K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2024

D. Bãi bỏ các thứ lao dịch và mức định thuế. 

27 tháng 4 2024

Tham khảo:

cách tổ chức và đánh giặc của Ngô Quyền mang tính chiến lược, sáng tạo và quyết đoán, làm nổi bật tài năng lãnh đạo và chiến thuật của ông trong việc chống lại quân giặc xâm lược.

27 tháng 4 2024

Cách tổ chức, đánh giặc Ngô Quyền, biết tận dụng thời cơ, đánh có sự thông minh

27 tháng 4 2024

Lễ hội Cầu mùa là một trong những lễ hội lớn của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Là nghi thức cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu.

26 tháng 4 2024

TK:
Adolf Hitler là một chính trị gia người Đức, Lãnh tụ Đảng Quốc xã, Thủ tướng Đức từ năm 1933 đến năm 1945 và Führer (Quốc trưởng) của Đức từ năm 1934 đến năm 1945. Ông đã tự sát bằng súng lục vào ngày 30 tháng 4 năm 1945 trong Führerbunker (hầm trú ẩn của Führer) của mình ở Berlin.

26 tháng 4 2024

1.Các cuộc khởi nghĩa lớn thời kì bắc thuộc:

      -Khởi nghĩa Hai bà Trưng

      -Khởi nghĩa bà Triệu

      -Khởi nghĩa Lý Bí

      -Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

      -Khởi nghĩa Phùng Hưng

2.Các vị anh hùng thời kì bắc thuộc :

       -Hai bà Trưng, bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.

3.Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn cho đất nước ta được độc lập, trương tồn đến vạn mùa xuân.

26 tháng 4 2024

Tham khảo:

Trong khởi nghĩa Lam Sơn, người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thống nhất và lãnh đạo quân đội Lam Sơn chống lại quân xâm lược Minh. Người lãnh đạo phải có khả năng thúc đẩy sự đoàn kết giữa các lực lượng địa phương, xây dựng chiến lược và tình thần chiến đấu để giành lại độc lập cho đất nước. Trong trường hợp của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi là người lãnh đạo vĩ đại, đã thể hiện sự thông minh chiến lược, sức mạnh lãnh đạo và lòng yêu nước sâu sắc, dẫn dắt quân đội đánh bại quân Minh và khôi phục độc lập cho Việt Nam vào cuối thế kỷ 15.

26 tháng 4 2024

tham khảo nhe

+ Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.

 
25 tháng 4 2024

Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ,Lễ hội Rước vía lúa,Lễ hội Đền Năng Yên,...

Mục đích của lịch sử cách mạng thì mk ko bít nhé

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LSĐL 6  A. Phần Trắc Nghiệm Câu 1. Lí Bí lên ngôi Hoàng Đế vào thời gian nào?       A. Mùa xuân năm 544                         B. Mùa xuân năm 545       C.  Mùa xuân năm 546                        D. Mùa xuân năm 547 Câu 2. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, vương quốc Phù Nam A. dần  dần suy...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LSĐL 6

 A. Phần Trắc Nghiệm

Câu 1. Lí Bí lên ngôi Hoàng Đế vào thời gian nào?

      A. Mùa xuân năm 544                         B. Mùa xuân năm 545

      C.  Mùa xuân năm 546                        D. Mùa xuân năm 547

Câu 2. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, vương quốc Phù Nam

A. dần  dần suy yếu                                   B. lâm vào khủng hoảng trầm trọng

C. bị Chân Lạp tấn công và thôn tính        D. trở thành đế chế hùng mạnh ở Đông Nam Á

Câu 3. Người lãnh đạo nghĩa quân tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai năm 938 là:

 A. Lý Bí           B. Ngô Quyền            C. Phùng Hưng            D. Mai Thúc Loan

Câu 4. Việc làm nào không đúng với những chính sách cải cách của Khúc Hạo?

A. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ                      B. Định lại mức thuế cho công bằng

C. Chia cả nước làm 15 bộ do lạc tướng đứng đầu  D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất

Câu 5. Cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền được thể hiện

 A. Chủ động đem quân đánh giặc                B.tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng

 C . tổ chức xây dựng chiến lũy ngăn giặc    D. lợi dụng thủy triều, xây dựng trận địa cọc

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về các thành tựu văn hóa của Chăm - Pa?

A. Cư dân Chăm-Pa chỉ tôn sùng phật giáo

B. Tín ngưỡng đa thần , thờ thần ( núi, nước, lúa...)

C. Xây dựng nhiều đền, tháp, thờ thần, phật...

D. Sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chũ chăm cổ

Câu 7. Trong các nhân tố tự nhiên, nhân tố nào ảnh hưởng rõ nhất đối với sự phân bố thực vật, động vật?

A. Địa hình             B. Khí hậu             C. Đất đai            D. Nguồn nước

Câu 8. Hiện nay trên thế giới có hai quốc gia đông dân nhất là quốc gia nào?

 A. Hoa Kì, Trung Quốc                         B. Trung Quốc, Nhật Bản

 C. Việt Nam, Thái Lan                          D. Trung Quốc và Ấn Độ

Câu 9. Châu lục nào sau đây có nhiều siêu đô thị nhất?

A. Châu Á.                                                   B. Châu Âu.

C. Châu Phi.                                                D. Châu Mĩ.

Câu 10. Miền cực có khí hậu lạnh giá, chỉ có thực vật sinh trưởng trong mùa hạ là

 A. sồi, dẻ               B. rêu, địa y            C. cây lá kim         D. cây lá cứng

Câu 11. Nội dung nào sao đây không phải là đặc điểm của đới nóng?

 A. Là nơi có nhiệt độ cao  

 B. Động, thực vật phong phú đa dạng

 C. Thiên nhiên thay đổi phụ thuộc vào chế độ mưa

 D. Là xứ sở của băng tuyết, khí hậu vô cùng khắc nghiệt

Câu 12. Dân số thế giới năm 2018 là

A. 7,6 tỉ người             B. 7,7 tỉ người       C. 7,8 triệu người       D. 7,9 triệu người

13. Ai là tác giả của 2 câu thơ sau:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

      A. Tổng Bí thư Trần Phú.

B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

14. Tư liệu truyền miệng là

      A. những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.

      B. những di tích, đồ vật do người người xưa để lại.

      C. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.

      D. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.

15. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành tại lưu vực của dòng sông nào dưới đây?

A. Sông Nin

B. Sông Ấn.

C. Sông Hằng.

D. Sông Ti-grơ.

16. Ấn Độ là quê hương của 2 tôn giáo nào dưới đây?

A. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Hồi giáo và Hin-đu giáo.

C. Hin-đu giáo và Phật giáo.

D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

17. Công trình kiến trúc nổi tiếng nào dưới đây là của Trung Quốc?

A. Vạn lí trường thành.                       

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Đại bảo tháp San-chi.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

18 Người Hy Lạp, La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?

A. Hệ chữ cái La-tinh.

B. Chữ hình nêm.

C. Chữ tượng hình.

D. Hệ thống chữ số.

19. Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì khu vực này

A. tiếp giáp với Ấn Độ.

B.là trung tâm của thế giới.

C. tiếp giáp với Trung Quốc.

D. là “ngã tư đường” của thế giới.

20. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. sản xuất công nghiệp.

B. trao đổi, buôn bán qua đường biển.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

21. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?

      A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

      B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.

      C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.

D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.

22. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

23. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

24. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động 

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

25. Những khu vực nào ở trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài 24 giờ suốt 6 tháng?

A. Hai vòng cực đến hai cực.

B. Hai cực trên Trái Đất.

C. Khu vực quanh hai chí tuyến.

D. Khu vực nằm trên xích đạo.

B. Tự luận

Câu 1. Em hãy nêu hoạt động kinh tế chính của người Chăm-pa?

Câu 2. Ngô Quyền đã thực hiện kế hoạch gì để đánh giặc?Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì?

Câu 3 : Những việc làm của Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa như thế nào ?

Câu 4. Trình bày đặc điểm chung của rừng nhiệt đới? Rừng nhiệt đới được chia làm mấy kiểu, đặc điểm chính của mỗi kiểu rừng

Câu 5.Trình bày hiểu biết của em về sự phân bố dân cư trên thế giới?

Câu 6: nhận xét mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

1
25 tháng 4 2024

please nhanh tui còn so đáp án