K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2024

Hùng Vương thứ mười tám có có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương. Vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn, một người là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển. Cả hai đều tài giỏi nên vua không biết chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước, rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Đánh ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thua trận.

( 9 câu đó nha )

26 tháng 1 2024

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng khi ăn quả, chúng ta là người hưởng thụ; còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó.

Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã mất. Dân tộc ta còn có ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27 tháng 7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh hạnh phúc, hy sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20 tháng 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27 tháng 2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

Là học sinh cần hiểu được câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để sống sao cho đúng. Đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.

Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người. Sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiêng liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

26 tháng 1 2024

Đạo lí của dân tộc ta đề cao tình nghĩa thủy chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa ăn, ở mà ông bà, cha mẹ ta rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gửi gắm vào ca dao, tục ngữ với bao lời hay, ý đẹp. Một trong những câu tiêu biểu là câu tục ngữ:

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

"Quả" trong câu tục ngữ trên là trái ngọt, quả ngọt, là bông lúa thơm, trái cam ngọt,... là thành quả lao động, do công sức, mồ hôi của trồng cây", của bà con nông dân "cuốc bẫm cày sâu", "một nắng hai sương"... làm nên.

Hương vị của "quả" chứa đựng biết bao sức người và tình đời. Cho nên được "ăn quả", được hưởng thụ thơm trái ngọt ở đời, lương tâm luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải trân trọng và biết ơn những "kẻ trồng cây" trong xã hội, những con người đã lao động vất vả đã làm ra "quả" cho ta được ấm no, hạnh phúc.

Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" còn hàm chứa một ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc. "Quả" không chỉ là những thứ vật chất như cơm ăn mặc, áo mặc, hoa quả ngọt thơm... mà còn là những thành quả, những giá trị tinh thần khác trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân ta từ xưa tới nay.

Được nuôi nấng chăm sóc, được học hành nên người, được chạy chữa thuốc men lúc ốm đau bệnh tật, được sống trong một đất nước đẹp tươi, thanh bình độc lập yên vui,... những "quả" ấy được người trồng cây là Bác Hồ vĩ đại và triệu triệu nhân dân làm nên, bằng mồ hôi và xương máu, bằng tài trí và tình thương. Do đó, được "ăn quả", chúng ta phải "nhớ"; phải ghi lòng tạc dạ công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên; không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng của thầy cô giáo, nhân dân, từ người dân cày lam lũ đến người thợ trong nhà máy, người lính ngoài mặt trận, Bác Hồ đã đi xa...

Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên bài học về lòng biết ơn giáo dục mọi người cách sống cho phải đạo, biết ăn, ở thủy chung. Con người ta phải có lương tâm. Được ơn thì phải biết đáp nghĩa. Được ơn, chịu ơn người thì phải có nghĩa vụ ghi nhớ, đền đáp. Người làm ơn ít ai nghĩ rằng sẽ chờ người trả ơn. Lương tâm luôn luôn thầm nhắc chúng ta hành động, tìm cách báo đáp công ơn người. Hướng theo đạo lí của dân tộc, ai cũng muốn vươn tới cái đẹp: tình nghĩa thủy chung.

Mỗi chúng ta là con em của một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Sống trong cộng đồng, mỗi một thành viên đều có mối quan hệ vật chất hoặc tinh thần, là tình đời, tình người sâu nặng lắm. Ai có thể sống biệt lập mà hạnh phúc? Cuộc nhân sinh đầy vất vả, khó khăn, thiên tai, địch họa, đói rét cơ hàn, ốm đau, bệnh tật, lúc "tắt lửa tối đèn"... Bởi vậy, con người ngoài nghĩa vụ tương thân tương ái để sống hạnh phúc lại phải có ý thức "có vay có trả" tình đời, nghĩa đời, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

Con người phải luôn luôn hướng thiện. Lòng biết ơn làm cho chúng ta trở nên cao thượng, biết trau dồi nhân cách, tạo dựng tâm hồn đẹp, sống nhân hậu yêu thương, thủy chung. Trở thành một người con hiếu thảo, một người học trò tốt, một người bạn tốt, một người công dân tốt... sống nhân hậu thủy chung là điều ai cũng mong muốn. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cảm hóa con người sâu sắc lắm!

Có thể tự hào khẳng định, ân nghĩa thủy chung là một nét rất đẹp của tâm hồn người Việt Nam được hun đúc nên qua hàng ngàn năm lịch sử.

Con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, "thương người như thể thương thân". Vì thương người mà biết làm ơn giúp người, xem như một việc nghĩa, vô tư, trong sáng. Cũng vì thế mà lòng biết ơn trở thành một nét đẹp trong đạo lí của nhân dân ta. Ân nghĩa thủy chung là thước đo đạo đức, là biểu hiện nhân cách, phẩm giá của mỗi người.

Con cháu biết hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nén hương thơm thắp trong ngày giỗ tết, trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn... của con cháu đối với gia tiên, qua tháng năm đã trở thành thuần phong mĩ tục. Học trò biết kính trọng thầy cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhân dân biết ơn thương binh liệt sĩ, đời đời nhớ ơn Bác... là ân nghĩa đạo lí ở đời. Những mái nhà tình nghĩa mọc lên sau chiến tranh khắp mọi miền quê là biểu tượng tuyệt đẹp "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", là lòng biết ơn của toàn xã hội đối với thương binh, liệt sĩ.

Trong xã hội, thời gian nào cũng vậy, không thiếu những kẻ vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, "ăn cháo đá bát". Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị cảnh tỉnh và giáo dục sâu sắc.

Vì trọng ân nghĩa thủy chung nên nhân dân ta từ ngày xưa đã truyền lại bao câu ca, bài hát về lòng biết ơn. Đọc những vần thơ dân gian ấy, ta thấy tâm hồn thêm trong sáng, đẹp đẽ: "Uống nước nhớ nguồn" hoặc:

"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước áo"

Câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một bài học luân lí sâu sắc. Nó giáo dục chúng ta đạo lí làm người, sống có tình nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo lí làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc. Lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn, phải được biểu hiện bằng những việc làm tốt cụ thể.

26 tháng 1 2024

Tuyết Mai là bạn thân của em. Mai có dáng người nhỏ nhắn, mảnh mai nhưng cô ấy rất khỏe, có thể nhấc cả cái ghế lên bằng một tay. Khuôn mặt Mai khá nhỏ nên cậu ấy thường để kiểu tóc ngắn ôm vào mặt. Nhờ vậy mà trông Mai đáng yêu hơn rất nhiều. Kết hợp với đôi mắt một mí đen láy, trông Mai thật tinh nghịch và lém lỉnh.

26 tháng 1 2024

thanks vì đã tick nha! ❤

26 tháng 1 2024

Tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Về khái niệm, tình cảm này được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Trong lịch sử dân tộc, nhân dân Việt Nam vẫn luôn thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước. Trong quá khứ, đất nước bị kẻ thù xâm lược, nhiều thế hệ đã dâng hiến tuổi thanh xuân, nguyện hy sinh cả tính mạng để giành lại độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Còn trong thời bình, tình yêu quê hương, đất nước vẫn tiếp tục được phát huy, nhưng qua nhiều hành động khác nhau. Thế hệ trẻ ra sức học tập để xây dựng quê hương, đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Với nền văn hóa nước ngoài, chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc, vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Vấn đề chủ quyền, lãnh thổ của quốc gia cũng là bất khả xâm phạm, cần kiên quyết bảo vệ. Những sáng kiến, phát minh để quảng bá hình ảnh đất nước tới bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng đất nước. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận người có lối sống ích kỉ, có những suy nghĩ và hành động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Chúng ta hãy giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

26 tháng 1 2024

Mùa xuân đến cùng là khi ngày tết lại về trên khắp các nẻo đường của quê hương. Thời tiết ấm áp hơn. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Trong vườn nhà em, những bông hoa đua nhau khoe sắc thắm. Từng đàn bướm từ đâu bay đến khiến khu vườn thêm rực rỡ. Tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây nghe thật vui tai. Khắp nơi, mọi người háo hức đi sắm sửa để đón Tết. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy. Cả gia đình em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa để đón chào một năm mới sắp đến. Đêm giao thừa, mọi người trong gia đình cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Người lớn ôn lại về một năm cũ đã qua, trẻ em vui đùa cười nói. Ai cũng mong chờ đến giây phút giao thừa. Mọi nhà đều tràn ngập trong không gian đầm ấm, sum vầy của ngày tết. Em yêu ngày tết của đất nước mình biết bao nhiêu.

 

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy. Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu. Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy. Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc.

 

26 tháng 1 2024

Mùa xuân đến cùng là khi ngày tết lại về trên khắp các nẻo đường của quê hương. Thời tiết ấm áp hơn. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Trong vườn nhà em, những bông hoa đua nhau khoe sắc thắm. Từng đàn bướm từ đâu bay đến khiến khu vườn thêm rực rỡ. Tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây nghe thật vui tai. Khắp nơi, mọi người háo hức đi sắm sửa để đón Tết. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy. Cả gia đình em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa để đón chào một năm mới sắp đến. Đêm giao thừa, mọi người trong gia đình cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Người lớn ôn lại về một năm cũ đã qua, trẻ em vui đùa cười nói. Ai cũng mong chờ đến giây phút giao thừa. Mọi nhà đều tràn ngập trong không gian đầm ấm, sum vầy của ngày tết. Em yêu ngày tết của đất nước mình biết bao nhiêu.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy. Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu. Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy. Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc.

26 tháng 1 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

BIÊN BẢN
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP …..

Hôm nay, lúc……………ngày …….. tháng …… năm 20…….

Tại phòng học lớp: ……………………Trường THPT ........................

A. THÀNH PHẦN THAM DỰ:

- Giáo viên chủ nhiệm: ………………………………………..

- Tập thể lớp: ……………Sỉ số: ……… Hiện diện .............. vắng ………

- Tên học sinh vắng:

B. NỘI DUNG SINH HOẠT

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA LỚP

1. Ban cán sự lớp báo cáo tình hình chung của lớp

1.1 Tình hình chấp hành nội quy, quy định của nhà trường (Đi trễ, về sớm, bỏ học, Đồng phục, tác phong, giày dép, Giao tiếp, ….)

...........................................................................................

...........................................................................................

1.2 Tình hình học tập (Học bài, vẽ bài, làm bài tập, kiểm tra, …)

...........................................................................................

...........................................................................................

1.3 Các hoạt động thường xuyên khác: (vệ sinh, quỹ lớp, …. )

...........................................................................................

...........................................................................................

2. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá tình hình lớp

Mặt mạnh

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

Mặt yếu còn tồn tại

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

3. Những giải pháp, biện pháp, hình thức xử lý cụ thể:

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

4. Biểu dương những HS tích cực trong các hoạt động; học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong chuẩn mực, các phong trào

...........................................................................................

...........................................................................................

II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHO TUẦN TIẾP THEO

Phân công trực nhật.

Thứ 2. ……………………………………Thứ 3. …………

Thứ 4. ……………………………………Thứ 5. …………

Thứ 6. ……………………………………Thứ 7. …………

III. THÔNG BÁO –PHỔ BIẾN NỘI DUNG MỚI

...........................................................................................

...........................................................................................

IV. Ý KIẾN PHÁT BIỂU - ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ

...........................................................................................

...........................................................................................

V. KẾT LUẬN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

...........................................................................................

...........................................................................................

Cuộc họp kết thúc vào lúc …… giờ …….. cùng ngày. Nội dung biên bản được thông qua cả lớp và đồng nhất trí với biên bản này.

Thư ký

(Họ tên và chữ ký)

Lớp trưởng

(Họ tên và chữ ký)

Giáo viên chủ nhiệm

(Họ tên và chữ ký)

26 tháng 1 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
Lớp………….
Tuần:.......

I. Thời gian và địa điểm:

- Thời gian:… giờ … phút, ngày………tháng………năm 20…

- Địa điểm: Tại phòng học lớp………, Trường THCS ………………..

II. Thành phần tham dự:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp…..: Thầy/cô………………. (chủ trì)

- Tập thể lớp………

- Vắng mặt:………………………………………………………………

III. Nội dung buổi sinh hoạt:

1. Các tổ nhận xét hoạt động của tổ mình phụ trách:

- Tổ 1:……………………………………………………………………………………………

- Tổ 2:……………………………………………………………………………………………

- Tổ 3:…………………………………………………………………………………………….

2. Ý kiến của các thành viên trong lớp:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

3. Các lớp phó nhận xét tình hình học tập của các tổ, cá nhân trong tuần qua:

………………………………………………………………….………………………………...

………………………………………………………………....…………………………………

4. Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua:

.........................................................................................................................................

…………………………………………………………………………………………………....

5. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các hoạt động trong tuần:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

- Xử lí vi phạm: …………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

- Kế hoạch tuần tới:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

+ Hoạt động khác:………………………………………………………………………………

Biên bản kết thúc vào lúc ……………………cùng ngày.

GVCN Thư kí
26 tháng 1 2024

Cây tre là một niềm tự hào chính đáng của Việt Nam. Không biết từ bao giờ, cây tre đã trở thành người bạn thân của nông dân Việt Nam. Tre con là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Các em bé con có đồ chơi gỗ nữa ngoài mấy cây que chuyện đánh chất bằng tre. Tuổi giả hút thuốc làm vui. Tre đã hi sinh để chiến đấu. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nhớ cho mình nha 

26 tháng 1 2024

Hai nhân vật biểu tượng cho công lí, cho lòng tốt – phương diện đặc trưng của truyện cổ tích. - Có thể đặt tên Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Vì mụ vợ và cá vàng là hai nhân vật chính của truyện, ông lão là nhân vật phụ.

26 tháng 1 2024

bye mn cô và các bạn

26 tháng 1 2024

  Trước đây, em vô tình nghe được một câu chuyện cảm động. Sau này, khi nhìn thấy những đóa hoa cúc trắng, em đều không thể không nhớ đến câu chuyện này. Đó chính là Sự tích bông hoa cúc trắng của một nhà văn người Nhật. Đặc biệt, hình ảnh người con gái trong truyện được tác giả xây dựng rất vừa thán phục, vừa cảm động.

  Mở đầu câu chuyện, gia cảnh của cô bé đã được tác giả thể hiện rõ qua những câu văn. Nơi cô bé ở thưa người, bố mất sớm và chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Gia cảnh không có gì khấm khá, thậm chí còn được coi là khó khăn. Vậy nên, người mẹ mới làm việc chăm chỉ và vất vả qua ngày. Cuối cùng, mẹ kiệt sức nên bị ốm. Qua sự kiện này, tính cách của cô gái nhỏ được thể hiện rõ ràng. 

  Đầu tiên, có bé là một người con ngoan ngoãn và nghe lời. Tuy tuổi còn nhỏ, cô bé không ham chơi hay nghịch ngợm. Thấy mẹ ốm, cô nghe lời đi tìm thầy thuốc. Tính cách này còn được thể hiện khi gặp thầy thuốc, em dù vội vàng nhưng vẫn vô cùng lễ phép. Chắc hẳn, mẹ rất yêu thương và dạy dỗ cô bé cẩn thận.

  Tiếp theo, thứ mà chúng ta cảm nhận được chính là lòng hiếu thảo của người con. Từ việc đi tìm thầy thuốc hay đi lấy hoa chữa bệnh cho mẹ, cô bé đều không ngại khổ. Ngoài trời lạnh giá, tay chân rét lạnh nhưng cô bé vẫn đi một quãng đường rất xa. Ở tầm tuổi nhỏ như vậy, hiếm có ai chịu khó được giá lạnh cả. Nhưng vì tình thương với mẹ, cô bé đã rất dũng cảm.

  Cuối cùng, thông qua chi tiết em xé từng cánh hoa nhỏ hơn để mẹ được sống lâu, ta có thể biết đây chính là một cô bé vô cùng thông minh. Vốn dĩ, em có thể cầm bông hoa đó về. Nhưng cô bé có thể nghĩ ra được việc xé từng cánh hoa ra nhỏ hơn. Em thực sự là một cô bé vô cùng thông minh.

  Lòng hiếu thảo và thông minh của cô bé trong truyện Sự tích bông hoa cúc trắng là thứ mà không phải ai cũng có được. Thông qua đó, ta cũng cảm nhận được tình cảm gia đình tha thiết, là tình thân không thể chia lìa.