K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CM
8 tháng 12 2022

Em tham khảo bài tơ sau nhé!

Ta thoát khỏi cuộc đời nô lệ

Vươn lên cuộc sống ấm êm

Ta thoát những đêm đen tăm tối

Để giờ đây bồi đắp tương lai

Nhờ có Đảng, nhờ có Cách mạng

Việt Nam ta ngày càng đẹp tươi

 

7 tháng 12 2022

 Câu ca dao :

 "   Công cha như núi ngất trời

   Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

   Núi cao biển rộng mênh mông

  Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi "

    Được nói về công lao của cha mẹ.Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha  được so sánh với núi Thái Sơn,nhưng trong câu ca dao trên  công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, làm sao để kể hết tấm lòng của mẹ dành cho con mình. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao “Công cha như núi ngất trời.Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông” Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ.“Núi cao biển rộng mênh mông.Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!  Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

7 tháng 12 2022

nói về kĩ năng tư bảo vê bản thân ngắn gọn cô đọng, hàm xúc và mang tính tuyên truyền 

helpp

 

7 tháng 12 2022

-Biện pháp tu từ so sánh: "mẹ" với" đêm sáng trăng soi"

-Tác dụng:

   +) Nhấn mạnh hình ảnh người mẹ đẹp huyền ảo mộng mơ như bầu trời đêm trăng sáng đầy sao

   +) Giúp cho đoạn thơ trở nên linh động, hay hơn và liền mạch liên kết với cả đoạn(bài) thơ hơn

   +) Giúp cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ đưa ta vào những giấc mơ bằng những câu hát ru nhẹ nhàng đằm thắm mà đong đầy tình yêu thương, bằng những câu chuyện cổ tích đầy ý nghĩa và bài học, bằng những làn gió hiu hiu thổi qua đôi bàn tay của mẹ

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
7 tháng 12 2022

Chiều tà nặng gánh hàng rong

Tháng năm lưng mẹ đã còng vì con

Vết chân chai sạn đã mòn

Mẹ còn tất tả héo hon tháng ngày.

Em tham khảo nhé!

7 tháng 12 2022

Em yêu Đà Nẵng quê em

Cuối tuần ra phố mà xem cầu Rồng

Sông Hàn bát ngát mênh mông

Chân trời bát ngát Biển Đông dạt dào

Đà Nẵng thành phố mưa rào

Bao nhiêu trang sử tự hào quê em

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
7 tháng 12 2022

Chiều tà nặng gánh hàng rong

Tháng năm lưng mẹ đã còng vì con

Vết chân chai sạn đã mòn

Mẹ còn tất tả héo hon tháng ngày.

Em tham khảo nhé!

7 tháng 12 2022

            Đông đi rồi xuân lại về

     Muôn loài hoa nở mang sắc màu xuân

            Xuân về rạng rỡ biết bao

     Nhà nhà đều đến chúc phúc cho nhau.

 

18 tháng 12 2022

Cha mẹ là những người đã sinh thành ra ta, đã dạy dỗ, nuôi nấng ta nên người. Có một bài ca dao rất hay về cha mẹ:

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."

Biện pháp so sánh công cha "như núi ngất trời", nghĩa mẹ như "nước ở ngoài biển Đông", cho thấy công lao cha mẹ lớn từng nào! Từ "ngất trời" trong câu 1 cho thấy công cha rất lớn, cao như núi Thái Sơn và bát ngát như Thái Bình Dương. Biển Đông rất rộng lớn, việc so sánh nghĩa mẹ với nước ngoài biển Đông càng nhân lên công lao vốn đã như núi như bể của mẹ. Mẹ đã chịu bao đau đớn, đã hồi hộp mong mỏi chúng ta chín tháng mười ngày, đã cần cù, chịu thương chịu khó nuôi dạy chúng ta nên người. 

=> Công lao cha mẹ như trời như bể. Họ là những đấng sinh thành, là những người đã vất vả làm lụng, chịu thương chịu khó để nuôi chúng ta ăn học.

"Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."

Vì cha mẹ đã vất vả vì chúng ta quá nhiều, họ ngày càng già đi và chúng ta cũng ngày càng lớn lên. Trên đời không có gì sánh nổi với tình cha mẹ cả, họ là những người luôn yêu thương, chở che cho chúng ta trong bất kì hoàn cảnh nào. "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi": câu thơ muốn nhắc nhở những người con nên hiếu thảo với cha mẹ, chăm sóc, đối đãi với cha mẹ tử tế khi họ về già. Đừng bao giờ quên công ơn cha mẹ.

Đọc bài thơ trên,chúng ta càng thêm trân trọng công sức mà cha mẹ bỏ ra để nuôi chúng ta, những của cải mà cha mẹ làm ra, đồng thời cũng thêm yêu quý cha mẹ, càng ý thức về việc phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Bài thơ trên cho thấy tác giả dân gian rất yêu cha mẹ và là một người con rất hiếu thảo.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
7 tháng 12 2022

Em tham khảo dàn ý sau:

1. Mở đoạn: Giới thiệu về bài ca dao, khái quát tình cảm cảm xúc của em khi đọc bài ca dao.
b. Thân đoạn
- Giải thích ngắn gọn bài ca dao:
+ Công ơn to lớn của cha.
+ Ơn nghĩa to lớn của mẹ.
+ Nội dung của đạo làm con “thờ mẹ kính cha”
+ Yêu cầu cao của đạo làm con: “một lòng”, “cho tròn”.
+ Chữ hiếu của bài ca dao và chữ hiếu của đạo đức phong kiến (đối với học sinh giỏi).
-  Nội dung bài ca dao:
+ Suy tôn công ơn cha mẹ là đúng.
+ Thờ mẹ kính cha là đúng.
+ Người con biết thờ mẹ kính cha chắc chắn sẽ trở thành người công dân tốt, một điều có lợi.
- Bày tỏ thái độ đối với bài ca dao:
+ Tán thành bài ca dao, làm theo bài ca dao
+ Phân biệt lòng hiếu thảo với chữ “hiếu” mang nội dung phong kiến.
 - Nghệ thuật: biện pháp so sánh, nói quá, ... giúp bài thơ thêm sinh động, hình ảnh thơ phong phú.
3. Kết bài
+ Bài ca dao không chỉ là lời khuyên của cha mẹ, mà còn là lời tự khuyên mình của các con cái.
+ Lời khuyên ấy có tác dụng xây dựng gia đình hạnh phúc, vừa có ý nghĩa xây dựng xã hội lành mạnh.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
7 tháng 12 2022

Em tham khảo dàn ý sau đây, sau đó chuyển thành văn nói của mình.

1. Mở bài

Giới thiệu một câu chuyện đáng nhớ: thời ấu thơ, ở quê ngoại đã có một kỉ niệm đáng nhớ với ông bà.Ấn tượng về câu chuyện đó: đó là một bài học về sự trung thực, không thể quên.

2. Thân bài

a, Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

- Nhân dịp nghỉ hè, bố mẹ cho em về quê ngoại thăm ông bà:

Quê ngoại rất đẹp: cánh đồng lúa, đàn cò trắng, trâu mẹ và nghé con.Ông bà ngoại đã già, tóc bạc nhưng vẫn rất nhanh nhẹn: chăm đàn gà, trồng luống rau, yêu thương cháu nhưng cũng rất nghiêm khắc.Có đông anh chị em họ hàng và trẻ con trong làng chơi cùng: thả diều, bắt dế, chơi ô ăn quan.

⇒ Cảm nghĩ: về quê rất vui vì có nhiều trò chơi mới lạ, được nghe ông bà kể chuyện lịch sử, chuyện đồng áng, chăn nuôi.

b, Thuật lại câu chuyện đáng nhớ

Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: vào một buổi trưaDiễn biến của câu chuyện: (tùy nội dung chuyện em có thể hình dung về diễn biến, nó là kỉ niệm vui hay buồn. Ví dụ như: em đã cùng bạn nói dối ông bà để lén ra ngoài đi chơi, bị hàng xóm bắt gặp ở ruộng bắp)Câu chuyện kết thúc: ông bà tha lỗi, răn dạy về cái hại của việc nói dối, cần có sự trung thực trong cuộc sống.Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân qua câu chuyện: cảm thấy hối hận, tự hứa sẽ luôn trung thực, không khiến người thân thất vọng.

3. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm thế nào: đáng nhớ, bản thân có một bài học quý.Bản thân cảm thấy thêm kính trọng, yêu thương ông bà.