K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2019

kinh tế k cần nha

Lê Lợi xin tạm hòa với quân Minh vì nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải 3 lần phải rút lên núi Chí Linh( thiếu binh lính, lương thực, vũ khí...) và ông mong muốn sẽ triêu tập được nhiều nghĩa sĩ tài giỏi khác để chống quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước. 
Quân Minh chấp nhận lời tạm hòa của Lê Lợi vì quân Minh muốn mua chuộc Lê Lợi và nhiều vị tướng, quân sư khác như Nguyễn Trãi,...xong không mua chuộc được họ năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn.

Tinh thần đấu tranh:nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn với tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh vượt gian khổ.

 

20 tháng 3 2019

a,Gió thổi làm tấm rèm cửa bay phần phật

b,Một số đại biểu đang chất vấn các thành viên của chính phủ

c,Hoàng vẽ bức tranh trong dịp hè về quê

Em mới hok lớp 6 nhưng có đọc qua thôi ! Mong mọi người sẽ giúp em nhận ra lỗi sai !

20 tháng 3 2019

Chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động:

a, Tấm rèm cửa bị gió thổi làm bay phần phật

--> Gió thổi làm tấm rèm của bay phần phật.

b, Các thành viên của chính phủ đang bị một số đại biếu chất vấn

--> Một số đại biểu đang chất vấn các thành viên của chính phủ.

c,Bức tranh được Hoàng vẽ trong dịp vè thăm quê

--> Hoàng vẽ bức tranh trong dịp về thăm quê.

Một trong những thước đo về nhân cách và giá trị của con người không thể không kể đến lòng biết ơn, phải chăng vì thế ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.

Vậy “uống nước nhớ nguồn” là như thế nào? Bất kỳ một điều gì trong cuộc sống này đều có nguồn cội, và “nước” cũng vậy, “nước” đi ra từ “nguồn”. Xét về nghĩa thực thì câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta khi tận hưởng những dòng nước ngọt mát, đừng quên đi nơi cội nguồn đã cho ta dòng nước ấy. Nhưng, ở một tầng nghĩa sâu sắc hơn, ông cha ta đã mượn hình ảnh của “nước” và “nguồn” để nhắn nhủ con cháu đời sau đạo lý về lòng biết ơn. Khi ta được kế thừa thành quả , đừng bao giờ quên đi công lao của những người đã tạo ra thành quả ấy để ta được kế thừa và hưởng thụ. 

Bài học đạo lý mà ông cha ta gửi gắm quả thật vô cùng đúng đắn và giàu ý nghĩa. Vậy thì, tại sao con người ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả? Trước tiên, cần phải hiểu, mọi vật chất trong cuộc sống này đều có cội nguồn, xuất phát từ bàn tay của những người đã tạo ra nó. Không có thứ gì là tự nhiên mà có, cuộc sống của chúng ta được đầy đủ tiện nghi vật chất, an nhiên về tinh thần là cả một công lao to lớn trong quá khứ mà ông cha ta đã kiên cường và dựng xây. Thời vua Hùng đã có công dựng nước, rồi trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trang sử vàng của dân tộc không lúc nào thôi điểm tên những người anh hùng, những tập thể đã anh dũng hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ bờ cõi giang sơn để chúng ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Rồi trong cuộc sống hàng ngày, những thứ đơn giản nhất như miếng cơm ta ăn, chiếc dép ta đi, giọt nước ta uống,..hay những món đồ công nghệ cao như ti-vi, điện thoại,...để có được những thứ ấy, cũng là cả một quá trình gian nan, vất vả mà con người lao động, nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi mà chúng ta có hôm nay đều nhờ vào biết bao tinh hoa, sức lao động, thậm chí là cả sự hy sinh của những thế hệ đi trước, của bao cá nhân góp phần xây dựng, đem đến một cuộc sống phát triển và ấm no.

Do đó, chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những thành quả ấy, kính trọng những giọt mồ hôi, nước mắt , công sức của biết bao người. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, đã có biết bao những lời răn dạy của anh cha ta về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ấy như:
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”
Hay, 
“Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu”
...và còn rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay mà giàu triết lý khác. Vậy nên có thể thấy, biết ơn, hướng về cội nguồn luôn là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xa xưa đến nay, và cho đến tận bây giờ, nó vẫn được kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Đó là lý do vì sao dân tộc ta có những ngày lễ hội như Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hay những hoạt động tri ân cha mẹ trong ngày lễ Vu lan, tôn vinh công lao, đức hy sinh của những người phụ nữ trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. 

Sống có trước có sau, biết ơn nguồn cội sẽ góp phần xây dựng một dân tộc giàu truyền thống đạo lý. Khi ta biết kính trọng những thành quả mà ta nhận được, cuộc sống cũng trở nên giàu ý nghĩa hơn. Nhân cách con người cũng từ đó mà được rèn luyện. Một con người có lòng biết ơn sẽ không bao giờ quay lưng lại với Tổ Quốc, với dân tộc, sẽ không sống vô cảm, vong ân bội nghĩa với những người đã giúp đỡ họ, đem lại những “ trái thơm quả ngọt” để họ hưởng thụ hôm nay. Đó là những con người đáng cần phê phán. Khi đã tiếp thu được đạo lý ấy, mỗi người chúng ta cần phải phát huy và giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc bằng cách tu dưỡng đạo đức thật tốt, thay vì nhận lấy, hãy nói thêm câu “Cảm ơn”, luôn trân trọng những điều tốt đẹp mà người khác đem đến cho mình. Không nên sống bội bạc, vô cảm, thờ ơ, đi ngược lại với truyền thống quý báu của dân tộc.

Mỗi chúng ta giống như những bông hoa vậy, khi còn là mầm hạt , ta nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của nước, của những chất dinh dưỡng để ta phát triển và nở rộ. Tuy nhiên, nếu không có những yếu tố ấy, liệu hạt giống có thể nảy mầm? Vậy nên hãy luôn nhớ ơn những yếu tố, những con người đã cho ta cuộc sống hôm nay. Bài học đạo lý của ông cha ta thật sâu sắc và luôn vẹn nguyên giá trị dù là trong quá khứ, hay hiện tại, và cả tương lai.

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn. 

Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào? 

”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước. 

Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng,. Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu: 

“ Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba 
Dù ai buôn bán gần xa 
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…” 

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta. 

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động. 
 

 Là lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người:

Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).

Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe…

21 tháng 3 2019

Bạn có chép mạng ko vậy ạ , mk cần bài tự làm :)

20 tháng 3 2019

Anh với em như kim với chỉ mất kim rồi chỉ biết SỎ vào đâu

20 tháng 3 2019

Cổ Vũ 

Hôm nay sân đổ mưa rào
Gái đẹp quảng cáo quả đào đẹp xinh
Toàn sân cầu thủ dậm chân
Chỉ đứng một chỗ mà đần mắt ra

Thế này cầu thủ ..... chết ta....?
cờ trên cờ dưới tiên cha nhà mày .....!
Bây giờ ứ phải lúc này
Mong mày nằm ngủ ông mày..... Còn chơi

Bây giờ ko phải lúc xơi
Sao mày lại gọi lại mời ông Sao
Nhìn đào ....ày lắc ông gào
Làm ông lại nhớ con Ngao..... Quá trời .
 

20 tháng 3 2019

Gần nhà em có thằng trẻ trâu to tung nó rất manh động

20 tháng 3 2019

woh my goddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddd

20 tháng 3 2019

* Chuẩn bị:

  • Lượng hạt giống vừa đủ để gieo
  • Nước ấm: 2 sôi 3 lạnh
  • Ly hoặc vật có thể chứa nước để ngâm hạt
  • Mảnh vải để ủ hạt giống

* Tiến hành

Sau khi đã chuẩn bị cho nước ấm vào hạt giống. Ngâm hạt giống từ 2 – 4 tiếng. Tùy theo loại hạt giống mà có thời gian ngâm thích hợp. Nếu hạt giống to, vỏ dày thì thời gian ngâm dài (4 tiếng). Nếu hạt giống có vỏ mỏng thì thời gian ngâm ngắn hơn (tối thiểu 2 tiếng).

Sau khi ngâm hạt với thời gian thích hợp, rửa sạch hạt với nước lạnh (đối với hạt dùng trồng rau mầm). Cho hạt giống vào miếng vải đã chuẩn bị, cột kín miệng rồi để vào 1 gốc tối. Sau 12 tiếng, hạt giống bắt đầu nảy mầm thì gieo được.

* Chú ý:

Một số loại hạt giống có kích thước nhỏ thì không cần ngâm ủ: cài ngọt, cải bẹ xanh, xà lách, bông cải xanh, tần ô, cải đuôi phụng, rau đay, dền.

Nếu ngâm hạt trong thời gian quá ngắn (ít hơn 2 tiếng) hoặc quá lâu (nhiều hơn 6 tiếng) sẽ làm ảnh hưởng đến độ nảy mầm của hạt.

Khi ủ không nên để hạt giống mọc mầm quá dài, cây sẽ mọc yếu.

Một số hạt giống sau khi ngâm ủ đúng thời gian trên vẫn không mọc mầm (cà chua, cà tím, cà pháo, mồng tơi, ngò rí) nhưng vẫn mang gieo bình thường.

2 tháng 5 2021

Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thể hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ăn chơi phè phỡn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn

20 tháng 3 2019

vi nha van do thich