cách mạng, Bác chính là người cha già đầy ắp tình yêu thương đong đầy dành cho những đứa con là những người lính của mình. Thứ hai, hình ảnh của Bác hiện lên với tình yêu thương bao la dành cho dân tộc Việt Nam. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, với điều kiện vô cùng khó khăn nên Bác chẳng thể ngủ yên lòng mà chỉ mong trời sáng mau mau. Đồng thời, Bác cứ bảo anh chiến sỹ yên tâm ngủ ngon để có sức đánh giặc, Bác thức thì cứ mặc kệ Bác. Cuối cùng, hình ảnh của Bác Hồ hiện lên với ngọn lửa ấm áp soi sáng con đường của cách mạng và dân tộc VN thoát khỏi kiếp lầm than. Những hình ảnh "cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng" đều thể hiện được tầm vóc vĩ đại của Hồ Chí Minh. Hình ảnh ẩn dụ "ngọn lửa hồng" vừa là hình ảnh thật nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ngọn lửa rực cháy trong tâm hồn Bác, là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Tóm lại, hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu và 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình.
Nguồi : trên mạng :D
Hình tượng Bác hiện lên thật vĩ đại, cao đẹp vời vợi nhưng lại hết sức gần gũi, ấm áp như ngọn lửa hồng cháy mãi trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam ta. Trong khi mọi người đã ngủ say một giấc dài, Bác vẫn ngồi đó trầm ngâm miệt mài với những suy nghĩ về chiến dịch, mặc cho trời lạnh Bác vẫn ngồi ngoài đốt lửa cho các chiến sĩ thêm ấm áp giữa mùa đông tối giá lạnh.Bác là một vị cha già kính yêu của dân tộc, một người cha đang chăm sóc giấc ngủ cho những đứa con chiến sĩ của mình. Bóng của Bác nhìn sao mà thấy thương, vừa thương lại vừa cảm động và trân quý biết bao, nó tỏa ra một hơi ấm; nó ấm áp đến kì lạ và có khi còn ấm hơn gấp trăm gấp vạn lần ngọn lửa hồng đang cháy ngoài kia.Tấm lòng và tình yêu thương của Bác thật mênh mông như biển cả ; bao la như đất trời ,Bác không ngủ vì nỗi lo cho bộ đội, dân công đang phải ngủ ngoài đường, Bác cảm nhận rõ những gian khổ, thiếu thốn mà họ đang phải chịu đựng và cũng một phần bởi vì Bác lo lắng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của nước nhà.
1. -Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
-Có 3 kiểu nhân hóa
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với con người
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Hok tốt!
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 1
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 2
Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện cảm động về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng.
Trước giờ học, Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài. Trên đường đến trường cậu thấy nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu ngạc nhiên vì thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn và cuối lớp có cả dân làng ngồi dự.
Trong buổi học, khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng ân hận, xúc động, nuối tiếc.
Trong buổi học kéo dài đến 12 giờ, thầy Ha-men hiện lên thật lớn lao, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 3
Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc.
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 4
Câu chuyện được kể bởi Phrăng về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng. Buổi học diễn ra với không khí khác lạ, trang nghiêm và đầy xúc động giữa thầy Ha-men và người dân địa phương.
Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 5
Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn, những điều này khiến cậu vô cùng ngạc nhiên. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Phrăng choáng váng, ân hận vì trước đây mình đã lười học tiếng Pháp. Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.
hok tốt nhé