K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sáng sớm, hơn 500 cán bộ và sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã đến dâng hương tưởng niệm, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng. Tiếp đó đoàn đã diễu hành từ Bến Nhà Rồng về Nhà hát TPHCM và tại đây đã diễn ra triển lãm ảnh về Bác Hồ và giáo dục… Sau đó là chương trình văn nghệ với chủ đề: “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” nhằm ôn lại lịch sử hào hùng của cha ông trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và ghi nhớ công ơn của Bác Hồ.

Cùng lúc tại Trường Đại học Sài Gòn, lễ khai mạc ngày hội “Thanh niên làm theo lời Bác” khu vực trường học TPHCM với hàng loạt các hoạt động như Lễ rước đuốc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chương trình biểu diễn thể dục đồng diễn chào mừng kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Bác Hồ và rất nhiều các hoạt động sôi nổi. Vào tối cùng ngày, chương trình nghệ thuật “Bác Hồ - Một tình yêu bao la” và tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã diễn ra tại sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

26 tháng 3 2018

bạn afk nhiều lắm phải không . chịu khó đi

26 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

26 tháng 3 2018

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

26 tháng 3 2018

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.

Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.

Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.

Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.

 

Đặt 1 câu ghép nêu cảm nhận của em về biển Trường Sa sau khi đọc bài                 Trường Sa biển có hai màuRời thềm lục địa Vũng Tàu với màu biển thoáng xanh, theo tàu thẳng tiến khơi xa ra quần đảo Trường Sa nước mình, bạn sẽ được mục kích vùng biển tổ quốc bao la hai màu. Chúng đan vào nhau như tấm thảm đại dương bát ngát, xanh lá cây trong vắt gương soi từng mảng san hô nhấp...
Đọc tiếp

Đặt 1 câu ghép nêu cảm nhận của em về biển Trường Sa sau khi đọc bài
                 Trường Sa biển có hai màu
Rời thềm lục địa Vũng Tàu với màu biển thoáng xanh, theo tàu thẳng tiến khơi xa ra quần đảo Trường Sa nước mình, bạn sẽ được mục kích vùng biển tổ quốc bao la hai màu. Chúng đan vào nhau như tấm thảm đại dương bát ngát, xanh lá cây trong vắt gương soi từng mảng san hô nhấp nhô khổng lồ và xanh dương sẫm màu là hai vạn dặm dưới đáy biển dạt dào tôm cá. Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực biển chiều, lấp lánh hàng đàn cá chuồn búng mình ngoạn mục trên mặt sóng lô xô…
Đi với hai màu biển là hàng trăm đảo nổi đảo chìm của quần đảo Trường Sa trải dài trên vùng biển rộng gần 200.000km2.Thiên nhiên đảo nổi thật bình yên với bạt ngàn rừng cây xanh chắn gió, ngan ngát muôn loài hoa dại và những chú chim én bay là là mặt đất rất dạn hơi người. "Trùm" cây xanh ở Trường Sa là họ hàng nhà phong ba bão táp có tán rộng; lá to, dày; hoa trắng li ti ken dày quanh cuống lá. Cây phong ba mọc khắp nơi, làm "người hùng" trên bãi chắn sóng, toả bóng mát nơi thao trường, là dáng xanh duyên dáng trong doanh trại bộ đội, xoè tán chở che cho trẻ con trên đảo chơi lò cò, bắn bi, đuổi bắt…
Đảo nổi Sơn Ca ngày đầu hè vàng ruôm ánh nắng bên giàn mướp trĩu trái có đàn bướm trắng chấp chới bay, người lính trẻ đâu đấy vừa hát nghêu ngao vừa lau súng.Doanh trại kiên cố hoặc nguyên sơ trên đảo chìm đều có nhiều lính trẻ  đang sống và làm việc. Những chàng trai trẻ mắt sáng môi tươi vào đời phơi phới một tình yêu.
Trường Sa xa ngái nhưng cũng thật gần trong những ai đã một lần đặt chân đến đảo nổi đảo chìm lô xô sóng bạc.
Ở nơi xa ấy, giữa tiếng gà gáy trưa bên triền cát tím màu hoa muống biển, có những người lính dãi dầu nắng mưa căng mình giữ đảo.Ở nơi xa ấy, nơi bọn trẻ hồn nhiên rượt đuổi nhau quanh cột mốc chủ quyền biển đảo, là sự sống nghiêng mình kính cẩn trước một tình yêu bất biến.Ở nơi xa ấy, nơi chót vót những ngọn đèn biển chong mình thao thức, có dải mây trời vắt ngang để minh chứng rằng sông núi nước Nam…

1
27 tháng 3 2018

Con có thể nêu cảm nhận theo các ý sau nhé!

- Tự hào về biển cả giảu đẹp của đất nước

- Ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Nghỉ hè vừa qua, em được về quê ngoại và thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ trên quê hương yêu dấu. Buổi sớm hôm ấy thật là đẹp!

Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Tiếng gà gáy râm ran khắp xóm. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm long lanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hoà quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời. Ngoài đồng những bông lúa ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm màu xanh pha vàng trải rộng mênh mông. Đây đó trên cánh đồng lác đác một vài bác nông dân ra thăm ruộng. Từ các ngõ xóm, trên đường làng, các bà các chị gánh những gánh hàng, rau tươi su hào, cải bắp … mang ra chợ bán. Các em bé xúng xính trong những bộ quần áo sặc sỡ lon ton theo mẹ ra chợ. Những chú lợn eng éc đòi ăn, những chú kêu ăng ẳng, mọi người ý ới gọi nhau đi làm. Đằng đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên sau bụi tre, chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất, xua tan màn sương sớm, nhuộm vàng những bông lúa làm cả xóm làng như sáng bừng lên giữa ánh bình minh. Bầu trời lúc này như trong và sáng hơn, mây trắng hiền hoà, từng đàn chim bay lượn thật là đẹp. Trên các cành cây, những chú chim hót líu lo chào ngày mới. Ngoài đường, xe cộ đi lại nườm nượp, các bạn học sinh vui vẻ đến trường. Tất cả các màu sắc, cảnh vật, âm thanh đó như hoà quện với nhau tạo nên phong cảnh làng quê thật trù phú , tươi vui.

Em rất yêu quê hương em, một làng quê thanh bình và trù phú. Em tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp ấm no hơn .

26 tháng 3 2018

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

Mik ở vùng quê nên văn mk tả chỉ có vậy thui 

Nếu bạn thấy hay thì nhớ KB và k cho mk nha

Những ngày còn bé, em ở cùng với ông bà nội. Bà nội em là người rất thích hoa. Bởi vậy, bà thường mua những giống cây non ở chợ về trồng tại góc vườn nhỏ phía trước nhà. Biết bao nhiêu loại hoa đẹp nhưng em thích nhất vẫn là những gốc hoa hồng nhỏ xíu mà bà em thường mua để trồng ở mảnh đất đầu nhà.

Hôm ấy, bà đi chợ về, mang theo một gốc cây nhỏ màu xanh, nhưng bé chỉ bằng ngón tay út của em mà thôi. Quanh thân chỉ có những chiếc gai nhỏ, nhưng các bạn được coi thường những chiếc gai nhỏ ấy nhé. Chúng bảo vệ cả cây hoa khỏi những chú sâu phá hoại. Và khi trưởng thành, trở thành những cây hoa hồng lớn, những chiếc gai ấy trở nên cứng hơn bao giờ hết. Trên thân, những cành hoa nhỏ bằng que tăm vươn ra một cách yếu ớt nâng những chiếc lá non bên mình.

Lá hoa hồng được bao phủ bở một lớp răng cưa mỏng ở bên ngoài. Lá có màu xanh nhạt, nhưng khi lớn hơn thì màu xanh nhạt sẽ chuyển thành màu xanh thẫm hơn và những chiếc răng cưa cũng sắc bén hơn. Bà dỡ cây hoa một cách nhẹ nhàng, cẩn thận ra khỏi túi bóng trắng và gọi ông để ông trồng xuống đất nhà mình. Ông nội bắt đầu cầm lấy cuốc và xới đất ở dưới lên tạo thành một hình lõm vừa phải cho cây trụ vững dưới đất lâu dài.

Sau đó, ông đặt cây non xuống và vun đất xuống, đắp một ụ đất nho nhỏ vào gốc cây. Giúp cho cây càng thêm chắc chắn. Nhiệm vụ của em là tưới nước cho cây để cây nhanh lớn và ra hoa, tỏa hương thơm cho đời. Chỉ sau một tuần được chăm sóc mà cây lớn hẳn. Những chiếc lá trở nên đậm màu hơn, thân cũng cứng cáp hơn. Bà bảo, hoa hồng nhanh lớn lắm, chỉ sau một khoảng thời gian nữa được chăm sóc, cây sẽ lớn và có hoa thơm.

Em rất thích cây hoa hồng của bà. Mỗi lần tưới cây, em lại thầm mong cây nhanh lớn nhanh để em có thể ngắm vẻ đẹp của những bông hoa hồng ngát hương

26 tháng 3 2018

Hàng năm cứ vào mùa xuân gia đình em lại tổ chức trồng cây trong vườn, những cây xanh được ươm mầm phát triển tươi tốt giúp khu vườn thêm đẹp. Năm nay, em được cả nhà giao trọng trách trồng cây đào.

Cây đào được chọn trồng ngay mảnh đất nhỏ trước nhà, em dùng cuốc đào một hố vừa đủ đặt gốc cây, sau khi bỏ cây xuống đất dùng tay vun đất trên gốc, xới lên thật đều. Thân cây đào còn nhỏ chỉ bằng ngón tay, mảnh khảnh, cao khoảng 50 cm, xung quanh thân cây là những chiếc lá non xanh biếc đang mọc. Sau khi lấp đất tạo sự chắc chắn cho cây đứng thẳng em tưới nước vào gốc để tạo độ ẩm cần thiết giúp làm quen với đất và phát triển.

Cứ mỗi ngày ngắm nhìn cây đào như có một diện mạo khác, khi mới trồng những chiếc lá trông héo đi chỉ sau vài ngày lá cây đã tươi tốt, tràn đầy sức sống. Sau thời gian một tuần những chiếc lá như biến thành màu xanh đậm và xuất hiện thêm những chiếc lá non mơn mởn, xanh biếc. Cứ thế hàng ngày em vẫn chăm sóc tưới nước đều đặn, thân cây ngày càng to, cao hơn chẳng mấy chốc mà đã vượt qua chiều cao của em rồi.

Nhìn cây đào phát triển cả nhà ai cũng rất vui và thán phục tài chăm sóc cây cảnh của em, ai cũng bảo Tết này có đào để chưng mà không cần mua rồi.

Mỗi năm khu vườn lại có thêm một loại cây đẹp, em rất thích chăm sóc những cây non giúp khu vườn ngày càng thêm rạng rỡ sắc màu.

Nhân dịp sinh nhật chị em lần thứ mười bốn, mẹ đã cho chúng em đi chơi hồ Gươm. Một cảnh đẹp nổi tiếng.

Hôm nay bầu trời trong xanh in bóng xuống mặt hồ. Mấy chú chim thay nhau hót những bài ca đặc biệt. Chị gió thì thướt tha đi qua tạo cho ai cũng cảm thấy dễ chịu. Sau ba mươi phút bon bon trên đường bằng chiếc xe máy của bố, cả em, mẹ và chị em đều cảm nhận được hồ Gươm đã ngay trước mắt, Mẹ và chúng em dắt tay nhau đi dạo một vòng quanh hồ, đã lâu lắm rồi em mới tới đây. Là chủ nhật nên ở đây có rất nhiều khách du lịch tới tham quan và mỗi người lại có một cách nghĩ riêng về hồ Gươm. Còn trong con mắt trẻ thơ của em hồ Gươm như một chiếc gương khổng lồ của thành phố Hà Nội. Em đã từng được nghe câu chuyện bà kể về việc vua Lê Lợi trả gươm cho thần rùa Kim Quy. Mẹ con em chọn một chỗ rõ nhất để nhìn Tháp Rùa. Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Mẹ bảo rằng đã từng có người nhìn thấy cụ Rùa từng lên gò đất đó và cũng từ đấy mọi người coi Tháp Rùa là cung điện của thần Rùa Kim Quy. Mẹ còn bảo Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy. Cuối đuôi con tôm đặc biệt này được bao phủ bằng chiếc cổng lá cây làm từ các cây cổ thụ mát rượi. Ngay trước cửa đền là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu, thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người hàng ngày vẫn viết những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn cô giáo lớp em. Đối với những người già thì hồ Gươm không những chỉ đẹp mà còn vì là nơi có không khí trong lành bởi cây đa nghìn tuổi, những cô gái liễu rủ hàng ngày gội mớ tóc dài. Hồ Gươm càng tưng bừng hơn khi bạn đến vào ngày giáp Tết như thế này bởi những bồn hoa hàng ngày đã được xếp thành chữ đầy sắc màu. Khách du lịch còn có thể ăn kem tại nhà Thuỷ Tạ mà theo cách nói vui của chúng em đó chính là cung điện của vua Thuỷ Tề.

Chiếc đồng hồ trên nóc nhà bưu điện điểm báo sáu giờ, mẹ con em vội vã về nhà. Ngay trên đường về em đã nghĩ rằng hồ Gươm là cảnh vật quý mà ta cần giữ gìn cho muôn đời sau.

26 tháng 3 2018

Phạm Anh Thư à , mk có bn tên Anh Thư chứ ko biết có phải Phạm Anh Thư ko

26 tháng 3 2018

Bài làm 1 (Tả cây phượng vĩ)

Giữa sân trường em có một cây phượng vĩ đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng vĩ đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to, nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới, cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lấy một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng em.

Văn mẫu lớp 4: Tả một loài cây mà em yêu quý

Trên những cành phượng cao tít, chim chóc thường đến clây ca hát líu lo làm cho cả sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng của nhiều loài chim.

Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng em mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt dầu ra hoa đón mùa hè đến.

Hè sắp về thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng em mau mau luyện bài chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị chia tay nhau trong mấy tháng hè. Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn .

Giã từ những cành phượng thắm, lòng em lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng trường với biết bao lưu luyến.

Bài làm 2

(Cây tràm – cây cho gỗ và bóng mát)

Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng, vài chiếc bông tràm lẻ bạn rơi lác đác trên mái tóc tơ như làm duyên cho tụi trẻ chúng em.

Có bạn nghịch ngợm hơn, ôm lấy gốc xoay vòng tròn, trông có vẻ thích thú lắm. Cũng dưới bóng râm của gốc tràm này bao nhiêu những trò chơi trẻ nhỏ diễn ra. Chỗ thì bắn bi, đá cầu… của lũ con trai, chỗ thì nhảy dây banh đũa… của cánh con gái. Gốc tràm như nơi tụ hội của các trò chơi của lũ trẻ.

Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả

Chúng em rất thích cây tràm này vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm cảnh quan xanh mát cho môi trường cung cấp một thứ gỗ quý để làm bàn ghế, bảng đen… phục vụ, chúng em học tập và sinh hoạt. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa tràm rơi thì thích thú biết bao nhiêu!.

Đầu làng em có một cây đa đã một hơn một trăm năm tuổi. Rễ cây nổi lên mặt đất. Thân cây cao khoảng sáu bảy mét. Gốc cây to nhiều người ôm không xuể, vỏ cây sần sùi, màu nâu, từ thân cây đâm ra nhiều nhánh rườm rà xanh biếc, cành cây phủ đầy lá xanh, mọc chĩa ra các phía.

Tán lá đa xòe rộng như một cái ô che mát cả một góc làng em. Lá đa có hình bầu dục, xanh um như lá bàng. Mỗi khi mùa xuân đến, những chùm lá xanh từ những cành nhô lên xinh xắn, một làn gió nhẹ nhàng thổi qua làm những tán lá đa rung rinh như những cánh bướm. Dưới gốc cây, các bạn học sinh đang vui đùa, có nhóm chơi nhảy dây, đá cầu, có nhóm đang trò chuyện vui vẻ.

Cây đa ở làng em đã chứng kiến nhiều biến đổi của thời gian và không gian, nó cũng là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Nó gợi cho những người đi xa nhớ về quê hương của mình, nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nơi đã để lại cho mình biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu.

Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu. .

27 tháng 3 2018

Năm đó là năm con khỉ

26 tháng 3 2018

Từ ngày con thơ bé
Đến bây giờ lớn khôn
Tiếng ru hời khe khẽ
Vẫn thấm đượm trong hồn

Qua những ngày nắng cháy
Chân mẹ đã khô cằn
Mùa lũ về nước chảy
Mẹ dãi dầu vai xương

Này dáng mẹ thon thon
Này bàn tay nhỏ nhắn
Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?
Sao nhiều quá nếp nhăn?

Một đời mẹ trở trăn
Lo những ngày con ốm
Mẹ trăm bề thấp thỏm
Cho con giấc ngủ lành

26 tháng 3 2018

bạn tự làm ư