K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BN tham khảo

                                                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                                                             Gò Vấp, ngày 17 tháng 11 năm 2019

                                                                                       ĐƠN XIN NGHỈ HỌC

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3A 

              Trường tiểu học Ngô Gia Tự

Em tên là: Hoàng Kiều Loan

Học sinh lớp: 3A

Em làm đơn này xin phép cô cho em nghỉ buổi học: thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2019

Lí do nghỉ học: Em phải nhập viện do bị ốm.

Em xin hứa: Sau khi khỏi bệnh em sẽ chép bài và học bài đầy đủ.

Ý kiến của gia đình học sinh

Gia đình cho cháu nhập viện từ ngày 17/11/2019,

mong cô cho phép cháu nghỉ buổi học này.

Tôi chân thành cảm ơn cô.

Học sinh

Loan

Hoàng Kiều Loan


 

19 tháng 9 2021

Tham khảo :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Gò Vấp ngày 17 tháng 1 năm 2014

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3A trường tiểu học Ngô Gia Tự.

Em tên là: Hoàng Kiều Loan

Học sinh lớp: 3A, Trường tiểu học Ngô Gia Tự

Em làm đơn này xin phép cô nghỉ buổi học ngày thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2014.

Lí do nghỉ học: Bị bệnh đường ruột.

Sau khi khỏi bệnh, em xin hứa sẽ chép bài, học bài  và học bài đầy đủ.

Em xin chân thành cảm ơn !

Ý kiến của gia đình học sinh

Học sinh (Kí tên)

Hoàng Kiều Loan


HT

19 tháng 9 2021

nói xây quanh câu chuyện của thành về thủy sám chia tay nhau

Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

19 tháng 9 2021

2. Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng:

Thực ra trở thành một người tốt cũng không có gì là quá xa vời bởi việc tốt luôn ẩn hiện xung quanh ta, chỉ là chúng ta có muốn làm việc tốt và trở thành người tốt hay không. Hôm nay em đã làm được một việc tốt và là một người tốt trong con mắt của bố mẹ em. 

Buổi sáng trên đường đến trường, em vẫn thường đi học sớm 15 phút để phòng những tình huống bất ngờ xảy ra cũng không bị muộn học. Hôm nay em đã bắt gặp một em bé đi bộ một mình trên cầu, em bé vừa đi vừa khóc có lẽ em đã bị lạc người thân. Trên đường có nhiều xe qua lại nhưng ai cũng mải đi làm, đi học nên chẳng mấy ai quan tâm và để ý đến em bé. Em thấy có điều bất thường nên liền đi lại gần em bé và hỏi thăm, hỏi ra mới biết em đang bị lạc mẹ, em không biết mẹ của em bé là ai và cũng không thể đưa em bé đi tìm mẹ. Thế là em nghĩ ra cách đưa em tới chốt của các chú cảnh sát giao thông, nhờ các chú trông em bé và tìm mẹ cho em bé. Các chú liền hỏi tên bố mẹ và địa chỉ nhà của em bé rồi đưa em bé về nhà, sau đó em lại tiếp tục đi tới trường. Em kể cho bố mẹ nghe bố mẹ đã khen em nhanh trí và tốt bụng. 

Em sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt, giúp đỡ mọi người xung quanh trong mọi hoàn cảnh bằng khả năng của mình.

19 tháng 9 2021

Em đồng ý vì: người mẹ có thể chở che bảo vệ cho con,hy sinh tất cả vì con.En-ri-cô không thể vì chút giận dỗi mà buông lời nặng nề với mẹ.Đó là một sự xúc phạm chà đạp lên tình yêu mẹ dành cho cậu và sự hy vọng của cha với cậu.Trong thư,người cha vẫn tỏ thái độ yêu thương,mềm mỏng với con.Câu nói này của người cha chỉ là một lời răn dạy, nhấn mạnh rằng En-ri-cô không bao giờ được bội bạc,xúc phạm tới mẹ nữa.

  Em rất đồng ý với ý kiến trên vì ba mẹ là người đã nuôi chúng ta từ lúc chúng ta mới sinh ra đến khi lớn lên. Mẹ luôn là người chở che, quan tâm và chăm sóc chúng ta nhiều nhất. Cũng có đôi lúc mẹ hay nóng giận, hay mất kiên nhẫn, đầu óc hay quên và thi thoảng hay to tiếng với con mình nhưng sau tất cả thì mẹ vẫn luôn yêu thương chúng ta. Vì thế, khi chúng ta lỡ nói ra những lời bội bạc với mẹ hay có những thái độ không đúng thì đó sẽ là một tổn thương rất lớn đối với mỗi người mẹ. Mẹ chính là tất cả tuy có đôi lúc hay nóng giận nhưng đó vẫn là suy nghĩ cho tương lai của mỗi chúng ta.Và vì người cha cũng chỉ muốn con mình sẽ ngoan ngoãn,vâng lời cha,mẹ.Để người mẹ(người sinh ra mình)không phải cáu giận,quát mắng,...chúng ta để chúng ta không nghĩ xấu về họ nữa

19 tháng 9 2021

Từ ghép chính phụ :  Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, ...

Bạn HT

Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính. ... - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chínhVí dụ từ ghép chính phụ: Sách giáo khoa, bàn học, ghế bành, hoa hồng, đỏ rực, viết bi, vở tập viết…..

-Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. ... Ví dụ từ ghép đẳng lập: Yêu thương, tươi tốt, áo quần, sách vở, bàn ghế, tươi trẻ, trầm bổng…… * Lưu ý: - Không suy luận một cách máy móc nghĩa của từ ghép từ nghĩa của các tiếng.

- Đặc điểm nội dung: diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

- Đặc điểm nghệ thuật:

    + Lời thơ thường ngắn gọn.

    + Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

    + Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

    + Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

Ca dao thuộc loại văn chương bình dân truyền khẩu của dân tộc, thường được chúng ta hiểu là những câu nôm na, lời lẽ trong sáng, vần điệu thanh thoát, phong phú; có thể ngâm lên, hát lên theo giọng điệu tự nhiên một cách dễ dàng.

Ca dao phần lớn được sáng tác do nhu cầu hát xướng đối đáp nam nữ trong những dịp sinh hoạt dân ca cộng đồng, vào những ngày hội hè, những lúc nghỉ ngơi để giải trí vui chơi, hay trong những khi lao động cho quên bớt mệt nhọc. Trong trường hợp này người ta chỉ cần thêm vào câu ca dao những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi nhất định nào đó như : thời... í a; tình bằng... mà; lý tang lý tang tình tang, ố tình là...tình ì i, ô tình là... tình ì i; ôi tình... a í a; ầu ơ...; à ơi ạ ời ời.. v.v... Ca dao liền trở thành dân ca với những giai điệu riêng biệt của từng thể loại như hát trống quân, quan họ Bắc Ninh, hát lý, hò chèo ghe, hát ru em v.v...

Ca dao cũng được sáng tác nhiều bởi nhu cầu tình cảm cá nhân muốn được bộc lộ. Sự sáng tác ca dao cả hai loại này có khi lại do giới nho sĩ, trí thức bình dân trực tiếp tham gia, hay vì thương cảm cảnh ngộ những người xung quanh mà làm hộ, vì thế đã có thêm lắm bài đặc sắc.

Nói chung, ca dao xưa nay vẫn được xem là những sáng tác tập thể. Dẫu sao chúng ta cũng nên nhớ rằng câu ca dao nào khởi đầu cũng phải do một cá nhân có năng khiếu về thi ca, hứng cảm, sáng tác nên. Nếu câu đó được nhiều người ưa thích, chấp nhận là hay, sẽ được truyền khẩu và được bắt chước ngay; bằng không, nó còn chịu sự sửa đổi của nhiều người cho đến khi thật hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức. Nhiều khi có những câu ca dao đã hoàn chỉnh rồi vẫn thấy bị sửa đổi, thêm bớt, chẳng qua để cho phù hợp với cảm quan chung của nhiều địa phương, nhiều thế hệ hơn. Bởi vậy, nhiều bài ca dao hay mà vẫn thấy có dị bản.

Thế là từ cái riêng lúc ban đầu, ca dao đã được đại chúng hóa, trở thành cái chung của mọi người, do đó không cần nhắc tên tác giả.

Và cũng vì là của chung nên người ta sử dụng tự do, nhiều người chỉ thay đổi đôi chút cho hợp tình, hợp cảnh là đã có một bài ca dao mới. Đấy chính là lý do vì sao ta thường bắt gặp nhiều câu ca dao có vô số điểm tương đồng, hay na ná như nhau.

19 tháng 9 2021

Mẹ là người sinh ra ta và có biết bao bài ca đã từng viết về mẹ. Bố lại là người luôn mạnh mẽ trước bao biến cố trong cuộc đời, dạy ta rắn giỏi đứng lên từ vấp ngã. Bố, mẹ là những người chúng ta gọi tên hàng ngày. Hạnh phúc vẹn tròn khi có bố ở bên. Em cũng vậy!

Bố em năm nay 40 tuổi rồi. Bố làm nghề thợ mộc, đây là nghề ông dạy bố từ nhỏ. Bố yêu nghề như yêu những con người luôn bên cạnh và đem niềm vui đến cho bố. Bố là người có dáng người cao, vạm vỡ dáng người ấy rất phù hợp với nghề nghiệp của bố. Bố có thể lấy dụng cụ một cách dễ dàng vì cánh tay bố dài và linh hoạt. 

Bố cũng di chuyển rất nhanh, từ khâu lấy gỗ, kiến tạo, mọi công việc bố đều sắp xếp rất chu đáo, gọn gàng. Có lẽ vì vậy mà bàn tay bố không hề mềm mại, thô và chai sần nhưng lại vô cùng khéo léo, sản phẩm của bố độc đáo và ưng ý với mọi người. Với em, đó là bàn tay rất đặc biệt. Bố em có khuôn mặt tròn, đôi mắt bố luôn nhìn mọi người thân thiện, có lẽ cũng do nghề nghiệp đem lại niềm vui nên đôi mắt bố không hề tỏ ra mệt mỏi mà luôn sáng lên một cách kỳ lạ. 

40 tuổi nhưng mái tóc bố không còn đen. Ngoài thời gian giúp em học bài, cùng mẹ làm những việc nặng nhọc, bố luôn ngồi ở xưởng gỗ để làm việc. Những lớp bụi của gỗ bám vào tóc làm cho bố như già đi. Em nhìn rõ hơn những sợi tóc bạc khi bố xoa xoa lớp bụi bám ấy. Khi làm việc, bố thường mặc những bộ quần áo tối màu, bố lúc nào cũng cần mẫn, tỉ mỉ trong từng sản phẩm và bố thường cài bút chì trên đôi tai rất điêu nghệ. 

Những vật dụng trong nhà đều do bố làm cả, bố dành riêng cho em một giá sách được sơn bóng loáng, gửi gắm niềm mong muốn em sẽ cố gắng học tập. Bố không sở hữu chất giọng êm, ngọt ngào như của mẹ. Giọng bố ấm áp, truyền cảm, bố truyền đạt rất dễ hiểu và luôn ân cần với em. Nhất là lúc em gặp những bài toán khó hiểu, bố kiên trì giảng giải và luôn thúc đẩy em phải nỗ lực hết mình. Em thấy khâm phục bố lắm!

Bố là người sống kín đáo, tế nhị, không hề mất lòng ai. Mặc dù miệt mài với công việc nhưng bố luôn dành thời gian quan tâm tới gia đình. Em sẽ học tập ở bố đức kiên trì, bền bỉ. Với bản thân em, bố mang lại niềm tin rất lớn. Em thầm cảm ơn bố đã cho em một gia đình hạnh phúc, đủ đầy.

Bài làm

Tình mẫu tử giưa mẹ và con là thứ tình cảm vô cùng thiếng lieng và quý giá biết bao.Tình cảm ấy chúng ta phải biết trân trọng nếu chưa muộn.Và hãy nhớ kĩ điều này:''Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.''Vì thế đừng để lương tâm mình phạm sai trái nếu đã sai thì hãy sửa ngay.Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước

#hoctot