K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Văn bản 1: NGƯỜI BỐ CÂM ĐIẾC Trong phố chợ công nhân ở Thiết Lĩnh, hầu như mỗi ngày vào sáng tinh mơ hay chiều tối, bạn đều có thể nhìn thấy một ông lão đẩy xe đậu hũ bước đi chậm rãi, cái loa sạc điện trên xe phát ra một giọng nữ lảnh lót: “Bán đậu hũ đây, đậu hũ chính tông đây! Đậu hũ đây”. Giọng nói đó là của tôi. Ông lão ấy là bố tôi. Bố là một người câm...
Đọc tiếp

1. Văn bản 1: NGƯỜI BỐ CÂM ĐIẾC

Trong phố chợ công nhân ở Thiết Lĩnh, hầu như mỗi ngày vào sáng tinh mơ hay chiều tối, bạn đều có thể nhìn thấy một ông lão đẩy xe đậu hũ bước đi chậm rãi, cái loa sạc điện trên xe phát ra một giọng nữ lảnh lót: “Bán đậu hũ đây, đậu hũ chính tông đây! Đậu hũ đây”. Giọng nói đó là của tôi. Ông lão ấy là bố tôi. Bố là một người câm điếc. Cho đến hôm nay khi đã hai mươi mấy tuổi đầu, tôi mới có đủ dũng khí đem giọng nói của mình đặt vào chiếc xe đậu hũ của bố, thay cho cái chuông đồng mà bố đã lắc suốt mấy chục năm.

 Khi mới hai, ba tuổi, tôi đã hiểu được có một người bố câm điếc là một sự tủi nhục biết bao, vì vậy, từ nhỏ tôi đã ghét ông ấy. Có lúc tôi thấy thằng nhỏ bị mẹ nó sai đi mua đậu hũ nhưng khi cầm đậu hũ rồi lại không trả tiền mà chạy đi mất, bố cứ rướn cổ về trước mà không phát ra được tiếng nào. Lúc đó tôi không đuổi bắt thằng nhỏ để đấm cho nó vài cú, tôi đau lòng nhìn cảnh tượng ấy, không nói tiếng nào, tôi không ghét thằng nhỏ, chỉ ghét bố là một người câm điếc. Cho dù hai người anh của tôi mỗi lần chải đầu cho tôi đều khiến tôi đau đến méo miệng, nhưng tôi vẫn kiên quyết không cho bố tết bím tóc cho tôi. Lúc mẹ qua đời không để lại một bức chân dung lớn nào, chỉ có một bức ảnh chụp chung với người cô hàng xóm trước khi xuất giá. Khi bố bị tôi lạnh nhạt, ông xem hình của mẹ, cho đến khi thấy cần phải làm việc mới lặng lẽ rời khỏi.

Điều đáng giận nhất là những đứa trẻ khác gọi tôi là “nhỏ ba câm” (trong nhà tôi xếp thứ ba), lúc chửi không lại chúng, tôi chạy về nhà, đứng trước bố tôi đang mài đậu hũ vẽ lên đất một vòng tròn, bên trong nhổ một bãi nước bọt. Mặc dù tôi không rõ điều này rốt cục có ý gì, nhưng khi những đứa trẻ khác chửi tôi thường làm như thế. Tôi nghĩ đây có lẽ là cách thể hiện độc ác nhất để mắng kẻ câm.

Khi lần đầu tiên tôi mắng bố như vậy, bố đang làm bèn ngưng tay, đứng lặng nhìn tôi rất lâu, nước mắt rơi xuống thành dòng. Tôi rất ít khi nhìn thấy bố khóc, nhưng ngày hôm đó ông đã trốn trong xóm làm đậu hũ khóc suốt một đêm. Đó là một thứ nước mắt đau đớn không thốt thành lời. Tôi phải chăm chỉ học hành, lên đại học để rời khỏi cái làng mà mọi người đều biết bố tôi là một người câm! Đây là nguyện vọng lớn nhất lúc ấy của tôi.

Tôi không biết các anh mình đã tiếp tục trưởng thành như thế nào, không biết xóm đậu hũ của bố đã thay mấy cái cán mài mới, không biết đông đi hạ đến cái chuông đồng lắc đến mòn ấy đang vang khắp bao nhiêu thôn làng… Chỉ biết đối với bản thân tôi như thù như hận, lao vào học điên cuồng.

Cuối cùng tôi đã thi vào đại học. Lần đầu tiên bố tôi mặc chiếc áo dài màu xanh lam mà cô tôi đã may cho ông từ lâu, ông ngồi dưới ánh đèn đầu thu bày tỏ niềm vui sướng và lấy một đống bạc giấy còn vương mùi đậu hũ nhét vào tay tôi, miệng ê a ê a “nói” không ngừng. Tôi đứng thất thần lắng nghe niềm tự hào và cháy bỏng của ông, đứng thất thần nhìn ông với gương mặt tràn đầy nụ cười đi thông báo cho bà con hàng xóm. Khi tôi nhìn thấy ông dẫn hai người chú và các anh tôi lôi con lợn béo tốt mà ông đã chăm chút nuôi hai năm nay ra giết làm thịt, đãi bà con thân thuộc ăn mừng tôi thi đậu đại học, không biết cái gì đã đập vỡ trái tim sắt đá của tôi, tôi đã khóc.

Lúc ăn cơm, tôi gắp cho bố mấy miếng thịt lợn trước mặt mọi người, tôi rơi nước mắt gọi: “Bố, bố ơi, bố ăn thịt đi”. Bố không nghe thấy nhưng ông hiểu được ý của tôi, ánh mắt ông lóe lên tia sáng chưa từng có, uống cạn một hơi rượu nếp hòa cùng nước mắt, ăn thêm những miếng thịt do con gái gắp cho mình. Bố của tôi, ông đã thật sự say, mặt ông đỏ bừng, sống lưng thẳng đơ, nói bằng thứ ngôn ngữ khua chân múa tay! Phải biết rằng, 18 năm rồi, đã 18 năm, ông không hề nhìn thấy khẩu hình miệng tôi gọi ông một tiếng “bố”!

Bố tiếp tục vất vả làm đậu hũ, dùng những tờ giấy bạc thấm mùi đậu hũ nuôi tôi học xong đại học. Năm 1996, tôi tốt nghiệp được phân công về Thiết Lĩnh cách quê tôi 20km.

Sau khi ổn định, tôi đón người bố sống đơn chiếc một mình vào thành phố để con gái bù đắp lại những thân tình muộn màng. Thế nhưng trên đường tôi ngồi taxi về quê, xe đã gặp tai nạn.

Tôi được biết mọi chuyện sau tai nạn từ chị dâu tôi - trong số những người qua đường có người nhận ra tôi là con ông bán đậu hũ, họ đi báo tin. Thế là hai anh trai và hai chị dâu của tôi nhanh chân chạy đến, trông thấy tôi cả người đầy máu bất tỉnh nhân sự họ đều khóc, cuống cuồng chạy ngược chạy xuôi. Bố đến sau cùng đẩy đám đông ra, ôm lấy đứa con mà mọi người đều chắc rằng sẽ chết là tôi. Chặn một chiếc xe hơi lớn bên đường, ông dùng chân đỡ lấy thân tôi, thò tay vào túi áo móc ra một mớ tiền lẻ bán đậu hũ nhét vào tay tài xế, sau đó không ngừng vẽ hình chữ thập, khẩn cầu người tài xế đưa tôi đến bệnh viện cấp cứu. Chị dâu nói, người bố cả đời đau yếu, lúc ấy lại toát lên một sức mạnh và sự kiên cường vô hạn!

Sau khi đã xử lý vết thương cẩn thận, bác sĩ cho tôi chuyển viện và ám chỉ với các anh tôi rằng tôi không còn cách nào để cứu được. Bởi vì tôi lúc đó gần như không đo được huyết áp, não bị va đập móp lại như cái hồ lô.

Bố xé nát chiếc áo tang mà anh cả mua chuẩn bị cho đám tang của tôi. Ông chỉ vào mắt mình, đưa ngón tay cái ra, diễn tả huyệt thái dương của mình, rồi lại đưa hai ngón tay ra chỉ tôi, lại đưa ngón tay cái ra, lắc tay một cái, nhắm mắt một cái, những điều này ý nói: “Các con không được khóc, cả bố cũng không khóc. Em gái con sẽ không chết đâu, nó mới hơn 20 tuổi, nó nhất định sẽ sống, chúng ta nhất định sẽ cứu sống nó!”.

Bác sĩ vẫn thể hiện sự bất lực, ông ta bảo anh cả “nói” với bố rằng: “Cô gái này hết cách cứu chữa rồi, cho dù muốn cứu cũng phải tốn rất nhiều rất nhiều tiền, cứ cho là tốn nhiều tiền đi cũng chưa hẳn là cứu được”.

Bỗng nhiên bố quỳ xuống đất, rồi lập tức đứng dậy, chỉ vào tôi một cái, giơ tay cao lên, lại làm tư thế trồng trọt, cho lợn ăn, cắt cỏ, đẩy cán mài đậu, sau đó móc ra túi áo trống không, lại đưa hai tay ra úp úp ngửa ngửa ra điệu diễn tả, ý nói: “Xin các ông hãy cứu con gái tôi, con gái tôi còn có hi vọng, đừng xem nhẹ, các ông nhất định phải cứu nó. Tôi sẽ kiếm tiền nộp tiền thuốc cho bệnh viện, tôi sẽ cho lợn ăn, trồng trọt, làm đậu hũ, tôi có tiền, bây giờ tôi có 4.000 đồng”. Bác sĩ nắm tay ông ấy, lắc lắc đầu, thể hiện rằng 4.000 này quá ít ỏi. Bố sốt ruột, ông chỉ anh và chị dâu tôi, nắm chặt nắm tay lại, biểu thị: “Tôi còn có chúng nó, chúng tôi cùng nhau cố gắng, chúng tôi có thể làm được”. Thấy bác sĩ không nói gì, ông lại chỉ chỉ lên trần nhà, cúi đầu giậm giậm chân, chắp hai tay đặt ở bên phải đầu, nhắm mắt lại, biểu thị: “Tôi có nhà, có thể bán, tôi có thể ngủ trên đất, cứ xem như khuynh gia bại sản, tôi cũng phải cứu con gái tôi sống lại”. Bố lại chỉ chỉ vào trái tim bác sĩ, hai tay đặt vuông góc, biểu thị: “Bác sĩ, xin ông yên tâm, chúng tôi sẽ không giựt nợ. Tiền, chúng tôi sẽ nghĩ cách”.

Anh cả vừa khóc vừa dịch ngôn ngữ tay của bố cho bác sĩ nghe, chưa đợi dịch hết lời, vị bác sĩ đã quen nhìn sự sống và cái chết đã nước mắt đầm đìa.

Bác sĩ lại nói: “Cho dù làm phẫu thuật cũng chưa chắc có thể cứu được, lỡ như ca mổ thất bại…”. Bố vỗ túi áo khẳng định, rồi đưa tay ngang đầu, ý nói: “Các ông cứu hết sức, cho dù không được, tiền có tốn bao nhiêu đi nữa, tôi cũng không một lời oán trách”.

Tình yêu vĩ đại của người bố không chỉ đang chống đỡ cho sinh mệnh của tôi mà còn đang chống đỡ cho lòng tin và quyết tâm để bác sĩ cứu tôi. Tôi được đưa vào phòng mổ. Bố ngồi giữ bên ngoài phòng mổ, ông đi tới đi lui bất an ngoài hành lang, đi đến mòn cả đế giày! Ông không hề rơi một giọt nước mắt nào, cứ ngồi chờ suốt mười mấy tiếng đồng hồ đến nỗi miệng phồng rộp cả lên! Ông không ngừng cầu Phật trong hỗn loạn, cầu xin sự ban ơn của Chúa, khẩn cầu ban cho con gái ông sinh mệnh!

Trời cũng động lòng người! Tôi đã sống lại. Nhưng trong thời gian nửa tháng tôi vẫn hôn mê, không hề có cảm ứng gì đối với tình yêu của bố. Đối diện với “người thực vật” như tôi, mọi người đều mất đi lòng tin. Chỉ có bố, ông túc trực bên giường tôi, kiên định chờ tôi tỉnh lại! Bàn tay thô ráp của ông cẩn thận mátxa cho tôi, cổ họng không thể phát ra âm thanh của ông liên tục a…a… gọi tôi, ông đang gọi: “Con gái yêu, con tỉnh lại đi, con gái yêu, bố đang chờ con ăn đậu tương mới làm ra đây!”.

Trong thời gian ấy, để kiếm cho đủ viện phí, bố đi khắp các ngôi làng mà ông từng bán đậu hũ, bằng sự trung hậu và lương thiện của nửa cuộc đời, ông đã nhận được sự ủng hộ đủ để con gái ông bước qua sợi dây sinh tử. Bà con cùng nhau góp tiền và bố cũng không hề làm lơ với điều đó, ông dùng bút bi ghi vào sổ bán đậu hũ với nét chữ xiêu vẹo, chân thật: anh Trương Tam 20 đồng, Lý Cương 100 đồng, thím Vương 65 đồng…

Vào một buổi sáng sau nửa tháng ấy, cuối cùng tôi cũng mở mắt ra. Tôi nhìn thấy một ông già gầy đến rút dạng, ông mở to miệng, vì nhìn thấy tôi tỉnh lại mà vui mừng đến a…a… gọi to lên, mái tóc bạc phút chốc bị những giọt mồ hôi xúc động thấm đẫm. Bố, người bố mà trước đây nửa tháng tóc vẫn còn đen, vậy mà chỉ trong nửa tháng đã già đi như 20 năm!

Cái đầu bị cạo trọc của tôi dần dần mọc tóc, bố vuốt ve đầu tôi, cười dịu dàng. Đợi đến nửa năm sau, khi tóc của tôi có thể tết thành lọn, tôi nắm tay bố, bảo ông chải đầu cho tôi. Bố trở nên vụng về vô cùng, ông chải từng lọn tóc, suốt cả buổi cũng không tết tóc được hình dáng mà ông hài lòng. Tôi với đầu tóc được tết rối bời, ngồi trên chiếc xe đẩy nhỏ được làm từ chiếc xe đậu hũ của bố. Có một lần bố dừng xe lại, đến trước mặt tôi, làm tư thế ôm tôi, rồi làm một động tác ném đi, sau đó vân vê ngón tay diễn tả đếm tiền, thì ra ông muốn lấy tôi làm đậu hũ rao bán! Tôi cố tình che mặt khóc, bố không nói gì bật cười lên, tôi nhìn qua khe hở ngón tay, ông cười đến ngồi xổm trên đất. Trò chơi ấy, cứ chơi cho đến khi tôi đứng dậy đi lại được mới thôi.

Chúng tôi cùng nhau cố gắng trả hết nợ, bố cũng chuyển vào thành phố sống với tôi, có điều ông chăm chỉ cả đời rồi, thực sự không thể ngồi không được, tôi thuê cho ông một gian nhà nhỏ làm đậu hũ ở gần đó. Đậu hũ mà bố làm rất thơm rất mềm, miếng lại to nên mọi người đều rất thích ăn. Tôi lắp trên xe đậu hũ của ông một cái loa bằng điện, mặc dù bố không nghe thấy âm thanh rao bán lanh lảnh của tôi, nhưng ông hiểu được rằng, mỗi khi ông ấn vào cái nút phát trên loa ông sẽ ngẩng đầu lên, niềm hạnh phúc và mãn nguyện tràn ngập trên gương mặt ông.

(Nguồn:http://www.chinavegan.com/2010/welcome_to_china_vegan@20100814113953.htm)

Câu hỏi 1: Truyện ngắn trên kể về ai? Người kể đã sử dụng ngôi kể nào? Ngôi kể ấy có tác dụng gì trong truyện?

Câu hỏi 2: Nhân vật nào là chính trong truyện? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Câu hỏi 3: Nêu bài học mà em nhận được từ truyện?

Câu hỏi 4: Nếu được nói một điều gì đó với bố của mình, em sẽ nói gì? Diễn đạt nội dung đó bằng một đoạn văn khoảng 5 câu.

0

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: địa điểm đến là nhà tù Hỏa Lò

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: rất vui vì học được thêm rất nhiều điều

2. Thân bài

- Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).

+ Thời tiết: Hôm đó là thứ bảy - một ngày đẹp trời đầy nắng và gió tạo tâm trạng thoải mái và dễ chịu

+ Địa điểm: Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng quan trọng của Việt Nam.

+ Đến nơi: Đầu tiên là mua vé vào cửa. Sau đó, chúng tôi lần lượt có các khu vực nhà giam gồm có một nhà dùng cho việc canh gác; một nhà dùng làm bệnh xá; một nhà dùng làm nhà thương bố thí; hai nhà dùng để giam bị can (chưa thành án); một nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà dùng để giam tù nhân đã thành án; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù. Ở mỗi khu vực nhà giam đều có những bảng chú thích để người xem hiểu rõ hơn.

- Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)

+ Đặc biệt ấn tượng nhất khi đến nhìn tham quan nhà giam dành cho tù nhân phạm tội tử hình. Chiếc máy chém dành cho phạm nhân tử hình sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy lạnh sống lưng

+ Qua đó tôi hiểu được một phần nào sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng cho Tổ quốc và tội ác chiến tranh của thực dân Pháp 

=> chân quý nền hòa bình ngày hôm nay

Những nhà giam nhỏ bé, chật hẹp với bốn bức tường dày không có gì lọt qua được cũng khiến tôi cảm thấy ám ảnh. 

3. Kết bài

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan, di tích lịch sử văn hóa: em đã học được rất nhiều điều, hiểu biết thêm về lịch sử và sự tàn ác của chiến tranh. Có dịp em sẽ dẫn gia đình đến thăm nhà tù Hỏa Lò một lần nữa

21 tháng 9 2023

Bất cứ một người Việt Nam nào cũng từng nghe và thuộc bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc với ca từ không hề thay đổi, bằng giai điệu mượt mà, trữ tình, đằm thắm. Ai đã từng nghe một lần, không dễ gì quên được.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc. Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người. Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ. Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4.


Cả ba khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng. Phải chăng, vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của ngôn ngữ ? Nhà thơ đã biến cái không thể thành cái có thể, và được độc giả nồng nhiệt đón nhận bằng một sự đồng cảm rất tự nhiên. Quê hương là một khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã cụ thể hoá nó bằng những hình ảnh sống động. Quê hương không thể tương đương với chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè… nhưng tất cả những điều đó lại làm nên một hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng. Người xưa nói: hãy xúc động hồn thơ để ngọn bút có thần. Với lòng yêu quê hương thiết tha, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh quê hương mang hồn quê, cảnh quê, người quê bằng một ngọn bút có thần…

“Quê hương là chùm khế ngọt” – chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người. Đấy là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi nhũng người thân yêu của ta ở đó, nơi ta đã đi qua thời thơ dại với con đường đến trường rợp bướm vàng bay.

Hình ảnh con bướm vàng cũng là một hình ảnh thực và đặc sắc của làng quê mà ở thành phố không bao giờ thấy được. Nhà thơ Giang Nam nhớ về tuổi thơ “Có những ngày trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao – Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”, nhà thơ Huy Cận nhớ “Một buổi trưa không biết ở thời nào – Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao – Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ”, và nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ đầu tiên của mình là bài Con bướm vàng. Ở bài thơ Quê hương nêu trên, hình ảnh con đường đi học “rợp bướm vàng bay” đẹp như một giấc mơ, đẹp như trong truyện cổ tích vậy.

Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh so sánh mang ý nghĩa sâu sắc. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Vì vậy, nếu ai không yêu quê hương, không nhớ quê hương mình thì không trở thành một người tốt được. Lời thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, hãy biết yêu quê hương xứ sở, vì quê hương là mẹ và mẹ chính là quê hương, vì “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” (Chế Lan Viên).

21 tháng 9 2023

giúp với ạ

20 tháng 9 2023

Là một học sinh, chắc chắn chúng ta ai trong đời sẽ phải trải qua rất nhiều kỳ thi cam go để đạt được điểm số cao thì mỗi học sinh sẽ cần phải rèn luyện học tập mỗi ngày thì mới đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên không ít những bạn được những điểm "ngỗng" vì lười học chểnh mảng việc học hành khiến cho tía má phải buồn lòng. Vì vậy hãy là con ngoan trò giỏi để không phụ lòng thầy cô và tía má.

20 tháng 9 2023

bài 1:

Y Phương, một nhà thơ mang tiếng nói riêng rất đặc trưng của dân tộc Tày, thơ của ông rất bình dị, tự nhiên và trong sáng. Những tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn tích cực tốt đẹp với các khía cạnh của cuộc sống. "Con là…" là một trong những tác phẩm của nhà thơ, bài thơ nói về tâm sự của người cha dành cho con và thể hiện tình phụ tử tha thiết. Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình và khẳng định tầm quan trọng của người con đối với cha, với mẹ và với mỗi ngôi nhà nói chung. “Con là…” không chỉ là tình cảm yêu thương dành cho đứa con yêu quý của mình, mà đây cũng chính là lời khẳng định về vai trò và ý nghĩa thiêng liêng của con cái trong cuộc đời của mẹ cha. Thể thơ tự do, bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. Cách nói tự nhiên như ngôn ngữ đời thường tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi ý nghĩa của những đứa trẻ nói riêng và ý nghĩa của mỗi người nói chung trong cuộc sống. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về tình cảm gia đình thiêng liêng, về tình yêu thương trời bể của mẹ cha đối với mỗi chúng ta và chúng ta nên biết trân trọng nó

20 tháng 9 2023

giúp với ạ

20 tháng 9 2023

nói là em chưa bao giờ neo núi 

17 tháng 9 2023

Ông sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948 tại xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ năm 1966, chiến đấu trong đội hình sư đoàn 312 ở chiến trường Lào. Sau chiến tranh ông làm biên tập viên, rồi đi học trường viết văn Nguyễn Du, khóa I, sau đó làm trưởng ban tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông thường sử dụng các bút danh Nguyễn Đức Mậu, Hương Hải Hưng, Hà Nam Ninh.

Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá và sống cùng vợ con ở Hà Nội.(tham khảo wikimedia)

16 tháng 9 2023

-Hoán dụ: Trăm năm, mười năm

Lấy cái cụ thể là con số để thay cho cái trừu tượng chính là thời gian trông người....

-Ẩn dụ: trồng

Từ trồng vốn để chỉ hoạt động trồng cây, trồng hoa; nhưng ở câu nói trên lại để chỉ hoạt đọng chăm sóc, giáo dục con người

-Điệp ngữ: Vì lợi ích, trồng