K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2018

(Cây tràm – cây cho gỗ và bóng mát)

Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng, vài chiếc bông tràm lẻ bạn rơi lác đác trên mái tóc tơ như làm duyên cho tụi trẻ chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn, ôm lấy gốc xoay vòng tròn, trông có vẻ thích thú lắm. Cũng dưới bóng râm của gốc tràm này bao nhiêu những trò chơi trẻ nhỏ diễn ra. Chỗ thì bắn bi, đá cầu… của lũ con trai, chỗ thì nhảy dây banh đũa… của cánh con gái. Gốc tràm như nơi tụ hội của các trò chơi của lũ trẻ. Chúng em rất thích cây tràm này vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm cảnh quan xanh mát cho môi trường cung cấp một thứ gỗ quý để làm bàn ghế, bảng đen… phục vụ, chúng em học tập và sinh hoạt. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa tràm rơi thì thích thú biết bao nhiêu!.

8 tháng 2 2018

Hẳn mọi người dân Việt Nam đều biết đến ích lợi đa dụng của cây chuối. Không chỉ cho quả ăn thơm, ngon ngọt và giàu dinh dưỡng, cây chuối còn cho con người lá dung để gói bánh, gói xôi. Vào ngày Tết, bánh tét, bánh dày, bánh gai đều gói bằng lá chuối. Lá chuối tươi xanh mát một góc vườn còn làm thơm chõ xôi, làm tươi xanh dĩa bánh ít trong ngày giỗ kị. Lá chuối khô dùng gói bánh gai, bánh mật, giữ ẩm cho bánh đa, bánh tráng không bị vỡ giòn. Lá chuối trong kĩ thuật ẩm thực đã là nét đặc sắc, có vị ngon riêng của món ăn Việt. Màu xanh của lá chuối trên bàn ăn còn là niềm tự hào về một đất nước trong lành, mộc mạc hiếu khách và đậm nét trữ tình. Chặt buồng để ăn qua rồi, người nông dân còn dùng thân chuối để chăn nuôi gia súc. Tiến xa hơn nữa, ngành mĩ nghệ xuất khẩu đã bện dây chuối phơi từ bẹ chuối, sản xuất những mặt hàng đẹp và đắt giá không ngờ: ghế bành, sô-pha, giỏ xách… Trong tất cả bộ phận của cây chuối, không có một phần nào bị vứt bỏ. Chuối là loại cây dễ trồng và có giá trị cao, dễ sử dụng là thế.

LÀ BN BÈ,K CHO MK NHA

8 tháng 2 2018

Đây là cuộc thi tìm kiếm và trao tặng danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc cho thiếu nhi lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Từ Hà Nội, cuộc thi sẽ lan rộng ra nhiều tỉnh thành để tìm kiếm các đại sứ văn hóa đọc khắp các miền, góp phần xây dựng, giáo dục và nuôi dưỡng tình yêu sách cho các em thiếu nhi trong thời đại hội nhập phát triển.

Diễn ra từ 1/6 đến 15/9/2016, cuộc thi đã được hơn mười ngàn học sinh Hà Nội tham dự ở cấp trường và cấp phòng GD&ĐT. Một số Phòng GD&ĐT đã tích cực triển khai cuộc thi cấp cơ sở, nộp bài đúng hạn và có nhiều thí sinh được lựa chọn vào vòng chung kết như: PGD&ĐT Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Thanh Oai, Sơn Tây…Sự hưởng ứng tích cực này là minh chứng cho thấy sách và văn hóa đọc đã có sức ảnh hưởng to lớn đến độc giả nhỏ tuổi – thế hệ đang và sẽ làm nên tương lai của Việt Nam. Tại vòng thi Thành phố,  BTC đã nhận được 1219 bài dự thi với 858 bài tiếng Việt, 361 bài tiếng Anh. Trong đó, có 1019 bài hợp lệ và 200 bài không hợp lệ do gửi bài chậm hơn thời hạn. BTC đã chấm và chọn được 40 bài thi tiếng Việt và 9 bài tiếng Anh vào vòng chung khảo.  

Ảnh 1: Các đại sứ văn hóa đọc đầu tiên của Cuộc thi

Tại Vòng chung khảo, BTC đã chấm và lựa chọn được 20 Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô phần tiếng Việt, cùng 5 Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô phần tiếng Anh. Những bài thi được chọn vào vòng chung khảo đều thể hiện sự xuất sắc trong ý tưởng, cách chọn sách, nội dung, kỹ thuật viết và khả năng sáng tạo. Các em đã thể hiện niềm say mê thực thụ đối với sách, trải lòng mình trong từng trang viết và dành trọn tâm huyết của mình để thực hiện bài dự thi. Hai thí sinh có bài viết thể hiện xuất sắc nhất và thực hiện tốt nhất trong vòng phỏng vấn trực tiếp với ban giám khảo đã được lựa chọn là 2 Đại sứ Văn hóa đọc Tiêu biểu của Thủ đô.

Ảnh 2. Hai đại sứ Văn hóa đọc Tiêu biểu của Thủ đô

Ban giám khảo đã vô cùng bất ngờ trước sự chững chạc trong lối viết, sự sâu sắc trong suy nghĩ và sự hồn nhiên trong cảm nhận của các em.

Đó là em Lê Hà Thanh (sinh năm 2002, huyện Phú Xuyên). Em làm bài thi bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt về cuốn tiểu thuyết “Nanh trắng” của Jack London theo mô hình sách 3D thủ công đầy ấn tượng. Yêu thích đọc sách, ham học và khéo tay, em tự hào về gia đình yêu sách của mình và đã gửi niềm yêu thích ấy,  tâm huyết ấy vào bài dự thi của mình.

Nguyễn Vân Thùy Linh (sinh năm 2002, quận Hoàn Kiếm) lại thể hiện cảm nhận về cuốn sách có ý nghĩa nhất với mình bằng cách khác. Ngay trang đầu bài thi về cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hồ Quý Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, em đã vẽ bức tranh nhân vật Hồ Nguyên Trừng đứng tựa gốc cây nhìn xa xăm. Thùy Linh cảm nhận sâu sắc về tác phẩm này, cuốn sách đã nuôi dưỡng trong em niềm yêu thích đối với lịch sử Việt Nam, giúp em hiểu và yêu hơn mỗi góc phố, mỗi con đường của thủ đô Hà Nội và mong muốn lan tỏa tình yêu sách tới mọi người.

Một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất tham dự cuộc thi là em Nguyễn Cảnh Thắng (sinh năm 2007, Q. Bắc Từ Liêm) nhưng em đã sớm có suy nghĩ chững chạc hơn các bạn cùng lứa khi tâm đắc với cuốn sách “7 thói quen để trẻ trưởng thành” (tác giả Sean Covey) và ý tưởng thú vị: hợp tác với bác tổ trưởng tổ dân phố ở khu chung cư để góp phần xây dựng thói quen đọc sách cho từng hộ gia đình.

 Nguyễn Như Tiến Hưng (sinh năm 2002, Q.Hoàn Kiếm) đã khiến BTC ấn tượng vì hiểu biết và niềm đam mê khoa học. Trần Phương Thảo (sinh năm 2007, quận Bắc Từ Liêm), bày tỏ đã “xúc động mạnh mẽ” với tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài và vẽ nhiều bức tranh sinh động minh họa cho bài dự thi. Cô gái nhỏ Tạ Nữ Quỳnh Trang (sinh năm 2002, quận Hoàng Mai) đã viết bài dự thi dưới hình thức một bức thư gửi cho người bạn về cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” - “người bạn có ý nghĩa nhất” với Trang trong những năm tháng qua.

Trong phần dự thi tiếng Anh, em Cao Mỹ Duyên (học sinh lớp 5A1 Trường Tiểu Học Lý Thái Tổ, quận Cầu Giấy) đã mong muốn theo tấm gương của chú Nguyễn Quang Thạch lan toả tình yêu đọc sách tới những người khác. Em Trần Mai Phương (học sinh lớp 8A5 Trường THCS Lê Lợi, Quận Hà Đông) viết cuốn sách “Nobody’s Boy”  làm cho em thêm hiểu và yêu thương gia đình. Em Nguyễn Hoàng Nghĩa (học sinh lớp 9H Trường THCS Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) đã thể hiện tình yêu với cuốn sách “Cuộc sống không giới hạn” về chàng trai đặc biệt Nick Vujicic. Bài dự thi của các em trình bày sáng tạo, minh họa hấp dẫn với ngôn ngữ tiếng Anh lưu loát và sử dụng vốn từ vựng phong phú.

Các thí sinh khác có tên trong vòng chung khảo như Lê Ngọc Hân, Đỗ Thị Vui, Vũ Bích Hà, Nguyễn Quang Linh, Tăng Minh Khanh, Trương Thu Phương, Hoàng Phạm Hải Anh, Nguyễn Thị Ánh Dương, Nguyễn Trà My, Khúc Minh Hà, Nguyễn Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Đan Linh, Đỗ Hùng Nam, Võ Minh Hạnh, Điều Gia Linh.. có bài dự thi ấn tượng với những cuốn sách có ý nghĩa sâu sắc với các em, những giải pháp lan tỏa tình yêu sách và trình bày bài dự thi ấn tượng, công phu, sáng tạo.

   

Ảnh 3. Nhiều bài thi được trình bày rất ấn tượng, sáng tạo

Những chia sẻ đầy xúc động, chân thành trong các bài dự thi đã khiến BTC tin rằng đối với các độc giả nhỏ tuổi, sách là người bạn đồng hành vô cùng thân thiết cùng các em trong suốt cuộc đời. Thành công ngay trong năm đầu tiên tổ chức giúp BTC củng cố niềm tin về ý nghĩa và mục tiêu tốt đẹp của cuộc thi. Cuộc thi sẽ được tiếp tục tổ chức trong các năm tới và mở rộng ra nhiều tỉnh thành để nhân rộng các điểm sáng về văn hóa đọc tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, BTC cũng muốn chia sẻ về những cái “nhất” thú vị về cuộc thi.

Tác giả được thí sinh yêu thích nhất là một tên tuổi vô cùng quen thuộc: nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Có 87 bài thi về các tác phẩm của ông như “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Kính vạn hoa”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Ngồi khóc trên cây”, “Mắt biếc”...

Các tác phẩm được thí sinh yêu thích nhất cũng là những tác phẩm mà chúng tôi chắc chắn các bạn đã từng nghe tên: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Dế Mèn phiêu lưu ký”, “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, “Những tấm lòng cao cả”, “Hoàng tử bé”, “Không gia đình”, “Búp sen xanh”, “Những ngày thơ ấu”, “Hạt giống tâm hồn”... với hàng chục bài viết cho mỗi tác phẩm.

Một “cái nhất” thú vị khác là Những tác phẩm “chững chạc” nhất được thí sinh lựa chọn. Đó là những cuốn sách có chủ đề và vấn đề vượt xa lứa tuổi của các em nhưng các em đã tìm đọc và có cảm nhận rất sâu sắc. Chúng tôi có thể kể đến hồi ký “Khúc chiến ca của Mẹ Hổ” của tác giả Amy Chua qua bài dự thi của Bùi Kim Chi, quận Hoàn Kiếm; tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh qua bài dự thi của Nguyễn Vân Thùy Linh…

Ảnh 4. Các đại sứ tham gia phần giao lưu trong Lễ trao giải.

Mặc dù vậy, đây là năm đầu tiên cuộc thi được tổ chức nên không tránh khỏi những hạn chế. Bài thi gồm 2 câu nhưng nhiều bạn chưa biết cách phân bổ hợp lý. Có những bài thi đầu tư nội dung, hình ảnh rất tốt cho câu 1 nhưng câu 2 lại không tương xứng hoặc ngược lại. Bên cạnh đó có những bài thi chưa bám sát đúng yêu cầu của cuộc thi. Yêu cầu đặt ra của đề bài là các em cần nói được cuốn sách đó có ý nghĩa như thế nào và đã học hỏi được gì từ đó. Nhưng một số bài thi lạc đề, đi vào phân tích tác phẩm, hoặc sa vào mô tả, giới thiệu về cuốn sách. Đây là một điều thật sự đáng tiếc.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc sẽ được tiếp tục được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Cuộc thi sẽ phát triển trở thành một danh hiệu đáng tự hào của Hà Nội, nhằm mục đích cổ vũ những độc giả yêu thích sách và mong muốn lan tỏa tình yêu  sách. Bên cạnh đó, cuộc thi sẽ được mở rộng ra nhiều địa phương khác trong cả nước nhằm đưa danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc đến các vùng miền khác nhau với những hoạt động hữu ích, giúp chứng minh rằng: cùng niềm say mê đọc sách, mọi người sẽ xích lại gần nhau và cùng nhau tìm kiếm, chia sẻ tri thức, trưởng thành và thành công trong cuộc sống.

8 tháng 2 2018

len mang tra ban

8 tháng 2 2018

Trong một lần đi công tác ở Đà Lạt, bố đã mang về cho mẹ con em một món quà thật đặc biệt. Bố đã mua về một giống hoa lạ mà ở vùng nông thôn quê em rất hiếm. Cây đã có nụ và sắp nở thành hoa. Cây hoa được mẹ và em chăm chút hàng ngày và vẫn được gọi bằng cái tên trìu mến cây hồng nhung. Đó cũng chính là loài cây em yêu thích nhất.

Cây hồng nhung được trồng trong một cái chậu sứ. Từ trước tới giờ, em chưa từng thấy cây hồng nào lại có vẻ đẹp mê hồn như thế. Thoạt nhìn thân cây hồng nhung có vẻ như khắng khiu, mảnh khảnh nhưng thực ra thì nó rất cứng và khỏe mạnh. Toàn thân cây có rất nhiều gai nhọn đâm ra tua tủa.  Phía gốc cây màu xanh đậm nhưng càng lên đến ngọn, màu xanh của thân cây càng nhạt dần, đến phần ngọn thì chuyển sang màu nõn chuối và gai cũng mềm dần đi. Những cái gai ấy chính là vũ khí tự vệ củạ loài hoa hồng nhung với các loài sâu bọ. Một lần em bắt một con nhện đang giăng tơ buổi sáng và vô tình đụng phải một cái gai gần gốc cây, tay em đã bị chảy máu, em giận nó lắm. Nó giống như một tiểu thư đài các, dễ thương nhưng ưa nhõng nhẽo. Những chiếc lá hình bầu dục to bằng chiếc thìa ăn cơm được trang trí xung quanh một hàng răng cưa như những nét hoa văn bao xung quanh lá. Trông kiêu kỳ đáng yêu làm sao!. Đây đó thấp thoáng những nụ hoa to bằng đầu đũa, vươn mình lên cao như muốn phô bày vẻ kiêu sa, quyền quý của mình. Và kia, một đóa hồng nhung đang độ xuân thì còn ngậm một giọt sương long lanh trên cánh. Bông hoa hồng mới  phô ra được vài ba cánh. Mẹ bảo, hoa hồng được mệnh danh là “chúa của các loài hoa”. Em nghĩ mẹ nói đúng. Hương thơm của hoa là một món quà của tạo hóa đã ưu ái dành cho loài hoa này, vừa dìu dịu, thanh tao, không ngạt ngào mà chỉ thoang thoảng.

Cây hồng nhung này chính là loài cây em yêu thích. Ai đi qua đây cũng phải đều dừng lại vài phút để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiêu kì của hồng nhung. Em rất tự hào về chậu hoa hồng nhung của mình

8 tháng 2 2018

Vào giữa tuần trăng mỗi tháng, nhất là những ngày đẹp trời, nguyệt quế tưng bừng nở hoa. Nguyệt quế nở suốt đêm ngày, nhưng có điều rất đặc biệt: phô sắc ban ngày, dâng hương về đêm. Càng về khuya, hương hoa nguyệt quế càng nồng nàn, càng ngào ngạt. Chậu nguyệt quế đặt ở hiên nhà, khóm nguyệt quế trồng ở góc vườn, tưởng như được phủ tuyết lấp lánh, trong suốt. Nụ hoa to bằng hạt đỗ, hạt ngô nẩy từng chùm chúm chím màu xanh lơ, màu trắng nhạt, và lúc nở xòe màu trắng phau, mịn màng, với năm cánh hình hoa thị xếp đều quanh đài hoa, như một cái chuông nhỏ xíu, đựng đầy phấn hoa thơm lừng. Màu trắng của hoa nguyệt quế cũng trắng phau như hoa nhài, nhưng hoa nhài to hơn, nở xòe toát ra một màu thanh bạch, còn nguyệt quế thì trắng trong, dịu dàng.

Cách ướp trà của ông rất lạ. Nhài được ông hái vào, phủ chè móc câu lên; còn ướp hương nguyệt quế, ông lại có cách làm khác rất cầu kì. Ông trải đều trà lên một cái giần, ông treo lên khóm nguyệt quế nở hoa, rồi ông lấy ni lông trùm lấy cây nguyệt quế suốt đêm. Ông làm như thế ba đêm liền, rồi sấy khô bỏ vào lọ uống dần. Ông gọi đó là cách ướp trà hương "tam nguyệt dạ" mà các cụ ngày xưa truyền lại.

Cây nguyệt quế thuộc loại thân gỗ mềm như cây nhài, như cây chè mạn nhưng nó chỉ cao trên dưới một mét. Cành cây, nhánh cây khép tán, lá um tùm xòe ra. Mỗi cành nguyệt quế có nhiều nhánh, mỗi nhánh có nhiều tia, mỗi tia thường có bảy lá trổ về hai phía. Lá hình bầu dục, to bằng bề mặt đốt ngón tay trỏ trẻ em. Lá non xanh nhạt; lá bánh tẻ xanh biếc. Hoa mọc ở đầu tia lá. Khóm nguyệt quế thường có hàng trăm, hàng ngàn tia lá; cây có bao nhiêu tia lá là có bấy nhiêu chùm hoa, chùm nụ. Khi nở hoa, cây nguyệt quế như một mâm xôi nếp cái vồng lên thơm nức ngon lành.

Ông em thường lấy bùn ao, đất màu trên đồng đem về phơi khô giã tơi nhỏ trộn lẫn phân đạm để bón cho nguyệt quế. Ông còn dùng nước ốc ngâm để tưới vào đầu tháng và gọi đó là "thủy dưỡng sinh”. Tự tay ông pha chế, chăm bón cho cây.

Năm 1980, ông nội em về hưu với quân hàm Đại tá pháo binh. Người bạn của ông ở Xuân Đỉnh, Hà Nội đã tặng ông chậu nguyệt quế khi ông lên lão 70 tuổi. Vài chậu hoa, khóm hoa, với thú uống trà tàu là niềm vui của ông. Ông đã dành cho chậu nguyệt quế bao tình chăm chút, quý trọng. Giữa mùa trăng, khi hoa nguyệt quế bừng nở, ông vui hẳn lên. Hoa nguyệt quế là niềm vui tuổi già của ông. Ông quý chậu nguyệt quế như yêu thương đàn cháu vậy.

8 tháng 2 2018

Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa thu mới là mùa của hoa cúc.

Cúc không mọc riêng lẻ mà mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm rất tự nhiên. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày. Nhánh cây tỏa đều bốn phía, đan xen vào nhau, mềm mại nhưng chắc khỏe. Lá cúc cũng được phân phát đều khắp thân cây, mỗi chiếc lá như một bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm.

Cúc cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của mùa hè để đợi thu sang đâm bông vàng rực. Đầu tiên là một vài chiếc nụ xinh xinh hé nở, rồi sau đó chúng như gọi nhau, từng chùm nụ đồng loạt bung ra khoe sắc vàng tươi, kết thành một thảm hoa cúc vàng tuyệt đẹp. Mỗi bông cúc có nhiều tầng nhiều lớp cánh hoa, kết tròn lại xoay quanh nhụy. Bông nào bông nấy ngào ngạt đưa hương đến tận từng lớp học, vào tận từng bàn, từng bài học của chúng em.

Em yêu hoa cúc không chỉ vì nó đẹp mà hoa cúc còn gắn liền với mùa thu – Mùa tựu trường của chúng em.

8 tháng 2 2018

Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa thu mới là mùa của hoa cúc.

Cúc không mọc riêng lẻ mà mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm rất tự nhiên. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày. Nhánh cây tỏa đều bốn phía, đan xen vào nhau, mềm mại nhưng chắc khỏe. Lá cúc cũng được phân phát đều khắp thân cây, mỗi chiếc lá như một bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm.

Cúc cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của mùa hè để đợi thu sang đâm bông vàng rực. Đầu tiên là một vài chiếc nụ xinh xinh hé nở, rồi sau đó chúng như gọi nhau, từng chùm nụ đồng loạt bung ra khoe sắc vàng tươi, kết thành một thảm hoa cúc vàng tuyệt đẹp. Mỗi bông cúc có nhiều tầng nhiều lớp cánh hoa, kết tròn lại xoay quanh nhụy. Bông nào bông nấy ngào ngạt đưa hương đến tận từng lớp học, vào tận từng bàn, từng bài học của chúng em.

Em yêu hoa cúc không chỉ vì nó đẹp mà hoa cúc còn gắn liền với mùa thu – Mùa tựu trường của chúng em.

Giỏ phong lan trắng của ba

Ba em là một người say mê cây cảnh. Trước sân nhà, ba dành hẳn một góc sân để bày biện chậu cảnh, có chậu lá có sắc đỏ, có chậu xanh mướt, lá xếp từng tầng xòe như cánh sao biển. Phía trên cao, áp sát tường là mấy giỏ phong lan. Trong số đó, em thích nhất là giò phong lan màu trắng.

Cây hoa được trồng trong chậu đất có những lỗ tròn và treo lên giàn nhờ quai thao làm bằng dây thép. Thân cây to bằng hai ngón tay em, cao độ hơn một gang tay, màu xanh thẫm. Lá hoa phong lan thuôn dài, mọc đối xứng nhau trên thân cây. Chậu phong lan có ba thân cây như thế nhưng chỉ có hai nhánh ra hoa. Từ chính giữa thân, một nhánh hoa to bằng đầu đũa, đâm thẳng lên cao.

Mỗi nhánh này có năm sáu cái hoa lớn bé đang xòe cánh trắng muốt, phô nhụy hoa màu xanh cốm. Cánh hoa phong lan tròn, thon ở phần đài hoa, các cánh hoa chụm lại, ôm lấy phần nhụy hoa vươn thẳng ra ngoài. Nhụy hoa phong lan khá đặc biệt, nhụy có hình dạng hơi giống mầm giá đỗ, được đỡ bởi một cánh hoa bé xíu, tròn bằng móng tay màu tím than, nằm bên trong cánh hoa trắng. Nụ hoa trông thật kiều diễm, nổi bật giữa khu vườn.

Hoa phong lan lâu tàn, hoa nở đã hai tuần mà còn tươi hơn hớn. Đó là nhờ ba em chăm tưới nước, bón phân cho hoa. Hoa phong lan có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng hương mật ong và hương quả dứa. Hương hoa quyến rũ lũ ong bướm đến. Cánh bướm dập dềnh bên cánh hoa đẹp như tranh vẽ. Phong lan trồng trong chậu lót dưới một lớp xơ dừa và than củi, chỉ một ít xơ dừa và vụn than củi là đủ cho cây tươi tốt.

Ngoài giờ đi làm, ba em lúi húi chăm sóc mấy cây hoa. Em cũng lăng xăng giúp ba tưới nước hoặc lấy dụng cụ cho ba. Có mấy giỏ phong lan, góc cây cảnh của ba tươi hẳn lên. Ngắm hoa em thấy sảng khoái và thư thái vô cùng. Giỏ phong lan làm tươi thêm cảnh sắc sân nhà. Không gian thoang thoảng hương thơm của hoa làm dịu bớt không khí bụi bặm, tù túng của phố thị. Hoa phong lan tươi rất lâu, em rất thích hoa phong lan là vậy.

8 tháng 2 2018

Hoa hồng là một loại hoa không còn xa lạ gì với mỗi người, nó là chúa tể của những loài hoa. Một trong những điều khiến hoa hồng trở nên được yêu thích có lẽ là ở sự kiêu sa, màu sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt của nó. Hoa hồng cũng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống nhờ ý nghĩa sâu sắc của nó, như để trang trí, tặng, hay sản xuất các hàng tiêu dùng như nước hoa, sữa tắm,..Khi miêu tả hoa hồng, các em cần tập trung miêu tả các đặc điểm của hoa như màu sắc, cánh hoa, nhụy hoa, hương thơm,...và đồng thời bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình với loài hoa ấy. Bài văn tham kháo cho đề bài Tả hoa hồng lớp 5 dưới đây sẽ giúp các em hình dung được phần nào cách làm bài và giúp bài viết của mình được sinh động hơn.


Nhắc đến chúa tể của những loài hoa, không ai không nhớ đến hoa hồng, một loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm ngào ngạt của nó. Nhà tôi có trồng một khóm hoa hồng nhung, ngày ngày tỏa sắc rực rỡ.

Hoa hồng có nhiều loại, nhiều màu sắc như vàng, trắng, cam nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa hồng nhung đỏ. Thân cây khẳng khiu màu xanh thẫm nhưng có nhiều gai, những chiếc gai nhọn nhô lên như để bảo vệ cho bông hoa của mình. Lá cây hoa nhỏ, có đường viền hình răng cưa, trên mặt lá là những đường gân hình xương cá, phía dưới là lớp phấn mỏng trắng muốt. Đặc biệt nhất vẫn là bông hoa. Hoa hồng nhung có rất nhiều cánh, khi hoa chưa nở, những cánh hoa nhỏ úp vào nhau, tạo thành những nụ hoa chúm chím như đôi môi đỏ hồng của người thiếu nữ. Khi hoa đã nở rộ, những cánh hoa to dần và dần dần tách rời, xếp chồng vào nhau thành các lớp. Cánh hoa mỏng manh, mềm mại như làn da em bé.

Mỗi buổi sáng sớm, những giọt sương mai trong suốt như hạt ngọc đọng lại trên cánh hoa khiến cho bông hoa như mang một vẻ đẹp vừa mong manh, vừa quyến rũ. Màu đỏ của hoa hồng nhung rực rỡ mà đầy quý phái, gợi một cảm giác sang trọng, thanh lịch của người phụ nữ trưởng thành. Ở giữa là nhụy hoa nhỏ, ẩn hiện sau lớp áo đỏ như e ấp, giấu mình. Nâng đỡ cho cả bông hoa là những đài hoa bao quanh bên ngoài. Hoa hồng mang một hương thơm không quá nồng nàn như hoa ly, cũng không thoang thoảng như hoa cúc mà nó dịu dàng, man mác, mang đến cảm giác dễ chịu, lan tỏa trong không gian.

Tuy đẹp là vậy nhưng hoa hồng cũng dễ tàn và nhanh úa, nó không phải là một loài hoa dễ trồng và dễ nở, tuy vậy khi mỗi bông hoa được kết thành là khi nó đem hết nhựa sống của mình để tỏa sáng một vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ nhất. Mỗi khi rảnh, tôi thường ra tưới nước cho những bông hồng nhà tôi, ngắm nhìn những bông hoa đỏ rực khoe sắc trong gió, lòng tôi lại thấy vui lạ thường. Bố tôi nói rằng hoa hồng mang rất nhiều ý nghĩa hay, mỗi loại hồng lại có một ý nghĩa riêng, còn hoa hồng nhung nhà mình mang ý nghĩa của tình yêu say đắm và nồng nhiệt. Phải chăng vì thế mà dù chống chọi với bao nắng , mưa, hoa hồng ấy vẫn luôn giữ được vẻ đẹp rực rỡ của mình, tỏa sắc giữa cuộc đời.

Tôi rất yêu thích hoa hồng. Còn gì tuyệt vời hơn được ngăm nhìn những bông hồng nhung đỏ, hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sớm mai. Tôi hy vọng khóm hồng nhung nhà tôi sẽ luôn phát triển tươi tốt và khỏe mạnh.

8 tháng 2 2018

Khu phố tôi từ lâu đã có một hàng cây phượng vĩ. Cứ mỗi mùa hè đến, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, ngóng chờ hoa phượng nở ở hàng cây nơi góc phố.

Hàng phượng vĩ ở khu phố nhà tôi được trồng từ rất lâu rồi, từ khi tôi sinh ra đã có hàng phượng ấy. Đến bây giờ, cây nào cây nấy đều to, cao như những người vệ sĩ ngày đêm canh gác cho khu phố. Gốc cây sần sùi, những chiếc rễ dày sát đất nổi hẳn lên như những con rắn khổng lồ. Đây cũng chính là những chiếc ghế ngồi lí tưởng của những người khách bộ hành, mỏi chân dừng lại bên gốc cây ngồi hóng mát. Thân cây to, một vòng tay tôi ôm không xuể. Lớp vỏ cây xù xì, có những vết nấm mốc do tác động của thời gian. Những cành cây xòe rộng, tỏa ra tứ phía, nâng đỡ lấy tán cây rộng như chiếc ô khổng lồ.

Lá phượng nhỏ li ti, màu xanh nhạt, mọc chi chít thành những phiến lá trên những cành cây nhỏ. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, từng đợt lá rụng lìa cành, vậy nên dưới gốc cây phượng, gốc nào gốc nấy đều được bao phủ bởi những tấm thảm lá nhỏ. Cứ mỗi dịp hè về, hoa phượng lại nở đỏ rực. Từng bông hoa năm cánh ôm lấy nhụy hoa nhỏ, mọc thành những chùm hoa tỏa rộng ra giống như những mâm xôi gấc ngày Tết. Ngày bé, mẹ thường hái cho tôi những chùm phượng đỏ để cài tóc, trang trí phòng. Màu hoa phượng từ bao giờ đã hằn sâu trong tâm trí tôi, khiến tôi mỗi khi nhớ về lại thấy bồi hồi Cả hàng cây phượng nở hoa rực rỡ, khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời vàng tươi trông như một hàng đuốc khổng lồ, nhuộm đỏ cả khu phố. Tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như tấu nên một bản nhạc hòa ca, ca ngợi mùa hè tươi đẹp.

Cây phượng vĩ đã trải qua tuổi thơ cùng tôi ngày ngày ngồi dưới gốc cây hóng mát, chơi trò chơi. Những chùm phượng vĩ đỏ rực là kí ức về những buổi tựu trường đầy cảm xúc. Cả khu phố tôi ai cũng yêu thích hàng phượng vĩ ấy, chúng như những người bạn của phố tôi vậy. Tôi nhớ bác Hoàng, hàng xóm của tôi từng bảo rằng mùa hè mà không có hoa phượng thì còn gì là thú vị nữa. Nó là bản sắc riêng của khu phố ta mà không khu phố nào có được.

Bao nhiêu năm trôi qua, hàng phượng vĩ vẫn đứng đó, như những người bạn của cả khu phố tôi. Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được hàng phượng vĩ nở hoa đỏ rực mỗi mùa hè về, gắn liền với tuổi thơ, tuổi học trò của tôi.

26 tháng 10 2020

Hằng năm, đến độ cuối xuân, học sinh chúng em lại được làm bạn với hoa phượng. Cây phượng ở góc sân trường em đã làm vui cho cảnh vật ngày hè. Và có lẽ, đây là loài cây em yêu nhất.

Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm.

Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non.

Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay.

Có lúc em thầm hỏi: “Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế”. Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.

Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sáu trong em. Rồi đây, chúng em sẽ xa ngôi trường thân yêu này, xa cây phượng vĩ ở góc sân trường đã chứa chan biết bao nhiêu kỉ niệm. Dù có đi đâu, về đâu chúng em vẫn nhớ mãi ngôi trường thuở ấu thơ, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc và có cây phượng trầm ngâm đang đứng đợi mỗi ngày.

8 tháng 2 2018

(Cây tràm – cây cho gỗ và bóng mát)

Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng, vài chiếc bông tràm lẻ bạn rơi lác đác trên mái tóc tơ như làm duyên cho tụi trẻ chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn, ôm lấy gốc xoay vòng tròn, trông có vẻ thích thú lắm. Cũng dưới bóng râm của gốc tràm này bao nhiêu những trò chơi trẻ nhỏ diễn ra. Chỗ thì bắn bi, đá cầu… của lũ con trai, chỗ thì nhảy dây banh đũa… của cánh con gái. Gốc tràm như nơi tụ hội của các trò chơi của lũ trẻ. Chúng em rất thích cây tràm này vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm cảnh quan xanh mát cho môi trường cung cấp một thứ gỗ quý để làm bàn ghế, bảng đen… phục vụ, chúng em học tập và sinh hoạt. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa tràm rơi thì thích thú biết bao nhiêu!.

8 tháng 2 2018

(Cây đa – cây cho ta bóng mát)
Dưới gốc đa này, người làng em đưa tiễn nhau đi xa, bịn rịn lưu luyến. Và cũng dưới gốc da này, người làng em thường dừng chân nghỉ lại sau buổi làm đồng. Những con trâu nằm hóng mát lim dim mắt, chậm rãi nhai làm phì ra hai bên mép những bọt bông trắng xốp. Ôi ! Cây đa đầu làng, một hình ảnh gợi nhớ về quê hương, về cội nguồn trong tâm thức của những người con xa quê.
Bài làm 2
(Cây tràm – cây cho gỗ và bóng mát)
Giờ ra chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng, vài chiếc bông tràm lẻ bạn rơi lác đác trên mái tóc tơ như làm duyên cho tụi trẻ chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn, ôm lấy gốc xoay vòng tròn, trông có vẻ thích thú lắm. Cũng dưới bóng râm của gốc tràm này bao nhiêu những trò chơi trẻ nhỏ diễn ra. Chỗ thì bắn bi, đá cầu… của lũ con trai, chỗ thì nhảy dây banh đũa… của cánh con gái. Gốc tràm như nơi tụ hội của các trò chơi của lũ trẻ. Chúng em rất thích cây tràm này vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm cảnh quan xanh mát cho môi trường cung cấp một thứ gỗ quý để làm bàn ghế, bảng đen… phục vụ, chúng em học tập và sinh hoạt. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa tràm rơi thì thích thú biết bao nhiêu!.
Bài làm 3
(Cây hoa hồng – cây làm đẹp cho đời)
Nhìn những chiếc lá hình bầu dục to bằng chiếc muỗng ăn cơm và hàng răng cưa như những nét hoa văn bao bọc lấy bên ngoài của từng chiếc lá, đã thấy một sự kiêu kỳ đáng yêu của loài hoa. Ở gần gốc, màu lá xanh đậm, lên đến ngọn thì màu lá chuyển dần sang sắc tím của trời chiều. Đây đó những nụ hoa to bằng đầu đũa vươn mình lên cao như muốn phô bày dáng vẻ kiêu sa, quyền quý của mình. Và kia, một đoá hồng, đang độ hàm tiếu còn ngậm một giọt sương long lanh. Sắc hồng đang mới được phô vài ba cánh, tuy chưa nhiều nhưng cùng đủ cho nhiều loài hoa ghen tị. Mẹ bảo: “ Hoa hồng là chúa của các loài hoa.” Em nghĩ mẹ nói đúng. Hương thơm của hoa cùng là một quà tặng của tạo hóa dành cho loài hoa này. Vừa dìu dịu, thanh tao, không ngạt ngào mà chỉ thoang thoảng. Em rất yêu bông hồng. Cứ mỗi lúc học bài mệt mỏi là em lại ra ngắm hoa. Em cứ ước làm sao mỗi buổi sáng, cây cho em một bông hồng tươi nở.
Bài làm 4
(Cây vú sữa) 
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa em cảm thấy như cây thấp xuống, xoè rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái mà có đến gần chục trái chín mọng đeo lõng thõng từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió mạnh thổi tới tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cả xuống. Nhưng cây vú sữa vốn dẻo dai, bền vững như tình người mẹ trong truyện cổ tích. Đúng là một giống cây ăn trái quý kiếm, một giống cây mang một biểu tượng đẹp về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào chảy ra từ những bầu sữa kỳ diệu ấy của người mẹ. Ôi ! Tình yêu của người mẹ thật như “Suối trong nguồn” mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được. 


Read more: http://taplamvan.edu.vn/viet-ve-loi-ich-cua-mot-loai-cay-ma-em-biet/#ixzz56WIuuitF

8 tháng 2 2018

Vào chủ nhật vừa rồi đúng bẩy giờ bác đồng hồ đánh thức em dậy bằng một hồi chuông ngân lảnh lót . Không như những ngày nnghỉ lần trước, em phải dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ để đón chào tết năm mới .

Sau một giấc ngủ thần tiên , em tỉnh dậy và bước ra ngoài sân hít thở không khí trong lành ngoài trời , những tia nắng ban mai rọi xuống , rắc phấn vàng lên mặt đất , như muốn đánh thức các bông hoa dậy . Những giọt xương sớm vẫn còn đọng trên lá . Trước hết , em tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc . Những động tác mềm dẻo , bổ ích này khiến cho em thoải mái , thêm yêu  cảnh yên tĩnh lúc bấy giờ . Sau đó , em xuống phòng làm vệ xinh cá nhân rồi mới ăn sáng . Dòng nước ấm áp chảy thấm trên chiếc khăn mặt khi rửa mặt , em cảm thấy thật êm dịu . Xuống phòng ăn , nhìn bát phở nóng hổi mẹ làm , em chỉ muốn ăn thêm mấy bát . Ăn xong em mang bát đĩa ra chậu rửa . mỡ rồi dầu ăn bám đầy trên soong , chảo . Phiên này , phải nhờ đến chị “ Dáp “ ra tay mới được . Chà , chỉ vài phút sau bát đũa đã trắng phau như đàn cò , nằm úp lưng phơi mình trên  bàn . Chợt , mẹ gọi em

Thu ơi ! Bố mẹ có việc bận , chiều tối mới về , con ở nhà ngoan nhé !

Ôi ! Thế là bố mẹ đi cả rồi. Thôi !

đành làm việt một mình vậy .

Đầu tiên em làm bài tập toán cô giao về nhà và chuẩn bị  bài tập cho ngày mai . Thường ngày ,em làm bài tập chỉ trong ba mươi phút . Chà , bây giờ là đến các bài toán giao hóc búa . Chỉ có hai bài toán sao em phải suy nghĩ để tìm ra phương pháp giải . Sau một tiếng đồng hồ suy nghĩ , em giải quyết xong  .Bộ ấm chén chiếc áo đã bị bẩn rồi , hơn nữa bã nước chè vẫn còn đọng lại một ít , phải tẩy sạch đi thôi .Lấy nước vào chậu , pha thêm nước rửa , em cầm từng chiếc cốc mà kỳ cọ cẩn thận. Chỉ vài phút sau, bộ ấm chén đã  trắng sạch như vừa mới mua về. Nhìn nước trong chậu chưa bẩn lắm, em liền bê ra ngoài sân đổ nước để đất được tươi mát. Sau đó, em tu sửa vườn hoa cho đẹp. Đầu tiên, em xới đất cho tơi xốp. Mũi dao xỉa sâu xuống đất, làm cho nhưngx cây cỏ dại hết đường mà chạy trốn, sinh sôi nảy  nở. Những bông hoa hồng được vun thêm đất như tươi hơn. Xới xong, em không quên tặng cho mỗi bông hoa một ca nước mát. Vườn hoa của em càng ngày càng rực rỡ. Khi đồng hồ điểm đúng mười hai giờ trưa, em nghỉ tay ăn cơm rồi chiều mới làm tiếp. Buổi chiều, công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi tầng một, tầng hai. Thoáng qua, căn nhà đã được mẹ em quét dọn từ hôm kia, vậy mà hôm nay đã như thế. Các tên bụi bám đầy trên ô cửa sổ và cả những đồ dùng khác trong gia đình. Sau khi em lau hết một lượt các đồ dùng ở tầng một, hai, xô nước đã trở nên đục ngầu khác hẳn với nước lúc đầu, khi còn trong vắt. Tiếp theo, em phải nhờ đến “tay nghề” của chị chổi đốt để quét nhà. Từng nhát chổi theo nhịp tay em đều đặn. Lúc chị chổi đốt quét xuống hết lầu một thì căn nhà trông có phần tươm tất, sạch sẽ và gọn gàng hơn. Sau đó, em hất rác vào thùng rác ở đầu nhà. Hết công việc này đến công việc khác, nó cứ đến như một phép màu kỳ diệu khiến cho em không thể nào từ chối. Chà! Thoắt cái cũng đã bốn rưỡi rồi, phải đi nấu cơm thôi. Em liền chạy vào trong bếp, đong gạo nấu cơm.

- A! Hôm nay có rau. Vậy mình làm món rau xào và trứng tráng. Bố mẹ sẽ rất thích đây mà. Khi cơm canh chín thì bố  mẹ cũng vừa về. Tranh thủ lúc mọi người tắm rửa, em lên rút quần áo rồi xếp, gấp vào tủ. Trong bữa cơm tối, em kể lại công việc em làm trong ngày hôm đó. Ai ai cũng khen em ngoan và giỏi. Còn khi uống nước, vào trong phòng khách, bố khen em rằng:

- Đúng là có bàn tay của con gái “cưng” của bố! Con giỏi lắm.

Thế là một ngày nghỉ kết thúc. Và trong em vẫn còn một niềm vui lớn, đó là: “đã giúp đỡ được bố mẹ một số công việc, tuy không lớn”.

( các bạn có thể rút gọn lại nha )

8 tháng 2 2018

Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ một mình phải gánh chịu.

Khi trời vừa ló dạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh mặt mũi, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.

Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn, chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành như ganh tỵ với lũ gà. Tôi bảo:

- Đợi tí thì cũng tới phiên chú mà!Cho gà ăn xong thì tôi lấy tấm cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà nằm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Cho gia súc ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và lên ruộng với bố tôi từ lâu. Tôi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy. Dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành nó mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc thét lên than đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự nó ăn. Thấy vậy, tôi nói:

- Để chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!

Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm, ăn xong nó đòi tôi kể chuyện, tôi bảo:

- Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.

Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuốg với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:

- Mẹ, ăn cơm!

Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn. Rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nói hỏi:

- Ở nhà ai tắm cho con vậy?

Nó ngọng ngịu trả lời:

- Ị... ai...

Mẹ dắt nó vào nhà, tôi hỏi:

- Bố đâu rồi mẹ?

Mẹ bảo:

- Bố đang đi đằng sau ấy!

Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe rồi ăn cơm.

- Ớ ...ị...ai...ể... uyện ay ó ẹ.

- Cái Hà ngọng nghịu trong bữa cơm như vậy.

Mẹ nói:

- Hôm nay con nấu cơm ngon quá!Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.

Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa

8 tháng 2 2018

Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế không? Vườn nhà tôi có loài cúc trắng đấy. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi, mà nở cả quanh năm suốt tháng. Cúc trắng vườn tôi cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông, rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ. Cũng giống như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của hoa cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm màu trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cánh hoa nhỏ li ti, hương thơm thì thoang thoảng dịu dàng thế mà tôi thích nó hơn cúc vàng đấy. Cúc mọc thành từng khóm, chen chúc nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thành từng chùm xòe ra như những bàn tay nhỏ xíu. Hình lá nhỏ như lá tần ô, mềm mại mọc so le nhưng rất dày. Lá cúc xanh quanh năm một màu xanh dìu dịu. Bông cúc thì nở theo từng tháng. Mỗi đợt dễ đến gần nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau lại bắt đầu thấy lứa khác điểm nụ. Quanh năm dường như lúc nào cùng thấy có bông cúc đơm ở đầu cành. 

 

8 tháng 2 2018

1 loại quả: Trái Bàng...

                                                                                           Bài làm...

TRÁI BÀNG

... Bàng, ngon nhất là bàng quế, hột đỏ như son, thơm có khi còn hơn cả đào; đào để gần mình mới thấy thơm chớ vớ được một trái bàng quế thì, nói thực, để cách xa mình cả một sải tay, đã ngửi thấy mùi thơm phưng phức.

Nếu không kiếm được bàng quế, cố mày mò, thám thính vớ được trái bàng đực ăn cũng mê li hết sức; bàng cái nhiều hơn và mọc từng chùm, chớ bàng đực thì có cái phong thái đặc biệt "anh hùng độc lập" đứng một mình một chỗ, không thèm kéo bè kéo đảng với ai. Bàng đực có trái to bằng nắm tay đứa trẻ.

Những người không sành thường nghĩ bàng ăn chát. Thực ra, vớ được một quả bàng đực, nhất là bàng quế, cắn một cái ngập rãng, nhai thủng thỉnh còn ngọt hơn cả cam hay táo. Nếu ăn hết một trái mà anh thấy còn thèm thì lấy hòn đá đập cái hột ra, anh sẽ có một cái nhân bùi như trám và có nhiều, đem đồ xôi trước cúng cụ, sau ăn thì tuyệt.

Có người bảo cây đa cây đề là cây tiêu biểu của nước ta. Riêng tôi thấy cây bàng là thứ cây đặc biệt nhất: cành lá đã sum sê, đứng xa trông về lại đẹp; mặt khác, cả cái cây từ lá cho đến rễ, từ búp cho đến cành đều dùng được việc, không có một cái gì bỏ phí.

8 tháng 2 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

II. Cách nhận biết câu trả lời đúng

Trên diễn đàn có thể có rất nhiều bạn tham gia giải toán. Vậy câu trả lời nào là đúng và tin cậy được? Các bạn có thể nhận biết các câu trả lời đúng thông qua 6 cách sau đây:

1. Lời giải rõ ràng, hợp lý (vì nghĩ ra lời giải có thể khó nhưng rất dễ để nhận biết một lời giải có là hợp lý hay không. Chúng ta sẽ học được nhiều bài học từ các lời giải hay và hợp lý, kể cả các lời giải đó không đúng.)

2. Lời giải từ các giáo viên của Online Math có thể tin cậy được (chú ý: dấu hiệu để nhận biết Giáo viên của Online Math là các thành viên có gắn chứ "Quản lý" ở ngay sau tên thành viên.)

3. Lời giải có số bạn chọn "Đúng" càng nhiều thì càng tin cậy.

4. Người trả lời có điểm hỏi đáp càng cao thì độ tin cậy của lời giải sẽ càng cao.

5. Các bài có dòng chữ "Câu trả lời này đã được Online Math chọn" là các lời giải tin cậy được (vì đã được duyệt bởi các giáo viên của Online Math.)

6. Các lời giải do chính người đặt câu hỏi chọn cũng là các câu trả lời có thể tin cậy được.

8 tháng 2 2018

Đáp án : nước