K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2020
  • banghkt

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

*Ryeo*

13 tháng 5 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

13 tháng 5 2020

Có 3 bài văn đây bạn tham khảo:

bài văn 1 :

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách

bài văn 2 :

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.

bài văn 3:

Trong bài văn" Vượt thác", dượng Hương Thư là 1người mạnh khỏe, oai vệ và dũng mãnh. Những động tác thả sào, rút sào của dượng trong hành trình vượt sông Thu Bồn nhanh như cắt giấy. Hình ảnh đó trái ngược với dượng Hương Thư ở nhà ai gọi cũng dạ dạ vâng vâng. Trong khi vượt thác, hình ảnh ngoại hình của dượng Hương Thư được bộc lộ rõ nhất: dượng có cơ bắp cuổn cuộn, thân hình rắn chắc, tay cầm chặt khúc sào ghì chặt xuống nước và được tác giả SS như người anh hùng của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Sau khj vượt thác xong, dượng Hương Thư cùng mọi người nắm nghỉ, mặt đỏ tía, miệng thở hổn hển nhưng nét mặt vui mừng như thể vừa trút đi mọi gánh nặng. Vài phút sau, họ đã tới được nơi cần đến. Cây cối, bờ cát hiện ra. Cảnh quang bây giờ sao hùng vĩ thế. Vậy là hành trình vượt thác của họ đã thành công. 

*Ryeo*

13 tháng 5 2020

Đối với em, nơi bình yên và hạnh phúc nhất chính là gia đình của mình, gia đình chính là mái ấm che chở, bao bọc và nuôi dưỡng em khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần cho tất cả mọi người, được sống trong một gia đình đủ đầy, hòa thuận là điều tuyệt vời nhất.

Gia đình em gồm bốn thành viên, bố mẹ, chị gái và em. Bố em năm nay 36 tuổi là một kĩ sư xây dựng, công việc của bố rất bận rộn và vất vả, còn cả nguy hiểm khi thường xuyên phải khảo sát công trường. Mẹ em năm nay 32 tuổi là một giáo viên dạy ở trường cấp hai gần nhà, chị gái của em năm nay 14 tuổi và đang theo học tại chính trường cấp hai mà mẹ em công tác. Cuối cùng là em, năm nay em vừa tròn 7 tuổi, học tại trường ..., là thành viên nhỏ nhất nhà nên em được bố mẹ và chị gái luôn quan tâm, yêu thương hết mực.

Trong gia đình, bố em là người vui tính nhất, bố vừa hiền lại nói chuyện rất hóm hỉnh nên gia đình em luôn ngập tràn trong tiếng cười, cũng rất ít khi bố mẹ to tiếng với nhau. Gia đình em thường đông đủ nhất vào bữa cơm tối, chính vì thế bữa tối khi nào cũng vui vẻ nhất, mọi người cùng kể cho nhau nghe về một ngày làm việc và học tập của mình. Khoảnh khắc đó làm xua tan đi những mệt mỏi, lo toan sau một ngày dài, khiến em cảm thấy thật ấm áp và bình yên. Tuy bố mẹ em đều là người có công việc bận rộn nhưng luôn sắp xếp thời gian để quan tâm đến việc học tập của hai chị em, nhất là mẹ, mẹ là một giáo viên nên luôn sát sao và tạo cho chị em chúng em một nếp sinh hoạt, học tập rất khoa học. Chị gái của em học rất giỏi lại rất chăm chỉ làm việc nhà, chị rất thương yêu và chiều chuộng em, có của ngon gì cũng phần nhường em ăn trước, hai chị em cũng chẳng bao giờ tranh giành hay giận dỗi nhau. Gia đình em thường xuyên tổ chức những chuyến đi tham quan, vui chơi vào những ngày cuối tuần, những dịp lễ được nghỉ dài ngày cả nhà lại cùng nhau về quê hoặc đi chơi xa, em rất thích những chuyến đi như thế bởi nó giúp gắn kết tình cảm gia đình, cũng cho em được hiểu biết về thế giới xung quanh nhiều hơn.

Mỗi khi nhìn lên khung giấy chứng nhận gia đình văn hóa và những bức ảnh gia đình, em cảm thấy rất tự hào về gia đình của mình, hơn nữa còn cảm thấy may mắn khi mình được sinh ra và lớn lên trong một mái ấm tràn đầy tình thương và hạnh phúc như vậy. Gia đình mãi là điều quan trọng, thiêng liêng và tuyệt vời nhất đối với em.

13 tháng 5 2020

Mỗi người sinh ra đều lưu giữ trong tim hình ảnh của những thành viên, ấy chính là gia đình. Gia đình - hai tiếng gọi thân thương mà giản dị biết mấy. Đó là nơi ta chập chững những bước đi đầu đời, là nơi hạnh phúc luôn đong đầy trọn vẹn. Đó còn là nơi trở về sau những lần vấp ngã, là nơi mọi người yêu thương để tiếp cho nhau sức mạnh vững bước trên đường đời. Chỉ thế thôi thì em cũng yêu gia đình biết nhường nào.

Gia đình em là một tổ ấm gồm 6 thành viên: ông bà nội, bố mẹ, em và em gái em. Ông bà em năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông bà sống rất được lòng mọi người, được hàng xóm quý mến. Trong gia đình thì ông bà rất yêu thương con cháu. Từ nhỏ, em đã được chìm đắm trong điệu ru ầu ơ của bà, được say sưa trong những câu chuyện cổ tích của ông. Qua đó, em được giáo dục về cách sống đẹp, biết thương người như thể thương thân, tiếp thu những điều hay lẽ phải. Bởi vậy nên mọi người trong nhà đều yêu quý và kính trọng ông bà.

Đối với em thì bố chính là một thần tượng đầy ngưỡng mộ. Tuy không làm những nghề cao quý như bác sĩ, kĩ sư ... Bố là một người công nhân tâm huyết với nghề. Bố là trụ cột vững chắc trong gia đình. Mỗi khi có những băn khoăn, trăn trở; vấp ngã hay thất bại thì bố như bức tường thành nâng đỡ em, giúp em mạnh mẽ, trưởng thành hơn trên đường đời. Những sương gió vất vả của cuộc đời in hằn trên khuôn mặt và làn da của bố, em lại càng yêu và kính trọng bố hơn.

Không chỉ có chuyên môn nghề nghiệp cao mà bố em còn rất khéo tay. Những vật dụng trong nhà hầu hết đều do bố tự tay làm. Bàn tay khéo léo ấy đóng cho em chiếc nôi thuở ấu thơ, làm cho em con ngựa gỗ để vui chơi rồi lại tự làm kệ sách cho gia đình,... Là người làm chủ gia đình nhưng bố không hề gia trưởng, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu để hạnh phúc được bền lâu.

Còn mẹ em, mẹ kém bố 3 tuổi, vậy là năm nay mẹ đã 35 tuổi rồi. Mẹ làm công nhân may ở một công ty gần nhà nên có khá nhiều thời gian rảnh để chăm sóc gia đình. Mẹ là đầu bếp số 1 của gia đình, luôn chế biến những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng. Nếu bố là bức tường thành vững chắc thì mẹ chính là vòng tay dang rộng luôn ôm ấp và chào đón em. Vào thời gian rảnh, mẹ thường may quần áo cho em, thêu thùa may vá vốn là sở thích của mẹ.

Em gái em mới hơn một tuổi, đang tuổi tập đi tập nói nên rất dễ thương. Ở nhà, bé được mọi người gọi là Nhím. Bé rất thích xem các chương trình quảng cáo để tập nói theo. Giờ đây bé có thể nói những từ đơn giản như mẹ, bà, bố, ông… từ ngày có thêm bé, cả nhà em lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và tiếng cười.

Gia đình em sống rất tình cảm, quan tâm và gắn bó với nhau. Tuy mỗi người đều có công việc của riêng mình nhưng đều dành thời gian cho mái ấm gia đình.

Gia đình em là một mái ấm thân yêu. Em yêu gia đình của mình và luôn tự nhủ sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mẹ cha.

*Ryeo*

Trong đoạn kết bà thơ '' Đêm nay bác không ngủ '' , tác giả Minh Huệ viết , Đêm nay Bác ngồi đó ; Đêm nay Bác không ngủ ; Vì một lẽ thương tình ; Bác là Hồ Chí Minh . Đọn thơ muốn gợi cho ta câu hỏi : Tại sao Bác không ngủ " Vì .... Bác là Hồ Chí Minh " ? Có thể nói , trong cuộc sống đời hoạt động Cách mạng của mình Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ . Còn nhớ thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch , Bác từng " một canh .... hai canh .... lại ba canh . Trằn trọc băng khoăn giấc chẳng thành ...'', rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947 , bác từng chưa ngủ vì no nỗi nước nhà ". Việc " Đêm nay Bác không ngủ " là " một lã thương tình " vì " Bác là Hồ Chí Minh " bởi Bác đã trở thành một biểu tượng , một " định nghĩa '' về đức hi sinh , lo lắng cho dân cho nước .

13 tháng 5 2020

. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái.

*Ryeo*

12 tháng 5 2020

Thứ hai nào cũng vậy, em thường đến lớp sớm hơn mọi ngày vì đó là ngày chào cờ đầu tuần.

Trời hôm nay đẹp quá! Những đám mây trắng xốp bay nhởn nhơ trên bầu trời xanh ngắt. Tại chỗ truy bài, chúng em đã có mặt đầy đủ. Các thầy giáo, cô giáo đi đôn đốc nhắc nhở chúng em, cố gắng truy bài cho nhau thật tốt. Trong phòng Ban Giám hiệu, cô Hiệu trưởng và cô Tổng Phụ trách Đội đang chuẩn bị cho lễ chào cờ. Tiếng trống báo hiệu tập trung vang lên. Từ phía các cửa lớp, từng hàng đôi vừa đi vừa dậm chân theo nhịp trống tiến bước về vị trí chào cờ. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn Liên Đội trưởng vang lên từ loa phóng thanh: "Nghiêm! Chào cờ... Chào! Từng bàn tay búp măng xinh xinh của các Đội viên giơ lên trước đỉnh trán mắt hướng về Quốc kì. Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên cao theo nhịp hát của bài Quốc ca. Bài hát nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc được độc lập tự do. Đứng trước các học sinh, các thầy cô cũng nghiêm trang hướng về lá cờ với một ánh mắt xúc động. Khi bài Quốc ca, Đội ca kết thúc, cô tổng phụ trách cất tiếng hô dõng dạc: "Vì Tổ quốc vì xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!" Âm vang ngân dài, bay xa không dứt, làm lay động cả không gian. Những chú chim chào mào, sáo sậu... hoảng hốt bay lên không trung rồi từ từ sà về đậu đâu đó trên các lùm cây tán lá. Bạn Liên Đội trưởng kính mời cô Hiệu trưởng lên nhận xét lễ chào cờ và phổ biến kế hoạch trong tuần. Cô khen chúng em nghiêm túc trong buổi lễ. Sau đó, cô nhận xét biểu dương những gương tốt, việc tốt trong tuần qua và phổ biến công việc tuần tới. Buổi lễ kết thúc trong bài hát, "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Chúng em lần lượt vào lớp để bắt đầu tiết học đầu tiên của một tuần lễ mới.

Hình ảnh lá cờ Tổ quốc như vẫn còn thấp thoáng đâu đây. Mái trường thân yêu với buổi lễ chào cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không phai mờ trong tâm trí chúng em.

nguồn: https://vndoc.com/van-mau-lop-5-ta-lai-quang-canh-buoi-le-chao-co-dau-tuan/download

12 tháng 5 2020

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. 
Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. 
Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. 
Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh

12 tháng 5 2020

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

12 tháng 5 2020

Tham khảo:

Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được

truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.

12 tháng 5 2020

ko đủ thời gian

12 tháng 5 2020

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.


Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.


“ Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.


“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”


Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc. ”

Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:


“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”


Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:


“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau. ”


Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.


Ở đoạn kết tác giả viết
“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”


Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ “lẽ thường tình”hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.


Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam

16 tháng 5 2020

    Người con nào xuất thân từ những vùng nông thôn Việt Nam lam lũ, sau này đi xa sẽ nhớ vô cùng bóng dáng của những phiên chợ quê gắn liền với các bà, các mẹ. Đó như một miền kí ức khó quên mà ai cũng rưng rưng khi nhớ về.

    Chợ quê Việt Nam hình thành rất đặc biệt. Ở nông thôn, thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Nói nôm na đó là loại chợ quê. Quang cảnh chợ quê rất đơn giản, vài cái lều lợp gianh, lợp lá trên mấy cái cọc tre nhỏ, đơn giản. Có khi không có lều quán mà chỉ là một bãi đất trống. Người bán bày sản phẩm thành hàng, thành dãy hai bên lối di. Chủng loại hàng hoá, đa phần là những sản vật địa phương do vậy mà thay đổi theo mùa, vụ.

     Chợ quê cũng có sự "phân cấp" một cách tự nhiên thành chợ Làng, chợ xã, chợ huyện, chợ tình... Người ta gọi chợ theo cấp hành chính và quy mô chợ cũng từ đó mà to dần lên. Ngày nay chỉ còn dấu vết chợ quê ở làng, ở xã, còn chợ huyện, chợ tỉnh hầu như đã biến thành những trung tâm buôn bán lớn trong vùng. Do nhu cầu trao đổi, mua bán nên ngày nào cũng họp chợ. Vì vậy mà mất đi phiên chợ truyền thống ngày trước.

     Chợ quê lại có hai loại, chợ phiên và chợ hôm. Chợ phiên họp vào những ngày theo một chu kỳ nhất định. Khi nói chợ họp ngày ba và ngày tám, có nghĩa là phiên chợ họp vào những ngày mồng ba, mồng tám, mười ba, mười tám, hai ba, hai tám hàng tháng (theo âm lịch). Gần đây nhiều chợ chọn ngày chủ nhật làm phiên họp chính. Phiên chợ chính bao giờ cũng đông người hơn phiên chợ xép (chợ họp không đúng phiên). Ngoài những sản phẩm địa phương, ở chợ phiên mặt hàng đa dạng hơn bởi sự góp mặt của các hàng công nghiệp đắt tiền.

     Chợ hôm thì ngày nào cũng họp. Người mua người bán chỉ thưa thớt, trao đổi những hàng thiết yếu hàng ngày, hàng tươi sống như rau, hoa quả, dầu, muối, tôm cá, trứng... Chợ thường họp vào buổi sáng sớm hay chiều. Nếu chợ họp vào buổi chiều người ta hay gọi là chợ chiều.

      Chợ quê đặc biệt hơn cả vào những dịp lễ tết. Khi ông mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Trẻ em đi theo mẹ để được sắm những bộ đồ đón tết. Ai cũng hồ hởi, nô nức sắm những thức ngon về dâng lên bàn thờ tổ tiên và đón năm mới.

     Niềm vui ở chợ quê theo bước chân lon ton của các bé em đến tận nhà và theo cả niềm trông chờ của những đôi mắt hấp háy nô đùa ở ngoài sân đợi mẹ đi chợ về để được cái bánh, cây kẹo. Chợ quê mãi là miền hồi ức xinh đẹp của những người con lớn lên từ nông thôn. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, chợ quê mãi là một nét văn hóa đẹp đẽ của người Việt in đậm dấu ấn thôn dã bình yên.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/gioi-thieu-ve-cho-que-c36a1755.html#ixzz6MZMToFyX

15 tháng 5 2020

Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba. Điều này cho thấy trong đêm, anh đã nhiều lần tỉnh giấc và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác Hồ không ngủ. Từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có sự biến đổi rõ rệt.

12 tháng 5 2020

là người dũng cảm yêu nước tài giỏi ...

12 tháng 5 2020

Bà Triệu là Triệu Thị Trinh mà ???