K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2020

Mùa xuân không lạnh lẽo, giá rét như mùa đông, không nóng bức chói chang như mùa hè, cũng không buồn rầu, khô hanh như mùa thu. Ấm áp, nắng ấm và ẩm ướt mới chính là tiết trời thực sự của mùa xuân. Khi chim én báo hiệu xuân về, cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, rộ lên những sắc hoa tươi thắm, rực rỡ.

Xuân về thì tất nhiên không thể thiếu sắc hồng của hoa đào, sắc vàng của hoa mai, hương quất nồng nàn tỏa đi khắp nơi. Mọi người ai ai cũng háo hức đón chào một năm mới, được đón một cái Tết cổ truyền. Ai ai cũng tấp nập sửa sang lại nhà cửa và mua sắm đồ đạc mới để đón Tết. Dòng người tấp nập, hối hả trên từng con đường, từng khu chợ.

Đối với những người phải đi làm xa nhà, họ thường gửi tới cho gia đình mình những lời chúc ngọt ngào nhất, kèm theo những món quà đậm tình cảm gia đình. Thăm hỏi quê nhà là một điều tất yếu mà mỗi chúng ta phải làm khi Tết đến. Chúng ta được đi lên chùa và cầu mong hạnh phúc đến với mình và người thân.

Nhưng sự quây quần, ấm cúng mới chính là ý nghĩa thực sự của Tết. Cả nhà được quây quần bên đĩa bánh chưng và bữa ăn đạm bạc, cùng nhau xem những bộ phim, nghe những bài hát về mùa xuân, mừng tuổi cho nhau và trao những lời chúc tốt đẹp nhất. mùa xuân được ví như một nàng công chúa xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban cho nhân loại.

25 tháng 12 2020

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ?Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ?

Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ, từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ Hán Việt, thành ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đã tìm ra ở trên.

Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nội dung ngữ liệu đó

 

0
25 tháng 12 2020

việc đi học hằng ngày nha bn

học tốt!

24 tháng 12 2020

vcl mở bài 10 11 dòng

24 tháng 12 2020

Ta sinh ra,gắn bó với mẹ thiên nhiên từ lúc thở hơi thở đầu tiên của cuộc sống và sẽ hòa mình với thiên nhiên đến hơi thở cuối cùng.Cuộc sống của ta phụ thuộc vào từng ngọn cây,hoa cỏ mà mãi mãi ta không thể quên.Chính vì lẽ đó,ta càng yêu thương cây cối,bảo vệ chúng thì chúng mang sự sống cho ta,nó như là một vòng tuần hoàn giao thoa giữa con người và thế giới thiên nhiên.Ta không thể bỏ qua những ngọn cây,cỏ hằng ngày ta yêu mến,ta chăm sóc và giữ gìn.Có thể mọi người ai cũng có loài cây yêu thích của mình,coi là một ý nghĩa riêng,lý do riêng để yêu thích.Tôi cũng vậy,tôi cũng yêu lắm những cái cây mà rất đỗi thân thương với mình,và trong số đó,loài mà tôi yêu quý nhất chắc chắn là cây bàng-loài cây gắn bó với học sinh qua bao năm tháng thăng trầm trên ghế nhà trường.

23 tháng 12 2020

Bài này ko ngắn gọn dcđâu