K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những ngày nghỉ lễ, người người đổ về chiêm bái và du ngoạn Tràng An, Bái Đính hay Tam Cốc - Bích Động. Chốn non nước Ninh Bình chỉ hấp dẫn chúng tôi khi cảnh sắc thiên nhiên không bị vướng bận những dòng người ùn ùn kéo tới ồn ào và xô bồ.  Bồng bềnh con thuyền trôi trên Tam Cốc là một trải nghiệm tuyệt đẹp, nhưng ngắm nhìn từ trên cao để cảm nhận cả cái không gian đá núi trùng điệp và sự nhỏ bé...
Đọc tiếp

Những ngày nghỉ lễ, người người đổ về chiêm bái và du ngoạn Tràng An, Bái Đính hay Tam Cốc - Bích Động. Chốn non nước Ninh Bình chỉ hấp dẫn chúng tôi khi cảnh sắc thiên nhiên không bị vướng bận những dòng người ùn ùn kéo tới ồn ào và xô bồ. 

Bồng bềnh con thuyền trôi trên Tam Cốc là một trải nghiệm tuyệt đẹp, nhưng ngắm nhìn từ trên cao để cảm nhận cả cái không gian đá núi trùng điệp và sự nhỏ bé của con người như một chút mới lạ cho hành trình khám phá Ninh Bình.
Nghe lời bạn giới thiệu, tôi tìm đến hang Múa - một quần thể hang, núi đá vôi nằm trong khu Tam Cốc - Bích Động thuộc xã Ninh Xuân, Hoa Lư. 

Chẳng biết ai đã đặt tên cho hang Múa nhưng nghe nói đây là nơi vua Trần thường tới đây nghe các cung nữ ca múa và từ đó có tên như vậy.

Nắng chiều tháng 5 rót vàng xuống ngọn núi Múa. Từ chân núi nhìn lên, cảm tưởng như đang lạc vào thế giới tiên cảnh trong những bộ phim cổ trang. Một con đường uốn mình quanh ngọn núi dẫn lên đỉnh, trên cao tít là những ngọn tháp, đứng sừng sững như biểu tượng của cả ngọn núi.

Không có mấy du khách đến đây. Cả không gian yên tĩnh, thanh bình. Thỉnh thoảng có vài người tới rồi đi nhưng ai cũng lặng lẽ, như sợ chỉ một tiếng động nhỏ thôi cũng phá hỏng không gian đầy chất thi họa này.

Quả thật với người ít vận động, leo từ chân núi lên đỉnh với hơn 400 bậc đá là một thử thách thật sự. Càng lên cao, cả không gian rộng lớn bên dưới như thu vào tầm mắt. 
Những cánh đồng xanh lúa mới hiện ra trong nắng với những núi đá đủ kích cỡ đứng sừng sững. Xa xa hơn là làng mạc và thành phố đang phát triển dần. Các ngọn tháp dần thu vào tầm mắt, chỉ còn ngọn tháp trên đỉnh cao nhất vẫn đầy thử thách. 
Thôi thúc bởi khu cảnh bên kia núi hướng về Tam Cốc, chúng tôi có động lực để hoàn thành nốt những bậc thang cuối cùng.
Sau gần 30 phút, đỉnh núi đã hiện ra trước mắt. Khung cảnh nhìn từ đỉnh núi Múa đẹp một cách ngỡ ngàng. 
Trên đỉnh núi có một bức tượng Phật bà Quan Âm. Dưới chân núi là con sông Ngô Đồng uốn mình quanh những dãy núi đá vôi, ôm ấp những thửa ruộng xanh non. Những con đò khua mình trên dòng nước đưa du khách qua ba hang núi tự nhiên.
Từ trên cao, những con đò như những chấm nhỏ, điểm xuyết trên nền bức tranh dệt bằng đá núi, lúa xanh và dòng nước.
Ngoảnh mặt bốn phía là những khung cảnh khác nhau. Phía trước là khuôn viên núi Múa với hồ nước và cây cảnh; bên phải và đằng sau là dòng Ngô Đồng và những ngọn núi sừng sững, bên trái là cánh đồng lúa trải dài bất tận và làng mạc bình yên. 
Giữa dòng sông như cất lên tiếng hát của những người lái đò, hòa trong tiếng mái nước theo gió lên tận đỉnh núi.
Những cánh đồng lúa trải ngút ngàn - Ảnh: Minh Đức
Phía bên trái núi là những cánh đồng và làng mạc xã Ninh Xuân - Ảnh: Minh Đức
Tiếng mái chèo khua nước lướt đi trên sông - Ảnh: Minh Đức
Dòng Ngô Đồng bên cánh đồng lúa xanh - Ảnh: Minh Đức
Tần ngần một lúc, chúng tôi cũng phải hạ sơn để thăm thú những nơi còn lại. Bên phía trái núi Múa có một hang núi thông hai đầu làm nơi cho du khách nghỉ ngơi. Có một lối đi nhỏ nằm ngay đầu cửa hang với cái tên suối Ngọc.
Thực chất đó là một dòng sông ngầm trong hang mà tôi chỉ dám mấp mé đứng bên bờ nước. Nhìn ánh sáng cuối hang, tôi đoán là nó sẽ thông ra chỗ nào đó nhưng vì không có đèn nên chúng tôi chỉ dừng giữa hang rồi quay lại.
Phía cửa bên kia của hang là cánh đồng lúa và một con đường đất nhỏ vòng theo chân núi với biển chỉ dẫn “lối đi ngắm Tam Cốc”. Những cơn mưa rào trước đó khiến con đường trở nên lầy lội. Cũng không ai đi vào đây vì con đường khuất tầm mắt với cỏ lau mọc cao quá đầu người. 
Càng vào sâu, đường càng ngập trong bùn. Cuối cùng, chúng tôi cũng chỉ có thể ngắm dòng sông từ xa, khuất sau một thửa ruộng. Chỉ độ hơn tháng nữa thôi, toàn bộ cánh đồng sẽ phủ một màu vàng ươm, du khách ngồi đò sẽ được thả hồn trong khung cảnh núi non trùng điệp, rợp vàng sắc lúa.
Thỉnh thoảng, vài người khách trên đò thấy chúng tôi và gọi với theo. Cảm giác đó như một thế giới khác lạ mà từ đây có thể bình thản ngắm khúc sông uốn quanh sắp thả dòng vào hang núi.
Chúng tôi dạo bước ra về trong ánh nắng chiều đang đổ bóng lên khoảng sân được ôm bởi núi Múa và hang động. Giữa sân là một hồ nước màu xanh rêu cổ kính với cây cầu bắc ngang dòng sông và những cây si cổ thụ phủ bóng xuống mặt hồ. 
Cảnh vật vẫn còn đẹp để quyến luyến du khách chẳng nỡ rời đi.
a. Hãy xác định thể loại và các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
b. Nhân vật ''tôi'' đã kể về hành trình khám phá núi Múa theo trình tự như thế nào?
c. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Một con đường uốn mình quanh ngọn núi dẫn lên đỉnh, trên cao tít là những ngọn tháp, đứng sừng sững như biểu tượng của cả ngọn núi.
d. Hãy chỉ ra cụm danh từ được sử dụng trong câu sau và xác định danh từ trung tâm của cụm từ đó: Những cánh đồng xanh lúa mới hiện ra trong nắng với những núi đá đủ kích cỡ đứng sừng sững.
e. Khi nhìn từ đỉnh núi Múa, khung cảnh phía dưới hiện lên như thế nào? Qua đó, em hãy nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về nét độc đáo của khung cảnh ấy khi được nhìn từ trên cao?

0
Những ngày nghỉ lễ, người người đổ về chiêm bái và du ngoạn Tràng An, Bái Đính hay Tam Cốc - Bích Động. Chốn non nước Ninh Bình chỉ hấp dẫn chúng tôi khi cảnh sắc thiên nhiên không bị vướng bận những dòng người ùn ùn kéo tới ồn ào và xô bồ.  Bồng bềnh con thuyền trôi trên Tam Cốc là một trải nghiệm tuyệt đẹp, nhưng ngắm nhìn từ trên cao để cảm nhận cả cái không gian đá núi trùng điệp và sự nhỏ bé...
Đọc tiếp

Những ngày nghỉ lễ, người người đổ về chiêm bái và du ngoạn Tràng An, Bái Đính hay Tam Cốc - Bích Động. Chốn non nước Ninh Bình chỉ hấp dẫn chúng tôi khi cảnh sắc thiên nhiên không bị vướng bận những dòng người ùn ùn kéo tới ồn ào và xô bồ. 

Bồng bềnh con thuyền trôi trên Tam Cốc là một trải nghiệm tuyệt đẹp, nhưng ngắm nhìn từ trên cao để cảm nhận cả cái không gian đá núi trùng điệp và sự nhỏ bé của con người như một chút mới lạ cho hành trình khám phá Ninh Bình.
Nghe lời bạn giới thiệu, tôi tìm đến hang Múa - một quần thể hang, núi đá vôi nằm trong khu Tam Cốc - Bích Động thuộc xã Ninh Xuân, Hoa Lư. 

Chẳng biết ai đã đặt tên cho hang Múa nhưng nghe nói đây là nơi vua Trần thường tới đây nghe các cung nữ ca múa và từ đó có tên như vậy.

Nắng chiều tháng 5 rót vàng xuống ngọn núi Múa. Từ chân núi nhìn lên, cảm tưởng như đang lạc vào thế giới tiên cảnh trong những bộ phim cổ trang. Một con đường uốn mình quanh ngọn núi dẫn lên đỉnh, trên cao tít là những ngọn tháp, đứng sừng sững như biểu tượng của cả ngọn núi.

Không có mấy du khách đến đây. Cả không gian yên tĩnh, thanh bình. Thỉnh thoảng có vài người tới rồi đi nhưng ai cũng lặng lẽ, như sợ chỉ một tiếng động nhỏ thôi cũng phá hỏng không gian đầy chất thi họa này.

Quả thật với người ít vận động, leo từ chân núi lên đỉnh với hơn 400 bậc đá là một thử thách thật sự. Càng lên cao, cả không gian rộng lớn bên dưới như thu vào tầm mắt. 
Những cánh đồng xanh lúa mới hiện ra trong nắng với những núi đá đủ kích cỡ đứng sừng sững. Xa xa hơn là làng mạc và thành phố đang phát triển dần. Các ngọn tháp dần thu vào tầm mắt, chỉ còn ngọn tháp trên đỉnh cao nhất vẫn đầy thử thách. 
Thôi thúc bởi khu cảnh bên kia núi hướng về Tam Cốc, chúng tôi có động lực để hoàn thành nốt những bậc thang cuối cùng.
Sau gần 30 phút, đỉnh núi đã hiện ra trước mắt. Khung cảnh nhìn từ đỉnh núi Múa đẹp một cách ngỡ ngàng. 
Trên đỉnh núi có một bức tượng Phật bà Quan Âm. Dưới chân núi là con sông Ngô Đồng uốn mình quanh những dãy núi đá vôi, ôm ấp những thửa ruộng xanh non. Những con đò khua mình trên dòng nước đưa du khách qua ba hang núi tự nhiên.
Từ trên cao, những con đò như những chấm nhỏ, điểm xuyết trên nền bức tranh dệt bằng đá núi, lúa xanh và dòng nước.
Ngoảnh mặt bốn phía là những khung cảnh khác nhau. Phía trước là khuôn viên núi Múa với hồ nước và cây cảnh; bên phải và đằng sau là dòng Ngô Đồng và những ngọn núi sừng sững, bên trái là cánh đồng lúa trải dài bất tận và làng mạc bình yên. 
Giữa dòng sông như cất lên tiếng hát của những người lái đò, hòa trong tiếng mái nước theo gió lên tận đỉnh núi.
Những cánh đồng lúa trải ngút ngàn - Ảnh: Minh Đức
Phía bên trái núi là những cánh đồng và làng mạc xã Ninh Xuân - Ảnh: Minh Đức
Tiếng mái chèo khua nước lướt đi trên sông - Ảnh: Minh Đức
Dòng Ngô Đồng bên cánh đồng lúa xanh - Ảnh: Minh Đức
Tần ngần một lúc, chúng tôi cũng phải hạ sơn để thăm thú những nơi còn lại. Bên phía trái núi Múa có một hang núi thông hai đầu làm nơi cho du khách nghỉ ngơi. Có một lối đi nhỏ nằm ngay đầu cửa hang với cái tên suối Ngọc.
Thực chất đó là một dòng sông ngầm trong hang mà tôi chỉ dám mấp mé đứng bên bờ nước. Nhìn ánh sáng cuối hang, tôi đoán là nó sẽ thông ra chỗ nào đó nhưng vì không có đèn nên chúng tôi chỉ dừng giữa hang rồi quay lại.
Phía cửa bên kia của hang là cánh đồng lúa và một con đường đất nhỏ vòng theo chân núi với biển chỉ dẫn “lối đi ngắm Tam Cốc”. Những cơn mưa rào trước đó khiến con đường trở nên lầy lội. Cũng không ai đi vào đây vì con đường khuất tầm mắt với cỏ lau mọc cao quá đầu người. 
Càng vào sâu, đường càng ngập trong bùn. Cuối cùng, chúng tôi cũng chỉ có thể ngắm dòng sông từ xa, khuất sau một thửa ruộng. Chỉ độ hơn tháng nữa thôi, toàn bộ cánh đồng sẽ phủ một màu vàng ươm, du khách ngồi đò sẽ được thả hồn trong khung cảnh núi non trùng điệp, rợp vàng sắc lúa.
Thỉnh thoảng, vài người khách trên đò thấy chúng tôi và gọi với theo. Cảm giác đó như một thế giới khác lạ mà từ đây có thể bình thản ngắm khúc sông uốn quanh sắp thả dòng vào hang núi.
Chúng tôi dạo bước ra về trong ánh nắng chiều đang đổ bóng lên khoảng sân được ôm bởi núi Múa và hang động. Giữa sân là một hồ nước màu xanh rêu cổ kính với cây cầu bắc ngang dòng sông và những cây si cổ thụ phủ bóng xuống mặt hồ. 
Cảnh vật vẫn còn đẹp để quyến luyến du khách chẳng nỡ rời đi.
a. Hãy xác định thể loại và các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
b. Nhân vật ''tôi'' đã kể về hành trình khám phá núi Múa theo trình tự như thế nào?
c. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Một con đường uốn mình quanh ngọn núi dẫn lên đỉnh, trên cao tít là những ngọn tháp, đứng sừng sững như biểu tượng của cả ngọn núi.
d. Hãy chỉ ra cụm danh từ được sử dụng trong câu sau và xác định danh từ trung tâm của cụm từ đó: Những cánh đồng xanh lúa mới hiện ra trong nắng với những núi đá đủ kích cỡ đứng sừng sững.
e. Khi nhìn từ đỉnh núi Múa, khung cảnh phía dưới hiện lên như thế nào? Qua đó, em hãy nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về nét độc đáo của khung cảnh ấy khi được nhìn từ trên cao?
giúp mình với!!!!

0
10 tháng 12 2023

Mẹ mang ra chợ bán 35 quả trứng gà và 100 quả trứng vịt. Buổi sáng mẹ bán được một số quả trứng gà và một số quả trứng vịt, còn lại 1/5 số trứng gà và 1/5 số trứng vịt. Hỏi buổi sáng mẹ đã bán bao nhiêu trứng gà, bao nhiêu trứng vịt.

Mở bài : Sẽ Béo

Thân Bài : Sẽ Gầy

Kết Bài : Trịnh Minh Gầy

10 tháng 12 2023

Tham khảo nha bạn

Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình.

Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẵn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cày cấy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu trở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương.

Quê tôi chẳng giàu có cũng chẳng nhộn nhịp tấp nập, quê tôi là một nơi bình dị, là vùng nông thôn suốt những năm tháng đều phải chịu nắng mưa dãi dầu, cuộc sống tuy khó khăn nhưng tất cả rất yên bình và nhẹ nhàng không có sự cãi vã hay tranh giành, đó là nơi tôi được sinh ra và lớn lên là nơi in đậm kí ức tuổi thơ của tôi, in đậm dấu ấn về ông bà, về những người thân yêu mà tôi luôn mong mỏi tìm về.

Cho like nhé mọi người

   
Tìm và xác định cấu tạo của 2 cụm danh từ, 2 cụm động từ trong đoạn trích sau: Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: - Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: - Ờ, nhớ về sớm nghe con! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối, tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua. Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng...
Đọc tiếp
Tìm và xác định cấu tạo của 2 cụm danh từ, 2 cụm động từ trong đoạn trích sau: Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: - Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: - Ờ, nhớ về sớm nghe con! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối, tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua. Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời nằn nỉ của bạn, tôi bỏ về. Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng: - Em đi tập văn nghệ. - Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Nó cười giả bộ ngây thơ: - Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà! Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo: - Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người. - Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại truyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ. (Chị em tôi - Theo Liên Hương)
0
31 tháng 12 2023

Chiều thứ sáu hàng tuần, lớp tôi sẽ có một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua trong tuần. Buổi sinh hoạt diễn ra vào tiết học cuối cùng, dưới sự giám sát của cô giáo chủ nhiệm.

Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tiến hành tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ. Bạn Hòa – lớp trưởng đã thay mặt cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô chủ nhiệm yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Sau câu hỏi của Hòa – cả lớp chìm vào yên lặng. Một vài phút sau một cánh tay giơ lên. Đó là Lan Anh – tổ trưởng của tổ ba. Lan Anh đã bày tỏ ý kiến của mình về bạn Tùng – một học sinh mới chuyển đến lớp. Bạn ấy cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, trong giờ học thường bị thầy cô nhắc nhở gây ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh cũng đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.

Ý kiến của Lan Anh khiến cả lớp xôn xao. Có bạn đồng tình, có bạn phản đối. Lớp trưởng đã đề nghị sẽ được giải quyết vấn đề này. Trong ấn tượng của tôi và Hòa, tuy Tùng là một cậu bạn khá nghịch ngợm nhưng lại rất tốt bụng. Bởi vậy, tôi tin rằng Hòa sẽ có quyết định đúng đắn:

– Thưa các bạn, trước hết tôi xin được tiếp nhận ý kiến của Lan Anh. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp mình không lâu. Tuy khá là nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích học tập rất giỏi. Có những câu trả lời khó của thầy cô, Tùng cũng là người đứng ra trả lời. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật…

Cả lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Bản thân Tùng đã tự đứng ra kiểm điểm, nhận lỗi và hứa sẽ sửa đổi. Cuối cùng, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả lớp biểu quyết. Các thành viên trong lớp đều đồng ý sẽ cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Bản thân Lan Anh cũng đã bị thuyết phục.

Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã nêu ra những mục tiêu của tuần mới. Buổi sinh hoạt đã kết thúc tốt đẹp.

8 tháng 12 2023

nhanh nha