OYASUMI CÁC CHẾ!!!!
TOY ĐI NGỦ ĐÂY
TIẾNG NHẬT ĐÓ,ĐỆ TOY MỚI DẠY!!
-hihihi............
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi chiều đi học về, chú chó Lu nhà tôi lại chạy ào ra, vẫy vẫy cái đuôi tỏ vẻ mừng rỡ chào đón tôi. Chúng tôi đem nó về từ nhà bà ngoại, khi con chó nhà bà đẻ ra một đàn con.
Ngày mới xa mẹ, Lu hiền lành lắm. Chú ta ăn ít, chẳng mấy khi cất tiếng sủa mà suốt ngày chỉ rúc mình trên chiếc giường nhỏ xíu của mình. Tối tối, tôi thường ra kể cho Lu nghe những câu chuyện hài hước trên lớp của tôi. Chú ta không những chẳng cười mà còn kênh kiệu làm ngơ. Một hôm, tôi đi học về, chú chạy ra cửa, ngẩng đầu nhìn tôi. Tôi thấy cưng quá nên ôm chú vào lòng. Chà! Bây giờ, Lu của tôi đã lớn bằng cái phích nước. Nhưng chiếc phích đặc biệt này không chắc cứng đâu. Lu mềm mại với bộ lông vàng tơ dày dặn. Khuôn mặt giờ lúc nào cũng hớn hở, mừng vui. Vì mừng vui nên cái đầu hình tam giác của chú thường lắc lư lắc lư mãi. Điểm vào bộ lông vàng là đôi mắt đen lay láy, to chừng hạt nhãn. Chiếc mũi đen đen thở phì phò, nhưng chú vẫn hay dùng nó để tỏ vẻ âu yếm mọi người đấy. Mỗi khi vui, chú còn thè chiếc lưỡi dài như hình một chiếc lá ra nữa. Tôi thích nhất đôi tai dài của Lu. Đôi ta to hơn lòng bài tay người lớn, rủ xuống hai bên má, cứ như hai cái tai của chú voi tí hon nào đó. Đôi tai chú rất dày lông, ngoài những sợi lông vàng tơ còn có những sợi lông nâu đen. Trông bộ lông trên tai chú cứ như mái tóc hoa râm của một ông cụ nào đó vậy. Bốn chân chú to bằng ngón chân cái người lớn, chân chú tròn mập mạp. Trông vẻ “chân ngắn” vậy thôi, chứ Lu chạy nhanh thoăn thoắt. Sáng sớm, chú tỉnh dậy và ăn sáng để lấy năng lượng. Chú rất khoái khẩu với món canh hầm xương, mấy cục xương đã được ninh nhừ chú đều đánh chén hết. Tối tối, cứ nghe thấy mấy tiếng động lạ là chú cất tiếng sủa “gâu…gâu…gâu…” liên hồi.
Tôi mới cưng chú chó Lu của mình làm sao! Tôi sẽ chăm sóc chú thật tốt để chú có thể đi dạo chơi cùng tôi ở nhiều nơi.
Hôm nay là cuối tuần, em được nghỉ học nên em rảnh rỗi và dọn dẹp lại bàn học, giá sách của mình. Bỗng một chiếc hộp nhỏ rơi ra, em nhặt lên thì ra trong đó có chứa cây bút mực đã theo em suốt mấy năm học, nhưng giờ đây cây bút mực này đã bị hỏng, không còn sử dụng được nữa. Em bồi hồi nhớ lại!
Cây bút mực này chẳng có gì đặc biệt khi nó được bán rất nhiều ở ngoài cửa hàng sách, nó cũng chẳng quý giá vì làm từ nhựa chứ không phải vàng bạc hay kim cương. Nhưng đối với em, cây bút mực đáng trân trọng và vô giá hơn bất cứ đồ vật nào bởi đó là món quà ông nội đã tặng cho em. Dù hiện tại cây bút đã không còn sử dụng được nữa nhưng em vẫn luôn cất nó thật cẩn thận. Ông nội tặng cho em cây bút mực này vào năm em bắt đầu lên lớp 1.
Cây bút của thương hiệu Trường Sơn với lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa cứng màu xanh dịu mắt. Cũng như các cây bút máy khác, phần vỏ thân bút được chia làm 2 phần nắp bút và thân bút. Khi cây bút được nắp lại cẩn thận cũng chỉ có chiều dài khoảng 15 cm mà thôi. Phần nắp bút ngắn hơn dùng để bảo quản đầu bút và có cả quai cài nữa. Phần vỏ thân bút để bảo vệ ruột bút. Nắp bút và vỏ thân bút rất ăn khớp với nhau qua những vòng ren được thiết kế có thể xoáy vào chặt chẽ. Khi em đóng nắp bút cho dù bút có rơi cũng không làm ảnh hưởng đến ngòi bút đâu nhé.
Mở nắp bút ra, em sẽ thấy ngay phần ngòi bút nhọn màu đen. Ở ngay bên dưới là phần lưỡi gà có công dụng điều tiết mực, giúp mực ra đều không quá đậm cũng không quá nhạt. Ngòi bút rất quan trọng quyết định đến nét chữ có đẹp không, có mềm mại không. Còn phần thân bút thì sao? Ở đó có ruột bút là nơi chứa mực. Nếu không có mực, bút cũng chẳng thể sử dụng được. Khi bơm mực, em chỉ cần nhẹ nhàng xoắn phần ruột bút bằng cao su mềm sau đó thả ra, mực sẽ được hút lên.
Trong suốt những năm học lớp 1, lớp 2 và lớp 3, cây bút này đã theo em đến trường, cùng em làm biết bao bài toán bài văn. Ngay cả trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh em cũng sử dụng cây bút này nữa. Đối với em, cây bút còn như một người bạn.
Do sử dụng trong thời gian dài, nên cây bút bị hỏng và không còn dùng được nữa. Dù đã được mẹ mua cho cây bút mới, nhưng em vẫn giữ người bạn cũ này lại làm kỉ niệm và cất vào một góc trên giá sách cũng như một góc nhỏ trong trái tim mình.
Em vừa đạt giải nhất trong kỳ thi viết chữ đẹp cấp tỉnh, điều đó khiến em rất vui và bố mẹ vô cùng tự hào. Thế nhưng để đạt được thành tích dù nhỏ bé này em đã phải trải qua một quá trình rèn luyện gian khổ và người bạn đồng hành của em chính là cây bút mực mẹ mua cho.
Em nhớ những ngày mới cầm bút viết những nét chữ đầu tiên, không hiểu sao chữ em rất xấu. Thậm chí, cô giáo còn phải nói chuyện riêng với mẹ em về việc nhắc nhở em cần được luyện chữ thêm ở nhà. Mẹ không mắng mỏ em, không phạt em nhưng mẹ rất buồn. Chính vì thế em đã quyết tâm luyện chữ. Mẹ đưa em đi nhà sách để mua bút máy và vở mới cho em.
Cây bút máy này do chính em chọn có chiếc áo màu hồng em yêu thích. Trên thân bút có hình chú bướm được in vô cùng xinh xắn và sắc nét. Chất liệu tạo nên vỏ bút từ kim loại nhưng khi cầm không hề nặng tay đâu nhé. Bạn bút này của em phần có có 2 bộ phận nắp bút và thân bút. Chức năng của phần vỏ để bảo vệ các bộ phận bên trong của bút. Riêng phần nắp có thêm kẹp gài cũng bằng thép không gỉ để mắc vào sách vở hay vào cặp không bị rơi mất bút. Em mở nắp ra, phần ngòi bút giống như hình lá tre hiện lên. Ngòi bút này được gắn liền với phần màu đen hay còn gọi là lưỡi gà. Cả hai phần được gắn vào quản bút vô cùng chắc chắn. Phần ruột bút bên dưới làm từ chất liệu nhựa có vai trò chứa mực. Mỗi ngày em chỉ cần bơm mực 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ với thao tác vô cùng đơn giản: nhúng đầu ngòi bút vào lọ mực sao cho ngập qua phần lưỡi gà và đẩy lên thế là mực được hút đầy vào phần ruột.
Em vẫn nhớ như in những ngày đầu luyện chữ đầy khó khăn. Tay em lúc đó khá cứng và cầm bút ngượng ngịu. Chỉ cần luyện chữ một lúc em đã mỏi tay và còn buồn ngủ nữa. Lắm lúc em cũng nản chí chỉ muốn buông bút xuống và đi ngủ thôi. Thế nhưng em nghĩ đến sự quan tâm của bố mẹ, sự động viên của cô giáo nên em lại cố gắng từng chút một, nắn nót từng nét chữ. Mỗi ngày em cố gắng luyện chữ thêm vào dòng, viết nét chữ mềm mại hơn một chút và không quên nhờ mẹ góp ý, sửa chữa cho. Dần dần em đã tiến bộ lúc nào không hay và em cũng yêu thích viết chữ nữa. Em tự luyện các mẫu chữ viết thường và viết hoa đẹp chẳng khác nào in trong sách. Cuối năm học, em được cô giáo và nhà trưởng cử đi thi viết chữ đẹp.
Thành tích của em đạt được tuy không phải lớn nhưng đối với em đó là một quá trình cố gắng. Cũng nhờ có bạn bút máy đồng hành em đã thay đổi được chữ viết xấu của mình. Ông bà ta có câu “Nét chữ nết người” quả không sai. Em sẽ giữ gìn cây bút này thật cẩn thận.
Cách dùng đó làm nổi bật lên hình ảnh mà tác giả đã miêu tả, gợi lên 1 hình ảnh quê hương Sapa với những cảnh đẹp vô cùng bình dị, tạo nên vẻ đẹp vô cùng huyền bí làm cho mọi người háo hức thử đến 1 lần với cảnh đẹp này
mà bạn chưa đánh dấu chấm hỏi đâu nha. Mình nghĩ dấu chấm hỏi đó dùng để nêu lí do nếu người nông dân đó giấu cày mà nói to lên thì nhũng kẻ trộm sẽ biết được
dầu xhaams hỏi đặt như này
Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao?
dấu chấm hỏi ở lớp 4 để đtặ sau câu nghi vấn ( câu hỏi ) nhưng khi lên caao hơn thì bn sẽ biết rất nhiều về dấu hỏi như dấu hỏi ko dùng để hỏi ..... nhưng tạm thời biết htees đã
CHÚC BẠN HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN ( TIẾNG VIỆT)