K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi chơi bóng đá, mỗi tình huống sau đây có xảy ra không?
Mỗi tình huống sau đây có thể xảy ra.

Nếu có, hãy tìm ví dụ cho tình huống đó:
a, bóng đang đứng yên thì chuyển động
⇒⇒ Quả bóng đang đứng yên ở giữa sân thì cầu thủ đá đi.
b, bóng đang chuyển động thì dừng lại
⇒⇒ Quả bóng đang lăn thì cầu thủ giữ lại
c, bóng chuyển động chậm dần
⇒⇒ Sau khi bị cầu thủ đá, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại
d, bóng chuyển động nhanh dần
⇒⇒ Quả bóng đang lăn chậm, bỗng người cầu thủ đá quả bóng làm quả bóng chuyển động nhanh dần
e, bóng bị đổi hướng chuyển động
⇒⇒ Quả bóng đang lăn hướng này thì cầu thủ đá quả bóng sang hướng khác.
f, bóng bị biến dạng
⇒⇒ Cầu thủ đá quả bóng, quả bóng chịu một lực lớn từ chân của cầu thủ nên bị biến dạng

1.Gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hóa cái nắng trong đoạn thơ sau:              Nắng lên cao theo bố              Xây thẳng mạch tường vôi              Lại trải vàng sân phơi               Hong thóc khô cho mẹ                Nắng chạy nhanh lắm nhé                 Chẳng ai đuổi được đâ                Thoắt đẫ về vườn rau                Soi cho ông nhặt cỏ               Rồi xuyên qua cửa sổ             ...
Đọc tiếp

1.Gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hóa cái nắng trong đoạn thơ sau:

              Nắng lên cao theo bố

              Xây thẳng mạch tường vôi

              Lại trải vàng sân phơi

               Hong thóc khô cho mẹ 

               Nắng chạy nhanh lắm nhé 

                Chẳng ai đuổi được đâ

                Thoắt đẫ về vườn rau

                Soi cho ông nhặt cỏ

               Rồi xuyên qua cửa sổ

                Nắng giúp bà xâu kim

2.Dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận trong mỗi câu sau:

a,Vi chạy chơi ngoài nắng Nam đã bị cảm sốt.

b,Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo dạy thể dục đội bóng bàn lớp 3Cđã giành được giải nhất.

 

Được cập nhật 2 giây trước (18:47)

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
29 tháng 3 2018

1. Các từ ngữ dùng để nhân hóa nắng là:

lên cao

Xây thẳng

Hong thóc

chạy nhanh

Thoắt đã về

Soi

xuyên qua

giúp

2. 

a. Vì chạy chơi ngoài nắng, Nam // đã bị cảm sốt.

b. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo dạy thể dục, đội bóng bàn lớp 3C // giành được giải nhất.

28 tháng 3 2018

Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy, trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.

Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người, hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi còn trẻ, điểm những khoảng tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.

Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông.

Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy.

Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.

Bạn tham khảo nha

Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy, trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.

Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người, hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi còn trẻ, điểm những khoảng tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.

Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông.

Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy.

Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.

28 tháng 3 2018

https://h.vn/hoi-dap/question/35393.html

nha k mk thì mk k lại

28 tháng 3 2018

Có. Ví dụ vào những ngày trời mưa tầm tã thì khiến cho mặt sân rất khó di chuyển. Do đó trái bóng đang chuyển động thì đột ngột dừng lại. Nếu bạn cần lấy dẫn chứng thì mời bạn vào trận đấu u23 việt nam ở vòng loại u23 châu á gặp u23 timor thì phải (không nhớ cho lắm) vào năm 2017

28 tháng 3 2018
  1. Con tằm đang nằm trong kén
  2. Vua Hùng đang kén rể
  3. Cô ấy rất kén chọn
7 tháng 10 2018

08/08/2016 lúc 06:17

http://olm.vn/hoi-dap/question/169893.html

giúp mình gải bài toán ở link này với 

28 tháng 3 2018

đá bóng

28 tháng 3 2018

Mk ko có nhưng chúc bạn thi tốt nhé!

28 tháng 3 2018

Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. Trong những năm 1883-885, tại đây có phong trào  kháng Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy. Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật.

 

Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1883 và kéo dài đến năm 1892 mới tan rã. Bãi Sậy là một trong những trung tâm chống Pháp lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX.[1]

Trong thời kỳ đầu (1883 - 1885), phong trào do Đinh Gia Quế lãnh đạo, các địa bàn hoạt động lúc này còn giới hạn ở vùng Bãi Sậy (bao gồm địa phận các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên).[2] Từ năm 1885 trở đi, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật. Ông là thủ lĩnh cao nhất của nghĩa quân Bãi Sậy[3]. Bố chánh Thái Nguyên Vũ Giác là người giúp đỡ rất nhiều cho cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.[1]

Mục lục

  [ẩn] 

  • 1Trước chiếu Cần Vương
  • 2Hưởng ứng chiếu Cần Vương
  • 3Thoái trào
  • 4Các chỉ huy
  • 5Xem thêm
  • 6Tham khảo
  • 7Liên kết ngoài

Trước chiếu Cần Vương[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đánh chiếm Nam Kỳ, người Pháp tiến quân ra Bắc và tiếp tục đánh chiếm được Bắc Kỳ của Việt Nam. Nhà Nguyễn hạ lệnh các cánh quân chống Pháp hạ vũ khí, Nguyễn Thiện Thuật kháng lệnh triều đình, quyết tâm đánh Pháp. Tháng 8 - 1883, Pháp chiếm Hải Dương, Nguyễn Thiện Thuật đã mộ quân, mưu đánh chiếm tỉnh lị, việc không thành, ông kéo quân lên phối hợp với Hoàng Tá Viêm chống Pháp ở Sơn Tây. Ông về Đông Triều mộ quân, hợp lực với tướng quân Cờ Đen là Lưu Vĩnh Phúc chống Pháp. Ông liên lạc với Đinh Gia Quế phát triển lực lượng ở vùng đồng bằng, tập hợp được nhiều tướng như Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Giang (Lãnh Giang), Đốc Tít, Đốc Cọp, Đốc Sung, Đề Ban, Đội Văn, Đề Tính, bà Đốc Huệ và các nhà nho Ngô Quang Huy, Nguyễn Hữu Đức tham gia.

Cuối năm 1883, sau khi ký Hiệp ước Harmand, nhà Nguyễn ra lệnh bãi binh đợi chỉ dụ. Nguyễn Thiện Thuật không nghe theo, mang quân lên Tuyên Quang cùng với Nguyễn Quang Bích giữ thành. Sau khi các thành Hưng Hóa và Lạng Sơn thất thủ, Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Long Châu (Trung Quốc) chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến đấu.

Hưởng ứng chiếu Cần Vương[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc tấn công ở kinh thành Huế đã thất bại, Tôn Thất Thuyết mang vua Hàm Nghi chạy ra ngoài. Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. Nguyễn Thiện Thuật trở về nước, thành lập căn cứ địa Bãi Sậy do Đồng Quế trao lại. Vua Hàm Nghi phong cho ông làm Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần, gia trấn Trung tướng quân, nên nhân dân còn gọi ông là quan Hiệp thống. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Bãi Sậy lan ra khắp tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh lân cận.

Tháng 9 năm 1885 nghĩa quân vượt sông Hồng sang đánh phá các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa[4]. Đêm 28 rạng ngày 29 tháng 9, quân Bãi Sậy tấn công thành Hải Dương, quân Pháp phải điều hai pháo hạm tuần tiễu trên sông Thái Bình để bảo vệ.

Tháng 10 năm 1885 Thống tướng Roussel de Courcy giao cho thiếu tướng François de Négrier, trung tá Donnier cùng Hoàng Cao Khải mở cuộc càn quét lớn vào căn cứ Bãi Sậy. Được tin, Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho các tướng bí mật tấn công vào các đồn địch, chặn đường địch hành quân. Sau đó, ông nhử địch vào sâu căn cứ nơi đặt trận địa mai phục. Khi quân Pháp biết bị mắc lừa định rút lui thì quân Bãi Sậy nổ súng và dùng đoản đao, mã tấu đánh giáp lá cà. Nhiều quân Pháp bị giết, tướng Négrier chạy thoát.

Tại căn cứ Hai Sông, vào tháng 11-1885, suốt trong 2 tuần, nghĩa quân đã phải chống cự quyết liệt với một binh đoàn lớn do Falcon và Faure chỉ huy.[5]

Ngoài hoạt động chống càn quét, nghĩa quân còn tổ chức nhiều trận tập kích hiệu quả. Ngày 26/6/1886, nghĩa quân tấn công một đồn Pháp ở Cầu Đuống. Tháng 9/1885, Nguyễn Thiện Thuật trực tiếp chỉ huy nghĩa quân tấn công chiếm lại thành Hải Dương[6], rồi tỏa ra đóng giữ các làng xung quanh. Nhưng do lực lượng quá yếu, nên sau đó nghĩa quân phải rút lui. Tháng 9/1886, nghĩa quân chặn đánh binh đoàn Bazinet và tấn công đồn Bần Yên Phú, đẩy mạnh các hoạt động ra các miền phụ cận Hà Nội, Bắc Ninh.[5]

Ngày 12/2/1887, một trận đụng độ lớn đã xảy ra ở vùng Kẻ Sặt (Hải Dương). Từ cuối năm 1888 đến đầu năm 1889, nghĩa quân còn tổ chức đánh thắng quân Pháp nhiều trận, như các trận ở Lang Tài (Bắc Ninh), Dương Hòa (Hưng Yên)...[5]

Thống tướng De Courcy bị bãi chức, Charles-Auguste-Louis Warnet sang thay. Warnet thực hiện càn quét quy mô lớn bằng chiến lược phân tán quân đội, lập các đồn nhỏ để dễ tuần tiễu, đồng thời chuyển chế độ cai trị bằng quân sự sang dân sự, nhưng cũng không thành công.

Ngày 9 tháng 2 năm 1888, em Nguyễn Thiện Thuật là Nguyễn Thiện Dương bị tử trận trong cuộc đụng độ với quân Pháp do viên đội Fillipe chỉ huy. Được tin em chết, ngay đêm đó Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho Tuần Vân, Đề Tính tấn công đồn Ghênh và đồn Bần Yên Nhân để trả thù, giết chết 21 quân địch.

Ngày 11 tháng 11 năm 1888, Hoàng Cao Khải cùng giám binh Ney chỉ huy đồn Mỹ Hào đưa lính về gặt lúa ở Liêu Trung tổng Liêu Xá, muốn buộc dân hết lương phải ra đầu thú, xa rời quân Bãi Sậy. Nguyễn Thiện Thuật được tin, lệnh cho các tướng Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Văn Sung, Vũ Văn Đồng đem 800 quân trong đó có 400 tay súng giả dạng phu gặt để phục kích. Quân Bãi Sậy nổ súng giết chết 31 quân địch, trong đó có giám binh Ney, Bang tá Nguyễn Hữu Hào. Hoàng Cao Khải trốn thoát về Mỹ Hào rồi nhờ giáo dân Kẻ Sặt đưa đường chạy về Hải Dương.

Tháng 6 năm 1889, Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh thành lập đạo quân Tuần cảnh do Hoàng Cao Khải với chức Khâm sai Bắc Kỳ làm Tư lệnh trưởng, Muselier làm Cảnh sát sứ. Quân Bãi Sậy giao chiến quân Tuần cảnh suốt 8 tháng, gây cho địch khá nhiều thiệt hại. Trận Đông Nhu, quân Bãi Sậy giết viên quản khố xanh Leglée; ngày 24 tháng 7 giết chết viên quản khố xanh Escot ở làng Hoàng Vân. Ngày 18 tháng 10 Nguyễn Thiện Thuật bắn viên quản Montillon bị trọng thương. Ngày 11/4/1891 quân của Hai Kế và Đề Vinh bị vây ở Mậu Duyệt, hai bên bắn nhau, viên quản Desmot bị giết, giám binh Lambert bị thương.

Nhiều lần không thắng được, người Pháp phải tặng Nguyễn Thiện Thuật danh hiệu "Vua Bãi Sậy"[2].

Thoái trào[sửa | sửa mã nguồn]

Từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) và lưu đày ở châu Phi, phong trào Cần Vương bắt đầu suy yếu. Sức mạnh của quân Bãi Sậy cũng suy yếu dần. Quân Pháp thiết lập được nhiều đồn quanh căn cứ Bãi Sậy, các tướng Lãnh Điều, Lãnh Lộ, Lãnh Ngữ, Đề Tính cùng một số tướng lĩnh khác tử trận, số còn lại bị truy kích. Hoàng Cao Khải nhân danh vua Đồng Khánh chiêu dụ Nguyễn Thiện Thuật ra hàng và hứa khôi phục chức tước. Ông đã viết vào tờ sớ dụ này 4 chữ "Bất khẳng thụ chỉ" (Không chịu nhận chỉ). Sau đó, ông giao quyền cho em là Nguyễn Thiện Kế và một số tướng lĩnh khác rồi sang Trung Quốc mưu tính cuộc vận động mới. Những cuộc mưu tính của Nguyễn Thiện Thuật ở Trung Quốc không thành, ông không tiếp tục được việc chống Pháp tại Việt Nam. Sau đó ông lâm bệnh mất tại Trung Quốc năm 1926, thọ 82 tuổi.

Từ tháng 7 - 1889, Pháp tập trung binh lực bao vây và tấn công nghĩa quân tại Trại Sơn là đại bản doanh của đội quân Hai Sông. Quân Pháp chia thành 4 đạo, vây chặt căn cứ trung tâm, rồi dùng tàu bè đi tuần tiễu ngày đêm trên tất cả ngả sông quanh căn cứ. Nghĩa quân phải rút chạy hết nơi này qua nơi khác. Quân Pháp thắt chặt vòng vậy, tăng cường truy quét và khủng bố nhân dân trong vùng nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa nghĩa quân và nhân dân. Thế cùng lực kiệt (lương thực, đạn dược hết).[7] Ngày 12/8/1889, Đốc Tít phải ra hàng[8], rồi bị đày sang Algérie. Sau những tổn thất nặng nề đó, phong trào kháng Pháp ở vùng Hưng Yên, Hải Dương bị giảm sút rõ rệt, nhưng vẫn còn duy trì thêm một thời gian nữa. Đến năm 1892, khi thủ lĩnh cuối cùng của phong trào Bãi Sậy là Đốc Vinh bị giết, lực ượng nghĩa quân Bãi Sậy mới tan rã hẳn. Nguyễn Thiện Kế trước đó cũng bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảo.[7]

Tóm lại, khỏi nghĩa Bãi Sậy - Hai Sông (1883 - 1892) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa này đã để lại nhiều bài học bổ ích, nhất là về phương thức hoạt động và các hình thức tác chiến (du kích) của nghĩa quân ở một vùng đồng bằng đất hẹp, người đông.[7]

VIẾT MỎI TAY QUÁ K GIÙM MÌNH NHÉ !!!!!

28 tháng 3 2018

Cây ổi ở đầu vườn

Vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở đầu vườn.

Nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, chắc khoẻ mọc thẳng. Cái gốc của cây to hơn thân, sần sùi. Cái rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng, vận chuyển ngược lên nuôi cây. Cái lá của cây to, mượt, những đường gân nổi rõ nét. Lá ổi mùa xuân có màu tươi dịu, khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm. Khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với em điều gì đó. 

Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm. Hạt của nó bé và tập trung vào giữa quả. Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin. Thỉnh thoảng, có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu và cất tiếng hót líu lo. Cây ổi chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn. 

Em rất thích cây ổi, hằng ngày em sẽ chăm sóc nó cẩn thận. Cây ổi là người bạn thân thiết nhất của em. Và khi nào lớn lên, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm về nó.

Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm

Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm

Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin

Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin

28 tháng 3 2018

Có lẽ với chúng ta cây xoài thân thương và ích lợi đã rất quen thuộc phải không ạ. Cây xoài không chỉ là một cây ăn quả mà còn là loại cây gắn bó với tôi thời ấu thơ, nó gợi về trong tôi những tình cảm hồn nhiên trong sáng một thời.

Cây xoài là loại cây ăn quả thân gỗ. Cây xoài khá cao và to lớn, tuy nhiên có nhiều loại xoài khác nhau. Xoài thái, xoài đường, xoài keo, xoài mít, xoài hồng...Cây xoài thường cao khoảng từ 2 mét trở lên, cũng có những cây thân thấp. Lá xoài nhỏ và dài. Quả xoài khi chưa chín màu xanh, vị chua chua giòn giòn khi ăn xoài xanh chấm bột canh cũng rất thú vị. Nhưng khi chín, xoài thường mềm có màu vàng và những đốm đen ở vỏ, mùi xoài thơm rất ngậy, rất dậy mùi và khi ăn cảm giác mềm ngọt ở đầu lưỡi rất tuyệt. Cây xoài thích hợp với khí hậu nóng ẩm gió màu ở Việt Nam, vì thế chúng ta có lợi thế và đưa xoài trở thành mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.

Cây xoài có rất nhiều công dụng và giá trị sử dụng khác nhau. Xoài khi chín có thể đem xay sinh tố, ép hoa quả, làm kem hay mứt xoài rất thích. Ngoài ra, xoài còn được sản xuất để xuất khẩu sang các nước khác như món xoài sấy khô, xoài ép, xoài dầm tương ớt, xoài nấu với các món ăn thêm vị ngọt và màu sắc rất bắt mắt. Các nghiên cứu cho thấy, xoài cung cấp một nguồn dinh dưỡng vitamin làm đẹp da và rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Đặc biết, xoài không giấm được bằng các loại thuốc bảo quản hay thuốc hóa học độc hại vì khi làm vậy xoài sẽ bị thối, chính vì thế người nông dân thường giấm bằng đất đèn, nhờ đó độ an toàn khi ăn xoài cũng khá cao hơn so với các loại hoa quả khác.

Cây xoài trong đời sống bình thường là thế, với riêng tôi cây xoài còn gắn với những kỉ niệm về người ông quá cố. Trong vườn nhà tôi cũng có trồng một cây xoài do chính tay ông vun xới, những năm được mùa xoài sai lủng lẳng, nặng trĩu cành, đi qua những quả xoài va vào đầu rất thích. Đó là những buổi chiều tôi hay bê rổ và ông hái trái chín cho tôi ăn. Hương vị đồng quê, cây nhà lá vườn mộc mạc thật thích thú. Nó cũng gắn liền hình ảnh người ông luôn chăm lo, vun xới và đưa tôi những trái ngọt. Giờ ông đã đi xa, nhưng mỗi lần nếm hương vị của xoài tôi lại gợi nhớ về người ông đáng kính năm nào.

28 tháng 3 2018

1 / Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng – một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò.

2/Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng – một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò.

3 / Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước

4 / Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.


 

1 tháng 4 2018

Cảm ơn bạn nhé❤❤