K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

TỤC NGỮ : 
- Tre già khó uốn. 
- Tre già là bà lim. 
- Có tre mới cho vay hom tranh. 
- Tre già măng mọc. 
- Tre non dễ uốn. 
- Tre già nhiều người chuộng, người già ai chuộng làm chi. 
- Tre lướt cò đỗ. 
CA DAO : 
- Đóng tre căng bạc giữa đồng 
Các anh pháo thủ xoay nòng súng lên 
Súng anh canh cả trời đêm 
Để cho trăng đẹp toả lên xóm làng. 
- Chặt tre cài bẫy vót chông 
Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu. 
- Em về cắt rạ đánh tranh 
Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà 
Sớm khuya hoà thuận đôi ta 
Hơn ai gác tía lầu hoa một mình. 
- Một cành tre, năm bảy cành tre 
Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng. 
- Làng tôi có luỹ tre xanh 
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. 
Bên bờ vải, nhãn, hai hàng 
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 
- Trăng lên tắm luỹ tre làng 
Trăng nhòm qua cửa, trăng tràn vô nôi 
Trăng thơm bên má em tôi 
Xanh hàng mi nhỏ, bé cười xinh xinh. 
Ru em, em ngủ cho lành 
Cho chị ra điểm tập tành kẻo khuya 
Ngủ ngon, ngoan nhé, em nghe ! 
Dù cho địch đến đồng quê quê mình. 
Đừng hòng phá luỹ tre xanh 
Cướp con chim nhỏ trên cành của em 
Súng trường tay chị ngày đêm 
Bắn cho chúng nó một phen tơi bời. 

13 tháng 3 2018

Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, bài hát dân ca và truyện, tùy bút v.v về cây tre Việt Nam. 
Về thể loại văn xuôi em nên tìm đọc cuốn "Cây tre Việt Nam" của cố nhà báo Thép Mới-Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-2001, về thơ có bài thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Duy (vào khoáng 1973-1975) anh còn nhớ vài câu: 
Tre xanh xanh tự bao giờ 
Truyện ngàn xưa đã có bờ tre xanh 
Thân gầy guộc lá mong manh 
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? 
Có gì đâu có có gì đâu 
Đói nghèo ít chắt dồn lâu hóa nhiều 
Ở đâu tre cũng xanh tươi 
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu 
Bão bùng thân bọc lấy thân 
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm 
Thương nhau tre không ở riêng 
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người 
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh 
Tre xanh không đứng nép mình bóng râm 
...... 


Chẳng may thân gãy cành rơi 
Còn nguyên cái gốc truyền đời cho con 
Măng non là búp măng non 
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre 
...... 
Về ca dao có nhiều câu rất ý nhị tình quê như: 
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng 
Tre xanh đủ lá đan sàng hay chưa? 
Chàng hỏi thì em xin thưa 
Tre vừa đủ lá đan sàng nên chăng? 
Hay: 
Lạt này gói bánh chưng xanh 
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng. 
Chúc em sưu tầm và thuộc nhiều thơ văn về cây tre việt nam

13 tháng 3 2018

1nêu cảnh anh đội viên nhìn bác chưa ngủ

bác ngồi bên bếp lửa và ngoài trời như thế nào

tình cảm anh đội viên nhìn bác

2 khổ cuối vì . đây là khổ do vợ ông sáng tác ( nghe thầy nói ko biết đúng hay sai)

13 tháng 3 2018

Trả lời nhanh nhất mình k cho

13 tháng 3 2018

1. "Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu"

. "Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể" - Hồ Chí Minh26 câu nói nổi tiếng nhất của Bác Hồ vẫn để lại những bài học sâu sắc cho đến ngày nay

16 tháng 4 2018

?????///

12 tháng 3 2018

Mẹ ơi! Tình yêu lớn

Dạt dào như biển cả

Mênh mông như đồng lúa

Ấm áp như mền bông.

Mẹ là giấc ngủ say

Nuôi em đến chừng này

Mẹ là vòng tay nhỏ

Trao yêu thương đến em.

Một tiếng mẹ thân thương

Làm sao mà tả nổi

Mong mẹ sống trăm tuổi

Để con mãi trẻ thơ.

(mình tự làm, cậu tìm thử mà xem)

12 tháng 3 2018

mẹ là người săn sóc

giúp em yên tâm học

mẹ là người bạn tốt

luôn chia sẻ buồn vui

12 tháng 3 2018

Đôi tay mẹ cho dù đó chỉ là 1 bàn tay nhưng bàn tay đó đã nuôi nấng chúng ta lớn khôn cho đến giờ phút này

12 tháng 3 2018

Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.

Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.

Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.

Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.

Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.

Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.

Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?

Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ

12 tháng 3 2018

1 . Con này cưỡi lên lưng con kia theo vòng thì sẽ có  12 cái chân.

2 . Thắp diêm trước .

3. Đập ma xanh 1 nhát , ma đỏ sợ xanh mặt thành ma xanh đập thêm phát nữa là 2 lần đập chết 2 con . 

Từ xa xưa thuở nào Trong rừng xanh sâu thẳm Đôi bạn sống bên nhau Bê vàng và Dê trắng Một năm trời hạn hán Suối cạn cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ Bê vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê Đến bây giờ Dê trắng Vẩn gọi hoài Bê! Bê!

Bài tham khảo

Từ lâu lắm rồi, trong khu rừng nọ có đôi bạn Bê váng và Dê trắng sống bên nhau. Đôi bạn thân thiết tưởng như không thể nào xa cách.

Thế nhưng, năm ấy trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cánh rừng trơ trọi. Mọi người khốn khổ vô cùng, cả Bê vàng và Dê trắng cũng không thoát khỏi. Ngày tháng đối đầu với khô hạn cứ nối tiếp nhau. Hai bạn trông chờ mưa nhưng chẳng thấy mưa đâu, họ thất vọng vô cùng. Cánh rừng bây giờ chỉ còn trơ lại những cây khô trụi lá. Dòng nước trong dưới suối cũng không còn nữa. Đôi bạn thấy thương nhau quá!

Rồi buổi mai hôm ấy, một buổi mai với khí trời oi ả, nóng nực. Bê vàng thức dậy, quyết định đi xa để tìm cỏ. Bê vàng ra đi, vừa đi vừa thầm mong tìm được cỏ để nuôi mình và nuôi bạn nhưng nào có thấy cỏ đâu. Bê vàng đi mãi, đi mãi trong rừng sâu hoang vắng, lang thang vào chốn rừng già. Thế rồi Bê vàng đã quên con đường về, Bê lên tiếng cầu cứu mình thoát khỏi nơi hoang dã ấy. Tiếng kêu vang vọng nhưng đâu có ai đáp lại. Hoảng sợ trước cảnh rừng hoang xa lạ, sợ không gặp được bạn Dê trắng, những giọt nước mắt lăn dài trên má Bê vàng. Bê cứ khóc, tiếng khóc nức nở như làm vơi đi nỗi buồn từ sâu thẳm lòng mình. Bê vẫn không sao tìm được đường về.

Ngày lại, ngày qua... Dê trắng không thấy bạn trở về nên bôn ba đi tìm bạn. Tìm kiếm khắp rừng, mặc cho đói khát, mặc cho đôi chân rã rời, mặc cho thú dữ đe dọa... Dê trắng vẫn đi tìm bạn, mãi gọi Bê! Bê! Tiếng gọi của Dê trắng vọng vào vách núi, vang lánhlót trong khắp khu rừng ấy nhưng Bê vàng nào nghe thấy.

Tình cảm của Bê vàng và Dê trắng thật cảm động. Tiếng kêu của Dê trắng nghe buồn thảm, đáng thương. Tiếng gọi ấy tuy Bê vàng không nghe được để trở về nhưng ẩn chứa một tình bạn sâu sắc, thủy chung. Nó là lời nhắn gởi chúng ta hãy mở rộng vòng taynhân ái, san sẻ cùng mọi người, hãy có tình bạn cao đẹp...

12 tháng 3 2018

Từ lâu lắm rồi, trong khu rừng nọ có đôi bạn Bê váng và Dê trắng sống bên nhau. Đôi bạn thân thiết tưởng như không thể nào xa cách.

Thế nhưng, năm ấy trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cánh rừng trơ trọi. Mọi người khốn khổ vô cùng, cả Bê vàng và Dê trắng cũng không thoát khỏi. Ngày tháng đối đầu với khô hạn cứ nối tiếp nhau. Hai bạn trông chờ mưa nhưng chẳng thấy mưa đâu, họ thất vọng vô cùng. Cánh rừng bây giờ chỉ còn trơ lại những cây khô trụi lá. Dòng nước trong dưới suối cũng không còn nữa. Đôi bạn thấy thương nhau quá!

Rồi buổi mai hôm ấy, một buổi mai với khí trời oi ả, nóng nực. Bê vàng thức dậy, quyết định đi xa để tìm cỏ. Bê vàng ra đi, vừa đi vừa thầm mong tìm được cỏ để nuôi mình và nuôi bạn nhưng nào có thấy cỏ đâu. Bê vàng đi mãi, đi mãi trong rừng sâu hoang vắng, lang thang vào chốn rừng già. Thế rồi Bê vàng đã quên con đường về, Bê lên tiếng cầu cứu mình thoát khỏi nơi hoang dã ấy. Tiếng kêu vang vọng nhưng đâu có ai đáp lại. Hoảng sợ trước cảnh rừng hoang xa lạ, sợ không gặp được bạn Dê trắng, những giọt nước mắt lăn dài trên má Bê vàng. Bê cứ khóc, tiếng khóc nức nở như làm vơi đi nỗi buồn từ sâu thẳm lòng mình. Bê vẫn không sao tìm được đường về.

Ngày lại, ngày qua... Dê trắng không thấy bạn trở về nên bôn ba đi tìm bạn. Tìm kiếm khắp rừng, mặc cho đói khát, mặc cho đôi chân rã rời, mặc cho thú dữ đe dọa... Dê trắng vẫn đi tìm bạn, mãi gọi Bê! Bê! Tiếng gọi của Dê trắng vọng vào vách núi, vang lánhlót trong khắp khu rừng ấy nhưng Bê vàng nào nghe thấy.

Tình cảm của Bê vàng và Dê trắng thật cảm động. Tiếng kêu của Dê trắng nghe buồn thảm, đáng thương. Tiếng gọi ấy tuy Bê vàng không nghe được để trở về nhưng ẩn chứa một tình bạn sâu sắc, thủy chung. Nó là lời nhắn gởi chúng ta hãy mở rộng vòng taynhân ái, san sẻ cùng mọi người, hãy có tình bạn cao đẹp...

13 tháng 3 2018

nam hãy đi họcđi !

thanh phải đi lao động cho đúng giò !

Giang phải phấn đấu học cho giỏi !

13 tháng 3 2018

k cho mik nha

12 tháng 3 2018

Tả chiếc đồng hồ báo thức. Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.

Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú méo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự. Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.

Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp. Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.

Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.

12 tháng 3 2018

Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bạn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật của mẹ em mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2016). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.

Chiếc đồng hồ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, mảnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm iguwax tâm vòng tròn; cái chốt đen nhanh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.

Phía sau mặt đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc bạc để điều chính giờ, phút, và chuông báo thức. Có một cái gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế!

Trước đây! gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo" nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì ạch, có hôm chạy chậm đến nửa tiếng! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6 giờ 30 phút mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30' em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h - 21h30p em học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6 giờ nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.

Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống học tạp, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.

Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ:" Lan ơi! con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé!". mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.
Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em:" cố gắng! cố gắng"
Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuống đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.

Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên:" chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc!

12 tháng 3 2018

nhanh nhé

13 tháng 3 2018

Viết tên mà cx sai chính tả ngu !!