Ý nghĩa của khổ thơ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông.
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
A. Tâm hồn Lượm hòa vào với đồng quê. B. Tâm hồn Lượm thơm ngát như đồng quê.
C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng. D. Gồm cả ba ý A,B,C
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.
Tùng! Tùng! Tùng!
Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. Ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.
Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:
- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.
Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:
- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.
Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:
- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.
Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:
- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.
Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.
Trong những ngày đầu tiên bước vào cấp hai, em luôn có cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ và tách biệt với các bạn xung quanh, sau một tuần học tập em cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản, thế nhưng chỉ sau một buổi sinh hoạt lớp mọi cảm giác trước đó của em đã tan biến.
Buổi sinh hoạt lớp hôm đó diễn ra vào thứ bảy, ngày cuối cùng của tuần học đầu tiên, không khí trước giờ sinh hoạt khá căng thẳng, trong đầu em nảy ra biết bao suy nghĩ, không biết sinh hoạt có gì khác và mới lạ so, có được chơi trò chơi như cấp 1 hay không. Cô giáo chủ nhiệm vào lớp, cô nở nụ cười rất tươi xua tan bầu không khí lo lắng, căng thẳng, cô nói đây là giờ sinh hoạt đầu tiên, trước đó chưa có cán bộ lớp nên cần bầu ban cán sự lớp, cuộc “bầu cử” ban cán sự lớp diễn ra rất sôi nổi. Sau đó là những màn chào hỏi, tự giới thiệu của tất cả các bạn đầy ngượng ngùng, sau những lời giới thiệu làm quen là chương trình giao lưu văn nghệ, lớp em có nhiều bạn hát rất hay lại rất tự tin, cá tính, vui vẻ và hòa đồng, em cảm thấy rất vui vì được học tập trong một tập thể lớp tuyệt vời như vậy. Cuối giờ sinh hoạt, cô giáo nhắc nhở chúng em về nội quy, quy định của trường, lớp và yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh. Chúng em cùng nhau quyết tâm xây dựng tập thể lớp tiên tiến, đoàn kết, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Chỉ có 45 phút sinh hoạt ngắn ngủi nhưng đã thay đổi được rất nhiều điều, các bạn từ xa lạ trở nên hòa đồng thân thiết với nhau rồi kết giao những tình bạn trong sáng, riêng em đã cảm thấy từ giây phút đó lớp học này như một ngôi nhà thứ hai của mình.
Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.
Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em - cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.
Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!
Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố...) gắn với những kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thoả mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.
Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:
- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm... ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!
Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn...
Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá... Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.
Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.
Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.
# Thitot
Bất kì ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với một tuổi thơ đầy ắp biết bao kỉ niệm bên người thân, bạn bè. Em cũng vậy, dường như mỗi ngày, mỗi giờ đối với em đều là những kỉ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên kỉ niệm mà em nhớ nhất đến tận bây giờ chính là một lần được cô giáo khen hồi lớp 3.
Hồi đó, em là một cậu bé học rất kém môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần tập làm văn. Tính cách ham chơi, năng nổ quá mức khiến em khó mà ngồi yên một chỗ để viết từng câu văn thật nắn nót, truyền cảm được. Thế nên, mỗi tiết làm văn với em thực sự là một cơn ác mộng. Và cô Lan - giáo viên chủ nhiệm của em hồi ấy cũng đưa em vào nhóm những học sinh cần đặc biệt quan tập trong giờ học tiếng việt. Cứ thế, giờ tập làm văn của em cứ trôi qua nặng nề như thế.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào một ngày mùa đông cuối năm, khi cô giáo yêu cầu em viết bài văn tả cảnh khu chợ ngày cuối năm, gần Tết. Lúc đó, em mang theo vở bài tập theo mẹ ra chợ bán hoa, người qua kẻ lại tấp nập, rộn ràng khiến em nhanh chóng quên đi phần bài tập cần làm. Nhưng cuối cùng mẹ vẫn buộc em đối diện với nó. Như thường lệ, em mở cuốn vở tập làm văn ra với một tâm trạng chán chường và mệt mỏi. Mẹ em thấy thế liền bảo rằng:
- Con hãy nhìn xung quanh đi, các cô chú bán hàng, rồi người đi mua, người đi chơi… con thấy như thế nào thì tả giống như vậy, không có khó đâu.
Nghe lời mẹ, em bắt đầu quan sát xung quanh thật kĩ rồi mới viết. Lần đầu tiên, em thấy việc viết văn cũng thú vị đến thế. Em viết liền mạch cả một bài văn thật dài. Em tả những hàng hoa, hàng bánh mứt của các cô, các chú được bày biện xinh đẹp, rực rỡ. Em tả những cô bé, cậu bé lăng xăng chạy theo mẹ rồi ngơ ngác trước khung cảnh lung linh. Em còn tả cả những nụ cười tươi rói của cô bán hoa khi có người mua hàng. Cứ thế, mà cả hai trang giấy phút chốc kín hết cả chữ. Kết thúc bài văn, lòng em vui đến lạ kì. Cả tối hôm ấy, em cứ thao thức mãi, mong thật nhanh đến ngày mai để nộp bài cho cô.
Đến giờ tập làm văn hôm sau, khi đọc đến bài văn của em, cô giáo ngừng lại, lật bìa vở ra xem lại tên rồi mới đọc tiếp. Em nín thở hồi hộp dõi theo từng cử chỉ của cô. Cô nhăn mày, rồi nheo mắt cũng khiến em hồi hộp theo. Và rồi cô cũng đọc xong. Cô giáo chẳng nói gì cả, mà điềm tĩnh đọc tiếp bài làm của các bạn khác trong lớp. Điều đó khiến em vô cùng thất vọng, mà nằm sấp xuống mặt bàn. Một lát sau, cô giáo yêu cầu cả lớp tập trung, cô từ tốn nhận xét những ưu, khuyết điểm của cả lớp trong bài viết lần này. Xong xuôi, tự nhiên cô cầm một cuốn vở ra đứng trước lớp và nói:
- Lần này, cô muốn cả lớp mình cùng dành một tràng vỗ tay cho bạn Trung, vì bạn ấy đã viết rất tốt. Tuy vẫn có một vài lỗi nhỏ, nhưng những gì bạn ấy miêu tả và kể lại vô cùng sinh động và hấp dẫn. Vậy nên cô đã cho bạn Trung một điểm mười. Cả lớp hãy mượn vở và xem bài của Trung để tham khảo nhé.
Nói rồi, cô gọi em lên bục để nhận vở. Trước ánh mắt ngạc nhiên và ngưỡng mộ của các bạn, em tiến lại gần cô. Cô giáo dịu dàng và yêu thương nhìn em nhận lấy vở và trở về chỗ. Lúc ấy, cô giáo rồi đến các bạn lần lượt vỗ tay chúc mừng em. Đó là lần đầu tiên em được điểm mười và được cô khen trong môn làm văn. Niềm hạnh phúc, tự hào ấy không gì có thể diễn tả được. Suốt buổi học hôm ấy, cả người em cứ lâng lâng vì sung sướng, còn hơn cả vì kì nghỉ Tết sắp đến gần.
Từ hôm đó, em thêm yêu và đam mê việc viết văn. mỗi khi cô yêu cầu viết bài, em sẽ tìm hiểu thật kĩ rồi mới viết thật cẩn thận. Bằng tất cả sự nghiêm túc của mình. Nhờ vậy, mà khả năng viết văn của em ngày càng tốt hơn.
Giờ đây, việc viết văn đối với em đã trở thành một môn học hấp dẫn và thú vị. Tất cả chính là nhờ lời khen và điểm mười hào phóng của cô giáo ngày hôm đó. Chính nó đã tiếp thêm cho em sức mạnh, niềm tin để cố gắng hơn. Vì vậy, kỉ niệm ngày hôm đó, em vẫn luôn nhớ mãi đến về sau.
Tham khảo nha
Hok tốt
Hè đã về tự bao giờ. Trên cành phượng, từng chùm phượng vĩ nở rộ đỏ rự cả khoảng sân. Những chú ve bắt đầu kêu nhưng dàn hợp ca chào đón mùa hè đến. Trong vườn, những bông hoa loa kèn bắt đầu nở, tỏa hương thơm mát. Dòng sông đỏ nặng phù sa uốn mình như dải lụa đào vắt mình qua ngôi làng, tưới tiêu cho ruộng lúa vườn cây. Cánh đồng lúa chín tựa như tấm thảm trải dài tít tắp đến tận chân trời. Thỉnh thoảng, lác đát trên cách đồng là những chiếc nón trắng của các bác nông dân ra đồng thăm lúa. Cả ngôi làng em đắm chìm trong không khí mùa hè rộn ràng
=>Danh từ: cành phượng, vườn, dòng sông, dải lụa đào, ruộng lúa vườn cây, cánh đông lúa, tấm thảm, lúa, ngôi làng
Cụm danh từ: những chú ve, những bông hao loa kèn, những chiếc nón trắng, các bác nông dân. ~HT~
Hè đã về tự bao giờ. Trên cành phượng, từng chùm phượng vĩ nở rộ đỏ rực cả khoảng sân. Những chú ve bắt đầu kêu nhưng dàn hợp ca chào đón mùa hè đến. Trong vườn, những bông hoa loa kèn bắt đầu nở, tỏa hương thơm mát. Dòng sông đỏ nặng phù sa uốn mình như dải lụa đào vắt mình qua ngôi làng, tưới tiêu cho ruộng lúa vườn cây. Cánh đồng lúa chín tựa như tấm thảm trải dài tít tắp đến tận chân trời. Thỉnh thoảng, lác đát trên cách đồng là những chiếc nón trắng của các bác nông dân ra đồng thăm lúa. Cả ngôi làng em đắm chìm trong không khí mùa hè rộn ràng.
Danh từ: cành phượng, vườn
Động từ: kêu, nở
Tính từ: đỏ rực, thơm mát
Kể các sự việc liên tiếp nhau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.
Đoạn thơ trên có mấy chỉ từ?
Bốn chỉ từ.
Hai chỉ từ.
Ba chỉ từ.
Năm chỉ từ.
* Lm bừa ạ :) *
Xác định chức vụ của chỉ từ xuất hiện trong câu ca dao sau Đấy vàng, đây cũng đồng đenĐấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.
Làm chủ ngữ trong câu.
Làm vị ngữ trong câu.
Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
Làm trạng ngữ trong câu.
Xác định chức vụ của chỉ từ xuất hiện trong câu ca dao sau:
"Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ."
Làm chủ ngữ trong câu.
Làm vị ngữ trong câu.
Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
Làm trạng ngữ trong câu.
Ý nghĩa của khổ thơ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông.
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
A. Tâm hồn Lượm hòa vào với đồng quê. B. Tâm hồn Lượm thơm ngát như đồng quê.
C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng. D. Gồm cả ba ý A,B,C
D gồm cả 3 ý