"...Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui"...
Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO NHÉ
Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ.Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa. Suối trong con tắm mình thuở bé. Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bát đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn. Là nơi chào đón bước chân đầu đời của ta. Là tổ ấm giúp chúng ta tránh các hiện tượng thiên nhiên. Tác giả đã thể hiện rất rõ cảm xúc yêu thương, trân quý ngôi nhà của mình.
Ước mơ - hoài bão là những xuất phát điểm quan trọng, đây là cơ sở đầu tiên để mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu nó không đi kèm với những sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện ước mơ đó. Sự chuẩn bị trong hành trình của mỗi giấc mơ có nhiều thành phần, nhưng thành phần quan trọng nhất hiện nay và trong tương lai phải kể đến tri thức với hai quá trình song hành và bổ sung cho nhau: tích luỹ tri thức và phát triển tri thức. Nếu như học tập là quá trình tích luỹ tri thức thì nghiên cứu khoa học, tìm lời giải cho các bài toán trong khoa học và thực tiễn là quá trình phát triển các tri thức mới. Học tập và nghiên cứu khoa học do vậy là hai quá trình song hành, không thể thiếu đối với thanh niên hiện nay.
đây là ước mơ tuổi trẻ chứ có phải vai trò của ước mơ đâu bn
Hồi trống "Tùng... tùng... tùng..." vang lên, chả mấy chốc các cô cậu học sinh đã lấp kín cả sân trường vốn đang rộng lớn và trống vắng. Sân trường đông đúc hơn bao giờ hết, mặt ai nấy đều rạng rỡ vui vẻ. Nhờ có những cây bàng, cây phượng cao lớn, mà hầu hết sân trường đều nằm dưới bóng mát. Các bạn học sinh đều có phần bóng mát để chơi đùa. Dưới các gốc cây là những hàng ghế đá, có vài nhóm bạn đang ngồi đọc sách hoặc nói chuyện vui đùa. Ở các khoảng sân rộng hơn, là nơi phù hợp để chơi các trò vận động. Nào là nhảy dây, đá cầu, bắn bi, rồi cả cầu lông, bóng chuyền. Những nhóm bạn chơi cùng trò chơi sẽ tụm lại một góc. Có những bạn không chơi trò gì, chỉ đứng xem thôi cũng cổ vũ nhiệt tình. Những cơn gió mát rượi thổi xuyên qua tán lá, hong khô giọt mồ hôi trên trán, trên lưng áo từng bạn học sinh. Mặt bạn nào cũng ửng hồng lên, miệng cười tươi và đôi mắt sáng lấp lánh niềm vui tuổi thơ. Sau một giờ học căng thẳng thì đây là những phút giây thoải mái nhất xua tan đi mọi áp lực học tập.
Tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển viết về đề tài phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai, một trong những đề tài của truyện khoa học viễn tưởng. Qua tác phẩm ta hiểu được rằng khi khám phá những vùng đất mới chúng ta sẽ có cơ hội mở mang đầu óc, khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo. Đôi khi đến những vùng đất mới còn giúp chúng ta chiêm nghiệm được những giá trị ta từng quên lãng trong cuộc sống. Từ đó hoàn thiện nhân cách con người mỗi ngày.
BPTT: Điệp ngữ "nghe"
Dấu hiện: có sự lặp lại từ "nghe" có ý nghệ thuật nhấn mạnh ở đầu câu thơ.
Tác dụng:
+) Ý cố định: nhấn mạnh lại việc tác giả nghe được những gì ở tuổi thơ Người.
+) Ý sát: nổi bật nên hình ảnh mà tác giả tưởng lại gồm nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.
+) Ý nâng cao: thể hiện tình cảm tác giả dành cho quê hương mình, nhà thơ ghi nhớ rõ những gì mình được trải qua thời thơ ấu.
Từ đó câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình, giàu sức gợi cảm xúc hấp dẫn gây ấn tượng hơn với đọc giả.
Phép điệp từ "nghe"
- Tác dụng:
+ Khiến hình ảnh thơ giàu chất gợi hình, gợi cảm từ đó gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ Diễn tả sự xúc động của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân
+ Tiếng gà trưa làm xao động lòng người đồng thời khơi nguồn cảm xúc cho người chiến sĩ nhớ về một thời quá khứ
a. Giang: dòng sông. Từ ghép hán việt: Giang sơn, giang hồ
Thiên: trời . Từ ghép Hán Việt: Thiên thời, thiên hạ
b. Điệp từ "xuân" được sử dụng 3 lần trong một câu thơ. Điệp từ đã giúp đoạn thơ tăng tính biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. Đồng thời cho thấy không khí mùa xuân đang lan tỏa cả đất trời. Cả không gian đều là không khí ấm áp của mùa xuân đang tới. Qua đó ta thấy được tình yêu sâu đậm gắn bó của Bác dành cho thiên nhiên đất nước khi vào xuân.
1. Tiếng: những, mùa, đập, đóng, thiếc, cũ, thấy, ra, ngõ, nghe, buồn, bà, ông, già, ghé, quan, uống, nước, trà
Từ: Bắt đầu, cơn mưa, ràn rạt, ầm ầm, hai bên vách, gánh chè, tiếng rao, ngọt ngào, thánh thót, năm trăm đồng, Chín Vũ, Tư Bụng
2 Các từ láy: ràn rạt, ngọt ngào, thánh thót, ầm ầm
Tác dụng trong việc biếu đạt nội dung:
- Lột tả chính xác nhất những âm thanh xuất hiện trong đoạn trích
- Hình ảnh trong câu văn trở nên gợi tả gợi cảm gây ấn tượng với người đọc
3. Từ "không" được điệp lại ba lần cho thấy sự tiếc nuối của tác giả khi không còn nghe những âm thanh quen thuộc và những người thân quen và gần gũi với mình.
4. "năm trăm đồng nước trà"
Phần trước: năm trăm đồng
Trung tâm: nước trà
5. từ đơn" bà"
+ Từ ghép chính phụ: bà ngoại
+ Từ ghép đẳng lập: bà cháu
Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ 3