K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: - Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét...
Đọc tiếp

“Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: 

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. 

Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc.”

(Trích “ Bài học tốt” của Võ Quảng)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn trên? (0,5đ)

Câu 2. Nhân vật chú Rùa trong đoạn văn trên có những đặc điểm gì? (1,0đ)

Câu 3. Tìm trong văn bản một biện pháp nhân hóa và nêu tác dụng của phép nhân hóa ấy? (0,75đ)

Câu 4. Xác định thành phần chính trong câu sau và mở rộng chủ ngữ cho câu: (0,75đ)

-Rùa mở mắt.

Câu 5. Trong đoạn văn Rùa nói: “Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước.” 

Hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói trên của Rùa bằng một đoạn văn từ 6-8 câu. (2đ)

      Giúp mình bài này với !!!

1
19 tháng 3 2022

1. PTBĐ: tự sự

2. Nhân vật chú Rùa có đặc điểm hay e ngại, luôn chùn bước trước khó khăn.

3. BPTT nhân hóa: Nhưng rùa phải tính hay ngại.

=> Tác dụng: miêu tả Rùa có tính cách giống như con người, làm hình ảnh Rùa chân thực, gần gũi hơn.

4. Phân tích: Rùa (CN) / mở mắt (VN)

=> Mở rộng: Một chú rùa nhỏ (CN)/ đang mở mắt (VN)

5. Hs viết đoạn văn 6-8 câu trình bày suy nghĩ của bản thân. Gợi ý:

- Giải thích: đi là gì?

- Phân tích: Vì sao sống cần phải đi? (đem lại những trải nghiệm, mở mang tầm hiểu biết,...)

- Liên hệ bản thân: Đừng ngại trải nghiệm, đừng ngại dấn thân...

BÀI 4.Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không...
Đọc tiếp

BÀI 4.

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

                                (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.

Câu 2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

          Câu 3 Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.

Câu 4 Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?

 

2
18 tháng 3 2022

loading...loading...

Trên mạng có á bạn ^^

19 tháng 3 2022

1. Thể loại: truyện cổ tích.

3 truyện cùng thể loại: Sọ Dừa, Em bé thông minh, Cây tre trăm đốt

2. PTBĐ: tự sự

3. đủng đỉnh: làm việc từ từ, chậm rãi, không vội vã

4. ba chân bốn cẳng

=> Ý nghĩa: miêu tả hoạt động của Cám, góp phần thể hiện tính cách tinh ranh, khôn lỏi của Cám

Phần L Đọc - Hiểu (4.0 điểm)CON RÒNG CHÁU TIÊN (truyền thuyết)"Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cử như bảy già là Bắc Bộ nước ta, cỏ một vị thần thuộc nói rồng, con trai thầnLong Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở đưởi nước, thình thoảng lạt lên cạn, sức khỏe vó địch, cónhiều pháp lạ Thần giúp dân điệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm...
Đọc tiếp

Phần L Đọc - Hiểu (4.0 điểm)
CON RÒNG CHÁU TIÊN (truyền thuyết)
"Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cử như bảy già là Bắc Bộ nước ta, cỏ một vị thần thuộc nói rồng, con trai thần
Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở đưởi nước, thình thoảng lạt lên cạn, sức khỏe vó địch, có
nhiều pháp lạ Thần giúp dân điệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy đán
cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thưởng về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mớt hiện lên.
Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc đông họ Thần Nông, xinh đẹep tuyệt trần. Nghe nếng
vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm có lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau
rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống nên cạn ở cung điện Long Trang.
Ih lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì stnh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm tríng nở ra một
trăm người con hồng hào, đẹp để lạ thường. Đàn con không cản bủ mớm mà tự lớn lên như thối, mặt mũi khỏi ngô, khỏe
mạnh như thần.
Nguười con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn
Lang. Triều đinh có tưởng văn, tưởng võ, con trat vua gọt là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thi được
mayển ngói cho con trnning, mười máy đời truyển nổi ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổt.
Cũng bởi sự tích này má về sau, người Việt Nam ta con châu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của minh là con
Rồng cháu Tiên. "
1. Giải nghĩa của yếu tố “thủy" trong từ "thủy cung". Ghi lại hai từ có yếu tố “thủy" được dùng theo nghĩa đó. (1.0
điểm)
2. Yếu tố kỉ ảo xuất hiện đậm nét trong truyền thuyết, con hãy chỉ ra 2 yếu tố kỉ áo có trong đoạn trích và nêu rõ tác
dụng của nó? (1.0 điểm)
3. Li giải nguồn gốc của dân tộc là "con Rồng cháu Trên. ", theo con người xưa muốn gửi gắm điều gi? (1.0 điểm)
4. Kể tên một truyền thuyết con đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 tập hai. Tác phẩm đó và văn bản "Con
Rồng cháu Tiên" có điểm chung nào liên quan đến lịch sử ? (1.0 điểm)

giúp tôi với tôi đang cần gấp 

1
18 tháng 3 2022

Em mới lớp 4

17 tháng 3 2022

Từ đa nghĩa

Vì nghĩa gốc của nó là hành động di chuyển nhanh bằng 2 chân còn nghĩa chuyển thì ví dụ như là " Chiếc đồng hồ đang chạy" , thì từ "chạy" ở câu này lại là máy móc hoạt động

17 tháng 3 2022

Từ đa nghĩa, k cho mình nữa

17 tháng 3 2022

từ đa nghĩa nha