tả người bn thích :>>
5 tick 1 bài ok
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời".
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là người như vậy.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc.
Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ.
Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ. Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy.
Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái.
Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
Đúng vậy! Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trải bao nhiêu là mưa nắng.
Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều. Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào.
Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em.
Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều.
Người anh hùng trong em chính là ông nội |
Trong thông báo của mình gửi tới các quốc gia thành viên, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) gọi chủ đề Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 (năm 2019) là một “chủ đề truyền cảm hứng” (the inspirational theme).
Chủ đề Cuộc thi lần thứ 48 là một chủ đề mở, khơi gợi nhiều tư duy sáng tạo, nhiều suy nghĩ và cảm xúc đối với mỗi thí sinh. Trong mỗi con người, mỗi một bạn trẻ đều có sự hiện hữu, tình cảm yêu quý và ngưỡng mộ đối với một người hùng của riêng mình.
Chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu Hãy viết một bức thư về người hùng của em:
Việt Nam ngày 13/12/2018
Chào người bạn xa nhớ!
Vậy là chúng mình xa nhau đã được 2 năm. Bạn và gia đình đã chuyển sang Canada định cư. Lá thư hôm nay mình gửi bạn là lá thư đặc biệt. Mình sẽ viết về người anh hùng trong lòng của mình. Người đó chính là ông nội mình.
"Chúng mày chỉ là con nhà lão dọn phân trâu, phân bò" đó là những câu mà bố mình và anh em của ông thường xuyên phải nghe khi bị nhiều người dè bỉu về ông nội. Nhưng với bố và các anh em của mình bây giờ, ông nội là người anh hùng.
Bố kể gia đình của ông từng là bộ đội giải ngũ. Khi ấy gia đình ông rất nghèo, đông con. Bà mình bị tai nạn ngã từ năm 35 tuổi khiến gãy xương không được điều trị trở thành cố tật bà gù.
Nhà bố có 5 anh em, bố là con áp út, các anh em của bố đều học rất giỏi nên ai cũng được ông cho đi học. Hồi đó ông vừa đảm nhiệm trụ cột gia đình vừa gánh thêm công việc của người phụ nữ như giặt đồ, nấu nướng.
Nhà nghèo nên chỉ có cơm độn khoai ăn. Bố kể rằng lúc ấy các bác, cô và bố chỉ ăn cơm độn khoai và rắc mấy hạt muối trắng nhưng ai cũng ăn ngon lành. Về tháng giêng, nhà không có gạo ăn chỉ còn khoai lang phơi khô nấu với lá khúc để ăn trừ bữa. Dù nghèo đói nhưng ông luôn động viên các con phải chăm học, phải đi học thật tốt để không còn khổ. Lúc nào ông cũng mong các con trở thành cô giáo hay bác sĩ để ông có thể vẻ vang với mọi người.
Quanh năm, ông chỉ còn biết đi mò cua, bắt ốc bán lấy tiền cho con đi học. Bố kể khi mùa đông lạnh thấu xương ông đi cày thuê cho người ta, hôm nào không có ai thuê ông lội xuống ao đánh giậm, úp nơm kiếm tý cá về bán lấy tiền đong gạo. Cả nhà 7 miệng ăn đều do ông lo hết.
Rét quá, ông luôn thủ sẵn bên cạnh mình bi- đông rượu. Bố kể chúng mình nghe có lúc đi học về, nhìn thấy ông đang bì bõm dưới đầm đánh tôm, cá. Thấy ông cứ tu rượu ừng ực con cái hỏi ông bảo uống rượu cho ấm. Có lẽ do thói quen đó, đến khi con cái trưởng thành thì ông mắc bệnh xơ gan cổ trướng.
Ông nội làm đủ các nghề cày thuê, cuốc mướn, ruộng nương của nhà ông làm hết. Bố kể thời nông nhàn không ai thuê làm, ông mình đi lấy phân trâu, phân bò thải ra đường mang đi bán cho người ta bón lúa, trồng cây. Mỗi gánh phân trâu chỉ được 200 đồng nhưng để có nó ông mình đã mất cả ngày đi khắp các ngả đường để thu lại và mang bán.
Dù làm vất vả, ông chưa bao giờ than thở với con cái. Đặc biệt với bà, ông thương bà vô bờ bến. Ông luôn nói với các con về tình nghĩa vợ chồng. Nhờ thế mà đến nay, các bác nhà mình ai cũng trân trọng gia đình của mình. Đặc biệt, công việc vất vả đôi khi bị coi thường nhưng ông luôn kiên cường vượt qua. Lúc nào gặp các con ông cũng cười nói vui vẻ để mọi vất vả ở xa ngoài cổng nhà.
Bác Hải là bác lớn trong nhà học xong cấp 3 bác đi bộ đội và bác sống xa nhà từ đó, bác thứ hai học xong cao đẳng sư phạm cũng phải vào tận Tây Nguyên mới xin được làm giáo viên. Bác thứ ba chỉ học hết cấp 2 do bác thương ông quá nên tình nguyện ở nhà giúp ông làm ruộng và phụ ông nuôi em. Nhờ thế mà bố mình và cô Hà mới có cơi hội học đại học. Cô Hà học bác sĩ và giờ theo chồng sang định cư ở nước ngoài còn bố làm kinh doanh.
Mỗi lần về quê, bố đều kể cho chúng mình nghe về ông nội. Ông đã đi theo các cụ về thế giới bên kia hơn chục năm nhưng mỗi lần nhắc về ông, mọi người đều kính nể và coi ông như một người anh hùng.
Bố kể cả đời ông vất vả, khi con cái làm được tiền muốn báo hiếu thì ông bị xơ gan, dù các con cố gắng nhưng chỉ được 4 năm là ông qua đời vì ung thư gan. Mỗi khi nhắc đến ông, đại gia đình nhà mình đều cảm kích tình thường và nghị lực vượt qua khó khăn ông dành cho cả gia đình nhỏ.
Bà nội mình cũng qua đời năm ngoái, khi bà mất bà chỉ mong các con hãy giữ tinh thần nhiệt huyết như lúc ông còn sống. Bố luôn mong chị em chúng mình sống là người tốt và biết vượt qua khó khăn như ông mình đã trải qua nó.
Đó chính là người anh hùng trong mình, còn bạn, người anh hùng trong lòng bạn là ai bạn hãy gửi lại thư cho mình nhé!
Xin chào Hạ Vy!
Hẹn gặp lại bạn vào mùa hè
Ký tên: Nguyễn Gia Hân
Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết. Bởi chính vậy, những ông đồ già trên vỉa hè, phố xá rất đông khách thuê viết. Hình ảnh ông đồ đội khăn xếp, mặc áo the viết câu đối đã khắc ghi vào sâu trong tâm trí nhà thơ Vũ Đình Liên. Với bài thơ "Ông đồ", Vũ Đình Liên đã chạm được vào những dung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi đến những thế hệ sau này.
Nhà thơ viết lên bài với một tấm lòng yêu thương, trân trọng, ngợi ca những tài năng, sự đóng góp của những lớp người đi trước với nền văn hoá của dân tộc. Nhà thơ đã làm như vậy khi viết bốn câu thơ đầu:
"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua".
"Một thời vang bóng" của lớp người đã được xã hội trọng vọng, lúc mà nền tảng Hán học đang có một địa vị vững chắc. Gắn liền với sự hưng thịnh đó là hình ảnh những ông đồ giữa phố phường đông vui đầy sắc màu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ. Tất cả đã hài hoà, quyện với nhau thành một tác phẩm tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy!
Đây mới là những hình ảnh thoáng qua như gió xuân hây hẩy nhưng cũng đã đủ để gợi lên cài gì đó thật quen trong lòng người.
Ở khổ tiếp theo, hình ảnh ông đồ vẫn không phai nhạt:
"Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay."
Quả thực, đến lúc này, tài năng của ông đồ đã được phô bầy trong không khí phố phường, lúc này mọi người chú ý và trân trọng tài năng đó. Cái tài năng “Phượng múa rồng bay" của ông đồ dưới một bàn tay đầy khéo léo nghệ thuật đã làm rạng danh cho nên Hán học. Những con người đi trước với nền văn hoá dân tộc. Những câu chữ thánh hiền ông viết đã tặng cho mọi người về làm quà đón xuân, trang trí ngôi nhà ấm cúng, tình cảm gia đình thật ấm áp hơn.
Thật đáng buồn biết bao, một truyền thống đẹp của dân tộc đã bị mai một đi, một hình ảnh đầy sắc màu mùa xuân đã dần mất đi khi nền văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta. Người ta quên lãng đi câu đối tết và thay vào đó những bức tranh màu sấc rất sặc sỡ.
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu."
Độc giả đã hụt hẫng, cảm xúc tươi vui đã bị mất đi khi đọc khổ thơ này.
Trước sự tàn tạ, ra đi của ông đồ và lớp người xưa cũ, lòng thương người của nhà thơ Vũ Đình Liên được biểu hiện ở sự cảm thông, nỗi xót xa và niềm tiếc nuối khôn nguôi. Ở 2 câu thơ:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Ta như thấy nhà thơ bâng khuâng đi tìm lại bóng dáng của lớp người xưa cũ. Giọng thơ xót xa khi những con người tài hoa đã bị đẩy ra ngoài lề đường. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ dần trở nên buồn chán. Người thuê viết giảm đi theo thời gian và năm tháng "mỗi năm mỗi vắng”. Hình ảnh ông đồ giữa đường phố đông vui chỉ còn là một thứ bóng mờ xa xôi. Nỗi xót thương của nhà thơ được bộc lộ rõ nét khi ông đồ và lớp người xưa cũ dần mất đi:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu."
Người buồn, nên những vật dụng từng gắn bó thân thiết với ông cũng sầu đạm theo: giấy không đỏ như xưa, mực trong nghiên cũng sầu não theo. Có lẽ, giấy, nghiên mực không có tâm trạng, nhưng cái bi kịch tâm trạng của giấy, mực mà nhà thơ Vũ Đình Liên nhìn thấy chính là những nỗi xót xa, bẽ bàng của ông đồ nói riêng và lớp người xưa cũ nói chung. Nỗi buồn ấy không chỉ thấm vào phương tiện mưu sinh mà còn thấm đẫm vào cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật đã làm cho không gian thêm hiu quạnh và hoang vắng.
Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết. Bởi chính vậy, những ông đồ già trên vỉa hè, phố xá rất đông khách thuê viết. Hình ảnh ông đồ đội khăn xếp, mặc áo the viết câu đối đã khắc ghi vào sâu trong tâm trí nhà thơ Vũ Đình Liên. Với bài thơ "Ông đồ", Vũ Đình Liên đã chạm được vào những dung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi đến những thế hệ sau này.
Nhà thơ viết lên bài với một tấm lòng yêu thương, trân trọng, ngợi ca những tài năng, sự đóng góp của những lớp người đi trước với nền văn hoá của dân tộc. Nhà thơ đã làm như vậy khi viết bốn câu thơ đầu:
"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua".
"Một thời vang bóng" của lớp người đã được xã hội trọng vọng, lúc mà nền tảng Hán học đang có một địa vị vững chắc. Gắn liền với sự hưng thịnh đó là hình ảnh những ông đồ giữa phố phường đông vui đầy sắc màu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ. Tất cả đã hài hoà, quyện với nhau thành một tác phẩm tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy!
Đây mới là những hình ảnh thoáng qua như gió xuân hây hẩy nhưng cũng đã đủ để gợi lên cài gì đó thật quen trong lòng người.
Ở khổ tiếp theo, hình ảnh ông đồ vẫn không phai nhạt:
"Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay."
Quả thực, đến lúc này, tài năng của ông đồ đã được phô bầy trong không khí phố phường, lúc này mọi người chú ý và trân trọng tài năng đó. Cái tài năng “Phượng múa rồng bay" của ông đồ dưới một bàn tay đầy khéo léo nghệ thuật đã làm rạng danh cho nên Hán học. Những con người đi trước với nền văn hoá dân tộc. Những câu chữ thánh hiền ông viết đã tặng cho mọi người về làm quà đón xuân, trang trí ngôi nhà ấm cúng, tình cảm gia đình thật ấm áp hơn.
Thật đáng buồn biết bao, một truyền thống đẹp của dân tộc đã bị mai một đi, một hình ảnh đầy sắc màu mùa xuân đã dần mất đi khi nền văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta. Người ta quên lãng đi câu đối tết và thay vào đó những bức tranh màu sấc rất sặc sỡ.
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu."
Độc giả đã hụt hẫng, cảm xúc tươi vui đã bị mất đi khi đọc khổ thơ này.
Trước sự tàn tạ, ra đi của ông đồ và lớp người xưa cũ, lòng thương người của nhà thơ Vũ Đình Liên được biểu hiện ở sự cảm thông, nỗi xót xa và niềm tiếc nuối khôn nguôi. Ở 2 câu thơ:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Ta như thấy nhà thơ bâng khuâng đi tìm lại bóng dáng của lớp người xưa cũ. Giọng thơ xót xa khi những con người tài hoa đã bị đẩy ra ngoài lề đường. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ dần trở nên buồn chán. Người thuê viết giảm đi theo thời gian và năm tháng "mỗi năm mỗi vắng”. Hình ảnh ông đồ giữa đường phố đông vui chỉ còn là một thứ bóng mờ xa xôi. Nỗi xót thương của nhà thơ được bộc lộ rõ nét khi ông đồ và lớp người xưa cũ dần mất đi:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu."
Người buồn, nên những vật dụng từng gắn bó thân thiết với ông cũng sầu đạm theo: giấy không đỏ như xưa, mực trong nghiên cũng sầu não theo. Có lẽ, giấy, nghiên mực không có tâm trạng, nhưng cái bi kịch tâm trạng của giấy, mực mà nhà thơ Vũ Đình Liên nhìn thấy chính là những nỗi xót xa, bẽ bàng của ông đồ nói riêng và lớp người xưa cũ nói chung. Nỗi buồn ấy không chỉ thấm vào phương tiện mưu sinh mà còn thấm đẫm vào cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật đã làm cho không gian thêm hiu quạnh và hoang vắng.
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay."
Cho dù, ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng đã bị mọi người quên lãng, ông chỉ còn là một di tích tiều tuỵ đáng thương của "một thời tàn'”. Và có lẽ từ đó, ông vĩnh viễn vắng bóng. Đây âu cũng là sự dĩ nhiên, phũ phàng. Một Tết nào đó, khi hoa đào lại nở, người đời đã thảng thốt nhận ra sự vắng bóng của ông đồ trước cảnh nhộn nhịp của chốn phố phường. Một tiếng gọi tha thiết vang lên:
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
Ở hai khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì ba khổ thơ sau là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên.
Đọc bài thơ "Ông đồ" xong, ta thấy Vũ Đình Liên đã diễn tả được tình yêu thương con người sâu sắc trước số phận hẩm hiu của ông đồ, nhưng nó đẹp biết bao. Bài thơ còn thể hiện một tâm Hồn cao cả và nhân hậu, một con người rất giàu tình yêu thương sâu đậm, ngợi ca những tài năng của người xưa và khuyên răn chúng ta hãy sống để giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Nền văn hoá đó xứng với một tầm cao mới.
Nội dung | Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888) | Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896) |
Lãnh đạo | Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước. | Văn thân, sĩ phu yêu nước. |
Lực lượng | Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. | Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. |
Địa bàn | - Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…
| - Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,… |
Kết quả | Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi). | Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt. |
Đặc điểm | - Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “cần vương”. - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. - Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa. | - Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi. - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. - Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa. |
FA kệ bố , ok ?
Đồ ngọt làm từ Cacao
Cha đẻ TV
Cha đẻ điện thoại
Bài làm
- Facebook là một trang mạng xã hội, có thể kết bạn, nhắn tin.
- Chocolate là một loại kẹo ngọt có màu nâu, chính là sô-cô-la. Sô-cô-la ăn ngon nhất chính là sô-cô-la đắng. Sô-cô-la sữa thì ngậy, béo và thơm.
- Philo Farnsworth (19/8/1906-11/3/1971) đã lên ý tưởng về những chiếc “máy phân tích hình ảnh” từ năm 14 tuổi. Ông đã đặt nền móng đầu tiên cho trị trường điện tử truyền hình và giúp nó lưu truyền, phát triển cho đến thế hệ ngay nay. Nhưng bản thân Farnsworth lại chẳng nhận lại được chút lợi ích về tài chính từ phát minh này, thậm chí đã có thời gian chính ông đã căm ghét sáng chế vĩ đại của mình.
- Martin Cooper là người phát minh ra điện thoại di động. Tiến sĩ Cooper là giám đốc điều hành (CEO) và người sáng lập ra ArrayComm, một công ty hoạt động trong công nghệ anten thông minh và cải tiến mạng không dây.
Tiến sĩ Martin Cooper, nguyên là một giám đốc bộ phận các hệ thống ở Motorola, được cho là người phát minh ra chiếc máy thu phát cầm tay đầu tiên và là người đầu tiên thực hiện một cuộc gọi trên một chiếc điện thoại di động vào tháng 4 năm 1973. Cuộc gọi đầu tiên ông thực hiện là với kỳ phùng địch thủ của mình, Joel Engel, Giám đốc nghiên cứu của Bell Labs.
# Chúc bạn học tốt #
nhắm 1 mắt để tập trung toàn bộ trí óc vào tầm nhìn 1 mắt đó,
“Thi trung hữu họa” Các cụ xưa đã nói như thế. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về “Chúa sơn lâm” khá hoàn hảo trong bài thơ “Nhớ rừng” của mình.
Bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng :
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng.
Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài.
Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”
Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động.
Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi.
Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
xinh ,ngoan ,hiền,bt nghe lời.hết
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.