Làm 1 bài thơ 5 chữ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
b) Bạn nên hiểu nghĩa " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
a, Từ hình ảnh cụ thể, có thực: “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng” -> ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: sống gần cái xấu xa, đen tối thì cũng dễ bị xấu xà, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ lương thiện, tốt đẹp.
b, mik chưa tìm ra
a) - Trạng ngữ: trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông
- Chủ ngữ: chiếc xuồng
- Vị ngữ: lặng lẽ trôi
b) - Trạng ngữ: ngoài đường
- Chủ ngữ: tiếng chân người
- Vị ngữ: chạy lép nhép
còn không thì xem bài này :
BÀI LÀM :
Một hôm đi chợ cùng ngoại, em thấy người ta bày bán nhiều con heo đất ngộ nghĩnh, rất đẹp. Em trầm trồ: “Heo đất đẹp ghê, ngoại ha.”. Ngoại không nói gì, chỉ cười. Không ngờ ngay hôm sau, ngoại mua chú heo đất về, đặt nó nằm trên tủ sách của em. Đi học về, nhìn thấy chú heo đất trên tủ, em reo lên sung sướng, chạy ra nhà sau tìm ngoại để cảm ơn ngoại.
Chú heo đất to bằng cái ấm tích, hình dáng giống chú heo vẽ trong tranh Đông Hồ. Lưng chú heo sơn màu hồng sen, láng bóng. Bụng chú heo để trần màu mộc hồng hồng của đất nung, không tô vẽ gì. Đầu chú heo vẽ tai, mắt bằng mực tàu màu đen. Mũi của chú được làm nhô ra, sơn đỏ ở cả hai lỗ mũi. Hai tai chú heo đất như hai chiếc lá nhú lên. Hai má heo hồng hào như tô phấn. Khuôn mặt chú heo đất thật dễ thương. Với nét vẽ vô cùng biểu cảm của người thợ làm đồ gốm, khuôn mặt chú heo dường như cũng biết vui, biết buồn vậy. Cái thân hình tròn phệ của chú heo đứng vững vàng nhờ bàn chân được nặn bằng phẳng. Đuôi chú heo là một nét vẽ uốn cong rất điệu đàng. Mông chú heo tròn trĩnh. Trên mông trái của chú, người thợ làm đồ gốm đã xẻ một rãnh nhỏ chỉ đủ để xếp tờ giấy bạc nhét vào bụng heo.
Heo đất dùng để đựng tiền tiết kiệm. Ngoại dặn em phải cho heo đất “ăn”, không thì heo “đói”.Do vậy, mỗi ngày em đều tiết kiệm tiền mẹ cho ăn quà, để cho heo đất “ăn”. Chú heo đất, ngoài việc là “ngân hàng tiết kiệm” của em, chú còn là một món đồ chơi để em ngắm nhìn thích mắt. Khuôn mặt chú heo đất xinh xinh, lí lắc và ngô nghê thật đáng yêu. Chú heo đất làm sáng một góc tủ buýp-phê. Em phải giữ gìn chú cẩn thận để chú khỏi vỡ tan. Một năm tiết kiệm bớt tiền quà, em có thể mua sắm dụng cụ học tập, cũng giúp mẹ đỡ tốn nhiều tiền. Như thế, chú heo của em thật đắc dụng.
Em rất cảm động trước món quà của ngoại dành cho em. Chú heo đất chỉ là ý thích cỏn con nhất thời của em. Thế mà ngoại lưu tâm và mua tặng nó cho em. Chú heo đất là tình cảm yêu thương ngọt ngào của ngoại. Em hứa học hành chăm ngoan để ba mẹ vui lòng, cũng là đền đáp tình yêu thương của ngoại dành cho em. Em sẽ giữ gìn chú heo đất cẩn thận và tiết kiệm tiền để tập thói quen chi tiêu hợp lí.
em:bố mẹ ơi,nếu bố mẹ đã định tổ chức sinh nhật cho con thì con xin phép bố mẹ cho con mời thêm một số bạn nữa ở lớp nhé,họ đều là những người bạn tốt nhất của con
bố mẹ:nhưng con đã mời nhiều người rồi mời thêm chắc thành một lũ quỷ con mất
em;đi mà bố mẹ,nếu làm sai cái gì thì con chịu
bố mẹ:thôi được rồi,giữ lời hứa đấy
em:con cảm ơn bố mẹ nhiều lắm
Soạn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)
Câu 1: Đại ý của bài văn:
Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
Câu 2:
a, Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh."
Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"
b, Trình tự lập luận:
- Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.
+ Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn
- Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:
+ Người Vùng Bắc
+ Người xứ U-crai-na
+ Người xứ Gru-di-ca
+ Người Matxcova
- Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.
Câu 3:
Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:
- Người vùng Bắc:
Nghĩ tới cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu- cô- nô, … những đêm tháng sáu sáng hồng.
- Người U-crai-na:
Nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng.
→ Nhớ những cảnh vật, những điều nhỏ bé quen thuộc trong cảnh sống yên bình.
- Người xứ Gru-di-a:
Ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị
- Người ở thành Le-nin-grat:
Nhớ dòng sông Ne-va rộng và đường bệ, nhớ những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ phố phường
→ Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.
- Người Mat-cơ-va:
Nỗi nhớ gắn với vẻ đẹp truyền thống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
=> Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.
Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.
Câu 4: Chân lý phổ biến, sâu sắc về lòng yêu nước:
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc; và không thể sống khi mất nước.
II. LUYỆN TẬP
Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:
- Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.
- Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.
- Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.
- Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.
gia đình em ai cũng thích hoa nên mẹ em quyết định trồng một cây hoa hồng để ở trước vườn
cây hoa hồng nhà em được trồng trước cửa, mỗi buổi sáng dậy chỉ cần bước ra sân là em có thể chiêm ngưỡng được ngay những bông hoa hồng rực rỡ, thơm ngát. Hoa hồng mang vẻ đẹp quý phái, mang vẻ đẹp riêng cây của nó nhiều gai, màu anh, hoa của nó có màu hồng, thân cây của nó lắm gai, mỗi gai cách nhau 1 – 2 cm, thân có rất nhiều nhánh và nở trên cành những gốc cay tươi tốt. Gốc cây được chồng trên một cái chậu to, vì được chăm sóc tốt nên cây rất xanh và tốt, mùi hương của nó bay ngào ngạt trong sương sớm.giống hoa hồng của nhà em là hông Bungari được bố em mang từ tận bên kia về nên hoa rất đẹp và thơm. Cánh hoa mỏng xếp đều lên nhau và hoa rất to và thơm nữa. Mỗi buổi sáng sớm em đều ngắm những bông hoa hồng tươi trong sáng sớm. Hình ảnh bông hoa kiêu sa vừa e ấp trong sương sớm e ấp trong làn sương đốn tim biết bao người.lá của cây hoa hồng có màu xanh, mỗi cây có rất nhiều lá và gai. Gai của cây hoa hồng nếu như chúng ta bị đâm vào tay thì sẽ rất đau và có thể bị chảy máu. Rễ cây cây hoa hồng có màu đen, mỗi cây có rất nhiều nhánh và nụ hoa. Cả cây hoa hồng trùm lên một góc sân nào là những bông hoa nở rồi khoe sắc, rồi những nụ còn chúm chím, rất đáng yêu.
Em rất yêu cây hoa hồng vì nó còn biểu tượng cho một tình yêu đẹp, và em yêu vẻ đẹp quý phái của nó.
Cây hoa hồng có thân cây nhỏ ở gần rễ có màu nâu nhưng càng lên cao thân cây hoa hồng có màu xanh. Thân cây hoa hồng có nhiều gai nó có thể khiến tay chúng ta chảy máu khi chạm vào. Lá hoa hồng không to nhưng mỗi tia lá có 3 lá một lá to và hai lá nhỏ ở phía dưới. Cây hoa hồng có rất nhiều lá ở nhiều nhánh từ thân đến ngọn. lá hoa hồng thon xung quanh là hình răng cưa.
Đến mùa ra hoa thì cây bắt đầu đâm nụ những nụ hồng chúm chím nhỏ xinh to dần và hé dần màu đỏ của cánh hoa và bung ra thành một bông hoa hồng cực đẹp. Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa hồng mỏng và quấn đan xen với nhau. Ở giữa bông hoa là nhụy hoa màu vàng làm cho bông hoa rất thơm.
Vào mỗi buổi sáng khi sương bắt đầu xuống đậu trên những tán lá và cánh hoa cùng ánh nắng mặt trời sớm mai chiếu vào làm cho khúm hoa hồng đẹp đến long lanh và diễm lệ khiến ai nhìn vào cũng yêu thích.
+ Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến.
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau: Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.
Trong số các đồ dùng học tập đã gắn bó với em suốt một năm học qua, nào là sách, vở, thước, bút,... nhưng trong số đó, em thích nhất là cái hộp bút mà mẹ đã tặng em nhân dịp sinh nhật lần thứ 8.
Ôi chao! Cái hộp bút mới xinh xắn làm sao! Nó được làm bằng vải chống thấm nước cực kì đặc biệt. Toàn thân bao phủ một màu xanh tươi của cây cỏ, hoa lá. Phía trước nó là mảnh giấy với kích thước 20 x 5 (cm) kèm theo là một màu hồng vô cùng nổi bật. Dòng chữ SAY HELLO được viết theo kiểu chữ sáng tạo, bên cạnh dòng chữ ấy là hình vẽ một chú thỏ nhỏ nhắn xinh xinh. Nhìn vào em cảm thấy thích thú vô cùng!
Những đường chỉ may quanh nó được viền chắc chắn, người làm đã khâu thêm một đường dây kéo cho chúng em thuận tiện để bút. Cái hộp bút có 2 ngăn, một ngăn lớn hơn và một ngăn nhỏ hơn. Ngăn lớn em dùng để đựng các loại bút, gôm, thước, và compa,… Ngăn bé hơn em ưu tiên cho các đồ dùng bé nhỏ như phấn. Mỗi lần một tuần, em lại để dành một chút thời gian để tắm rửa cho nó nên nó luôn mới và đẹp.
Em yêu quý cái hộp bút này lắm. Mỗi khi buồn, em thường chia sẻ với nó, và nó như hiểu ý em, vẫn chăm chú nghe từng câu chuyện của em. “Chị yêu em lắm, hãy tiếp tục đồng hành với chị trong mọi lúc, mọi nơi em nhé!“ Đó chính là câu nói em dành cho cái hộp bút thân thương.
Bài này được ko? Nhớ k mik nha! Mik thanks bn trước
Hải Tiểu Mi có chép trên mạng ko vậy vừa nãy mình cũng có tra trên mạng nhưng văn dài quá
Trường em cạnh dòng sông
có đồng xanh bát ngát
và cây đa xanh mát
cho chúng em nô đuà
trường em lợp ngói đỏ
và tường quét vôi vàng
chung quanh bờ dậu cao
trường tiểu học làng quê
mỗi ngày em đi học
trên con đê đầu làng
em nhìn thấy xa xa..
dáng ngôi trường thân yêu
như dáng của mẹ hiền
thời gian đã bao năm
nơi quê người xuôi ngược
lòng em mãi ko quên
tiếng trống trường tan học
Về cái gì thế bạn ?