K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

Em là một đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố. Nhưng không vì thế mà em xa cách với quê hương. Bởi hè năm nào em cũng được về quê thăm ông bà. Vì vậy, em có rất nhiều kỉ niệm với mảnh đất thân thương đó.

Đến giờ em, vẫn còn nhớ như in chuyện xảy ra vào một buổi chiều mùa hè năm ngoái. Hôm đó, ông rủ em ra bờ sông bắt ốc. Bạn thử nghĩ xem, còn gì vui sướng bằng lội trong dòng nước mát lạnh trong một ngày hè nóng bức chứ? Vậy nên, dù chưa bao giờ bắt ốc, em vẫn vui sướng xách rổ chạy theo ông. Sau khi đi qua một con đường nhỏ, hai bên là hai mương nước nhỏ chảy róc rách, em và ông đi ra đến bờ sông. Bắt chước theo ông, em xắn ống quần lên thật cao để khỏi bị ướt. Xong xuôi, em cẩn thận lội xuống nước. Nước ở khu vực gần bờ chỉ đến ngang giữa đùi của em mà thôi. Nó mát lạnh, xua tan đi mọi cái oi nóng của mùa hè. Dưới đáy sông, là lớp bùn non mềm mịn, khi đặt chân xuống chỗ nào là bùn sẽ “liếm” đến tận mắt cá ngay. Sau khi đã quen thuộc với cách di chuyển dưới nước, em liền bắt đầu mò ốc. Bắt chước theo ông, em cúi người, đưa bàn tay mò dọc theo bùn lầy dưới chân. Và rồi, em bắt được chú ốc đầu tiên. Đó là một chú ốc vặn to béo, bên ngoài bám chút rêu xanh. Em hết to lên mừng rỡ:

- Ông ơi, cháu bắt được ốc rồi này!

Dưới cái nhìn hiền từ của ông, em đặt con ốc vừa bắt được vào rổ, rồi hăng hái chạy đi bắt tiếp. Sau đó, em như trở thành một người thợ chăm chỉ và lành nghề. Liên tục bắt được nhiều chú ốc béo mẫm khác nữa. Em cũng rất chuyên nghiệp khi cẩn thận sàng lọc, chỉ lấy những chú ốc to còn chú ốc nhỏ sẽ thả lại xuống nước cho tiếp tục phát triển. Đây là bài học mà ông đã dạy em, để có thể có ốc ăn lâu dài.

 

Sau một hổi cần mẫn, chiếc rổ của hai ông cháu đã đầy những ốc. Ông gọi em dừng tay để trở về nhà. Nghe tiếng ông, em cũng lội dần vào bờ để đi về. Chợt, có thứ gì đó dài và trơn lướt qua bắp chân em, rồi bám vào không chịu đi. Lúc ấy, cả người em cứng đờ lại như một tảng đá, lưng chảy đầy mồ hôi lạnh vì sợ hãi. Vì em nghĩ ngay đến những câu chuyện về đàn rắn nước sống dưới sông mà bà hay kể. Thế là xong rồi. Em sợ hãi mà hét lên rồi vùng chạy. Do vội quá mà ngã xuống nước, ướt hết cả người. Lúc này, ông đã chạy lại, thấy ông, em liền bảo rằng trên chân có rắn, mãi không chịu rời đi. Nghe em nói vậy, ông liền giờ tay lên, toan bắt con rắn lì lợm trên chân em. Nhưng đến đi ông giơ lên thì em mới bàng hoàng nhận ra đó chỉ là một cái rễ cây. Ngay lập tức em trở nên ngượng nghịu, xấu hổ vô cùng. Nhưng rồi vì sợ bị cảm lạnh, em liền chạy vội theo ông trở về nhà để thay quần áo. Tối hôm đó, khi cả nhà ngồi vây quanh nồi ốc hấp to thơm ngon. Ông lại kể cho mọi người nghe câu chuyện nhìn gà hóa cuốc của em lúc chiều. Mọi người ai nấy đều cười nghiêng ngả. Khiến em xấu hổ lắm. Nhưng một lát sau, em lại nhanh chóng hòa mình vào không khí vui vẻ của cả nhà.

Đến nay cũng đã hơn một năm trôi qua rồi, nhưng những việc xảy ra vào ngày hôm đó em vẫn còn nhớ mãi. Dù đó là một kỉ niệm khá là xui xẻo, khiến em phải xấu hổ. Nhưng đó lại là kỉ niệm tuyệt vời nhất của em tại quê hương cùng với ông.

 

27 tháng 12 2021

??????

Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta ". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng : cha thức khuya dậy sớm làm nụng vất vả lo cho...
Đọc tiếp

Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta ". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng : cha thức khuya dậy sớm làm nụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau , bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta !
tìm giúp mình cụm danh từ và cụm động từ trong đoạn văn!


 

5
27 tháng 12 2021

haygcdgtffrfrrrrrtfgvrtfgvhgyhvhjxjhbgugrutggbryghvhfyuhgyhrhvyfrhghhryghdfuhthhhghrhdihueotyh

27 tháng 12 2021
Bùi Gia Khánh ơi anh đăng lên chi vậy chỉ là bài văn thôi mà
27 tháng 12 2021

Đây là bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Tục truyền, vua Lý Thái Tổ đi tìm đất đóng đô, ngang qua đây chợt thấy có rồng vàng bay vút lên trời, cho là điềm lành, bèn quyết định dừng lại, cho xây dựng kinh thành và đặt tên là Thăng Long.

Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Thủ đô đã đứng vững qua bao phen khói lửa, bao cuộc chiến tranh đau thương và oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất đỗi tự hào khi giới thiệu về mảnh đất của mình:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với một truyền thuyết lịch sử đẹp đẽ. Truyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược đến tận xương tủy. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy, lực lượng còn non yếu nên Long Quân đã kín đáo cho Lê Lợi mượn thanh bảo kiếm để đánh giặc giữ nước. Sau khi quét sạch mấy chục vạn quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua, dựng lại nền độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Nhân buổi nhàn du, vua Lê đã cùng quân thần đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Bỗng có một con Rùa Vàng rất lớn nổi lên mặt nước. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng bơi đến trước thuyền và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua Lê rút gươm thả xuống cho Rùa Vàng. Rùa Vàng đớp lấy thanh gươm và lặn nhanh xuống nước. Một lúc lâu sau, vệt sáng vẫn còn le lói dưới đấy hồ sâu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Hồ gươm nằm giữa lòng thành phố là một thắng cảnh xinh tươi của Thủ đô. Giữa hồ có đền Ngọc Sơn nép mình dưới bóng dâm cổ thụ, có Tháp Rùa xinh xắn xây trên gò cỏ quanh năm xanh mướt.

Lối vào đền Ngọc Sơn là một cây cầu nhỏ cong cong sơn màu đỏ có tên Thê Húc (Tức là nơi ánh sáng ban mai đậu lại). Hai bên là Đài Nghiên, Tháp Bút do nhà thơ Nguyễn Siêu xây dựng vào giữa thế kỉ XIX. Đền Ngọc Sơn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc nổi tiếng đời nhà Trần cà thờ Văn Xương đế quân - một vị thần trông coi về văn học - vì Hà Nội được coi là xứ sở của văn chương thi phú.

Trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mĩ ném bom bắn phá miền Bắc, bắn phá Hà Nội - trái tim của cả nước - chú bé Trần Đăng Khoa mười tuổi đã nhận ra điều kì diệu trong tư thế hiên ngang, bất khuất của Thủ đô. Sau mịt mùng lửa đạn, bầu trời Hà Nội lại xanh trong, soi bóng xuống mặt hồ Hoàn Kiếm và Tháp Bút giống như một cây bút trong tay thi sĩ, ung dung viết thư lên trời cao, những vần thơ sảng khoái thể hiện tài hoa và khí phách của người Hà Nội.

Cũng bởi hồ Hoàn Kiếm đẹp và giàu ý nghĩa như vậy nên du khách đến thăm Hà Nội không thể bỏ qua. Thắng cảnh này tiêu biểu cho truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam cho nên bài ca dao trên vừa là lời giới thiệu, vừa là lời mời mọc chân tình: Du khách muôn phương hãy đến đây để cùng thưởng thức cảnh đẹp, cùng chia sẻ niềm vui, niềm kiêu hãnh với chúng tôi, những người dân Thủ đô khéo léo, cần cù, thanh lịch và hiếu khách!



 

28 tháng 12 2021

- BPNT: So sánh

- Chăm sóc bố,...

16 tháng 1 2022

so sánh

chăm sóc,giúp đỡ bố,..

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤNGUYỄN HIỂN LÊTôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

NGUYỄN HIỂN LÊ

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.

Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

(Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

 

Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên đã được thể hiện rõ ở phương án nào?

A. Câu mở đầu của văn bản

B. Tiêu đề của văn bản

C. Câu cuối văn bản

D. Câu đầu của các đoạn

Câu 2. Dòng nào sau đây nêu đúng tính chất hồi kí của văn bản này?

A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua

B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ

C. Ghi lại các câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng

D. Ghi lại những câu chuyện tưởng tượng trong quá khứ

Câu 3. Văn bản được viết theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

Câu 4. Tính chất xác thực của văn bản trên được thể hiện ở chi tiết nào sau đây?

A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả….

B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa …

D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó)…

Câu 5. Dòng nào chứa cảm xúc, tâm trạng của người viết?

A. Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch.

B. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

C. …thế mà đã sáu chục năm qua rồi.

D. …cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

Câu 6. Các sự việc trong văn bản được kể theo trình tự nào?

A.Theo diễn biến của sự việc

B. Theo trình tự không gian

C.Theo hồi ức của người kể

D. Theo trình tự thời gian

Câu 7. Trong câu: “ Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.” từ “ chân” trong “ chân đê” có cùng nghĩa với từ “chân” nào trong các câu sau đây?

A. Thầy u mình với chúng mình chân quê ( Nguyễn Bính)

B. Anh em như thể tay chân ( Ca dao)

C. Chân ta bước lòng ung dung tự hào ( Phan Nhân)

D. Hãy du ngoạn một vòng dưới chân núi Tam Đảo.

Câu 8. Trong những ví dụ sau, ví dụ nào không sử dụng từ đồng âm?

A. Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu

B. Chiếc bàn này , chân đã gãy/ Tôi muốn bàn với cậu một việc.

C. Tay anh ấy bị đau./ Những tay tre đan vào nhau như bức tường thành.

D. Mẹ mua đường về làm bánh./ Đường đời muôn nỗi chông gai

Câu 9. “ Biết ơn người thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo mình từ những điều nhỏ nhất” là nội dung ý nghĩa của thành ngữ nào?

A. Khỏi rên quên thầy

B. Ăn cháo đá bát

C. Tôn sư trọng đạo

D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Câu 10. Đặt câu với thành ngữ mà em vừa tì

0
27 tháng 12 2021

Trong rất nhiều các loại hoa như: hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc, hoa oải hương… thì em thích nhất là loài hoa sen. Một lần về quê chơi, em đã được bà ngoại dẫn ra đầu làng để ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa xinh đẹp này. Đó là một sớm mùa hè tinh mơ và mát mẻ. Một không khí thật đẹp tại đầm sen. Ẩn hiện sau những màn sương sớm mỏng manh là hình ảnh những bông hoa sen. Những bông hoa sen nở trong đầm lầy, có đủ các màu sắc: nào hồng, nào trắng. Xen lẫn vào đó là màu xanh thẫm đến đặc biệt của những chiếc lá sen. Có những bông hoa sen còn chúm chím, xinh xinh trông hệt như những cô thiếu nữ tuổi còn trẻ, còn đang e ấp, ngại ngùng. Có những bông hoa sen lại nở xòe ra rực rỡ, phô hết ra được toàn bộ vẻ đẹp của mình. Bên trong hoa sen lại nhị hoa màu vàng tươi trông thật thích mắt. Hương hoa sen thì không nồng nàn như hoa hồng mà lại dịu nhẹ, thoảng qua nhưng không kém phần quyến rũ. Hương hoa sen quyện vào trong không khí còn ẩm hơi sương vào sáng sớm làm cho con người không khỏi siêu lòng, ngây ngất. Em rất yêu hoa sen!

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà cuối năm đã đến rồi. Trời trở nên rét lạnh, khô hanh. Thoảng trong gió là những tiếng hát mừng xuân rộn ràng. Trên phố, hình ảnh những cây nào hồng thắm đã lác đác xuất hiện. Báo hiệu nàng xuân đã sắp về rồi.

Nói về cây đào, thì cũng như cây mai, nó là loài hoa đặc trưng, biểu tượng cho mùa xuân của đất trời. Nhưng nếu như hoa mai là sự ấm áp, rực rỡ, rộn ràng, thì hoa đào chính là sự dịu dàng, đằm thắm, say sưa của đất trời. Cây đào có rất nhiều chiều cao, cây thấp, có khi chỉ khoảng 1m, những có cây có thể cao đến gần 10m. Tuy nhiên, ở nước ta, người ta thường chuộng và xuất hiện nhiều nhất là những cây đào cao từ 1m6 đến 2m - xấp xỉ với một người đàn ông trưởng thành. Thân cây đào thường không quá lớn, đường kính phần gốc chỉ khoảng 10cm đổ lại. Càng lên cao sẽ càng nhỏ hơn. Không phải là thân của nó không thể to hơn nữa, mà đơn giản là do thị hiếu của người chơi đào đa phần thích dáng vẻ tinh tế, thanh thoát của nó. Phần vỏ ở thân cây có màu nâu sâm, hơi xù xì, lên gần ngọn thì bớt đi. Tùy vào người chăm cây, mà thân cây sẽ được uốn theo nhiều hình thù nghệ thuật khác nhau, mang những ý nghĩa, kì vọng khác nhau. Từ thân cây, các cành, các nhánh đào tỏa ra, nhỏ như cây đũa, được tỉa tót lại cho hài hòa với dáng vẻ của thân. Lá đào nhỏ như lá mai, nhưng dày hơn và màu xanh sẫm.

Điều đặc biệt của hoa đào, là khi hoa nở rộ, thì lá sẽ rụng hết. Chứ không như cây mai, hoa lá đan xen. Chính vì vậy, cả cây đào lúc đó như một ngọn đuốc hồng rực rỡ. Cánh hoa đào mỏng tanh như cánh bướm, màu hồng nhạt, xếp thành nhiều lớp. Ở phần sát gốc, màu hồng đậm hơn. Đến cả nhụy hoa cũng là màu hồng. Những bông hoa mọc chi chít từ cành cây, sát vào nhau trông vô cùng thích mắt. Cứ khi Tết đến, xuân về là đến mùa hoa đào nở. Và nếu như hoa mai thích nơi ấm áp, thì hoa đào chỉ hợp với nơi giá lạnh. Khi đất trời khô ráo, mọi người cuộn chặt trong lớp áo ấm hồ hởi chờ năm mới đến, là lúc mà hoa đào nở rộ.

Từ lâu nay, hình ảnh cành đào hồng tươi thắm đã trở thành biểu tượng của cái Tết Việt Nam ta. Nó cùng với bông mai vàng xuất hiện trên báo đài, các nhãn hiệu quảng cáo, trang phục, bánh kẹo… Nhìn thấy hoa đào là thấy năm mới đã đến sát bên thềm nhà. Chính vì vậy, em yêu quý và mong chờ nó vô cùng. Và mong sao, dù năm sau, năm sau và rất lâu nữa, hoa đào vẫn mãi giữ được vị trí tinh thần quan trọng như vậy trong lòng nhân dân.

27 tháng 12 2021

chiu thoi

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ...
Đọc tiếp

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

       Một  chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

  - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

  - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

       Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

  - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

  - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

      Nhím ra dáng nghĩ:

  - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

      Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

      Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]   

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

 

Câu 1.( 1 điểm) Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích?

Câu 2.(1,5 điểm) Tìm các chi tiết thể hiện hành động của Nhím khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước? Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 3.(1 điểm) Cho câu văn

   “ Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

          Xác định một cụm danh từ và phân tích cấu tạo cụm danh từ trong câu văn trên?

Câu 4.(1,5 điểm) Từ đoạn trích trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?Hãy viết thành 3-4 câu văn.

 

0