K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

           ...Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em tụt lại xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.-        Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.-        Anh xin hứa.Tôi mếu máo trả lời và...
Đọc tiếp

           ...Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em tụt lại xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

-        Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

-        Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

              (Khánh Hoài, trích “Cuộc chia ta của những con búp bê”)

1, Đoạn trích được kể qua lời của nhân vật nào? Tại sao tác giả lại chọn nhân vật ấy để kể lại câu chuyện này? 

2, Xét về cấu tạo, những từ in đậm trong đoạn trích trên được xếp vào loại từ nào? Hãy phân loại chúng. 

3, Em hiểu “chôn chân” ở đây nghĩa là gì? Việc sử dụng từ “chôn chân” trong đoạn văn diễn tả điều gì?. 

4, Tại sao người em lại đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ? Qua hành động của người em chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? 

5, Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để trình bày cảm nhận của  mình về tình anh em của Thành và Thủy trong văn bản. Đoạn văn có sử dụng một từ láy, một cụm tính từ (gạch chân và ghi chú thích). 

3
20 tháng 10 2021

1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.

2. PTBĐ: Biểu cảm

3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.

4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.

5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.

2. PTBĐ: Biểu cảm

3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.

4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.

5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu.

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ ;v :

1. Mở bài

+ Giới thiệu bài ca dao: Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

2. Thân bài

- Ý nghĩa những câu ca dao dân ca: Giản dị, thiết tha, hình ảnh quen thuộc

- Hai câu đầu: Cánh đồng lúa

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

+ Không gian êm đềm, mát mẻ

+ Hình ảnh lặp lại: đẩy cao sự mênh mông, rộng lớn

+ Hình ảnh cô gái xuất hiện sâu xa trong câu

- Hai câu cuối: Hình ảnh cô gái

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

+ Cô gái ví von với chén lúa, đầy sức sống, thơm mát, tươi trẻ

+ Số phận không êm đềm, hồng nhan bạc phận

3. Kết bài

+ Cảm nghĩ về câu ca dao: Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

Cre : bài mạng đó ;-;

Học tốt ạ ;-;

19 tháng 10 2021

Không học tốt được vì đây là mạng

:>>>>>>>>>>>

Chúc mình học dốt đúng hơn ạ :>>

Mẹ kính yêu..!

Giờ này mẹ đã ngủ....

Con viết cho mẹ khi con đang say. Hôm nay con uống 2 cốc bia mẹ ạ. Con say. Con khóc.

Ngày 20/10 là gì hả mẹ? Với mẹ chỉ giản đơn là 1 ngày bình thường thôi nhỉ.

Con khóc. Và con nghĩ về mẹ. Từ khi con hiểu được 20/10 là gì? Con đã làm được những gì cho mẹ.

Ngày cấp 1 con xin mẹ 2.000 đồng để đóng tiền mua hoa cho cô giáo chủ nhiệm. Đi học về thấy mẹ đang bán những tạ than đen nhẻm, cái cân phải luồn đòn gánh vào vì chưa có cân bàn... vai phải mẹ thường đau mỗi tối.

Ngày cấp 2 con xin mẹ 10.000 đồng để ngoài tiền mua hoa cho cô, còn mua thiếp hí hoáy cả đêm tô vẽ, tặng những người bạn con yêu thương. Mẹ nằm trên giường vắt tay lên trán: "Tháng này bố mày chắc không được nghỉ phép"...

Ngày cấp 3 con xin mẹ 50.000 đồng, để cùng các bạn trong lớp cắm trại và liên hoan tới tối muộn mới về. Mẹ đã lau sạch sẽ nhà cửa, mâm cơm tối vẫn còn để gọn gàng thức ăn cho riêng con. 2 thằng em chành chọe nhau mệt rồi lại ôm nhau ngủ...

Đại học. Con là cán bộ lớp, con chúc mừng nhiều người lắm, bạn bè, cô giáo, những cô bác con quen...những ngôn từ dí dỏm và đặc biệt dành riêng từng người. Mẹ điện thoại lên và nói những điều như ngày nào cũng điện để nói: " Đi ngủ nhớ mắc màn, tối nhớ cài cửa thật kỹ, ngủ sớm đi".

Nhưng...mẹ biết không, con luôn nghĩ tới mẹ đầu tiên. Con luôn thế. Ngày bé, có lần con làm tặng mẹ bài thơ nhưng không dám đưa, có lần mua hoa tặng mẹ rồi lại đưa cho đứa bạn về... cắm. Có lẽ do mình ở quê mẹ nhỉ? Ở quê những bà mẹ đầu tắt mặt tối, chẳng chồng con nào tổ chức ngày của mẹ.

Con lên thành phố

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ mặc váy và đi dép cao. Họ bước những bước đi uốn dẻo nhẹ nhàng lịch lãm, không vội vã, tất bật như mẹ. 8h tối họ trang điểm và đi cafe, mẹ cơm nước, giặt giũ và mắc màn cho chúng con ngủ.

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ nói về khiêu vũ, về những chuyến công tác đi mệt lử nhưng biết nơi này, nơi kia, biết món này món kia. Còn mẹ của con, khi con điện thoại về hỏi: Mẹ ơi con ghẹ là con gì mẹ nhỉ? có người nói với con là con ghẹ ăn ngon. Mẹ trả lời: "Mẹ cũng không rõ lắm, hình như nó giống con hến, con ngao"...Và khi con được biết về con ghẹ. Con khóc.

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Chồng họ chở đi siêu thị mỗi tuần, và đi mua cho những bộ quần áo đẹp. Vậy mà những lúc chán chồng, họ đi ra phố phường với đám bạn, và vào vũ trường, vào cafe. Còn mẹ, mẹ khóc mỗi khi bố làm mẹ buồn. Và mẹ nói với chúng con: "Chỉ mẹ được nói bố, chúng mày là con dù bố mẹ có sai đến thế nào cũng không có quyền nói...".

Mẹ của con. Lúc này con nhớ về tuổi thơ con. Quãng đời con trải qua bên mẹ. Chúng con luôn có mẹ ở bên. Và bố cũng thế, bố gọi điện thoại mỗi ngày mẹ nhỉ, và bố gặp lần lượt từ mẹ tới 3 đứa con... Bố mỗi tháng về 1 lần. Chúng con lớn lên, đứa nào cũng sáng sủa khôn ngoan, ai cũng khen mẹ thật giỏi, bố thật may vì có mẹ... Bố con cũng là một người đàn ông tuyệt vời phải không mẹ. Dẫu đôi lúc bố làm mẹ buồn, nhưng con người có ai hoàn hảo đâu? Con cũng thấy xấu hổ lắm, khi con, khi em con, chẳng ngoan như những gì mẹ đã chờ mong.

Mẹ! Mẹ ngủ đi, đừng thức nữa, sao giấc ngủ mẹ chẳng sâu thế. Sao sau 1 đêm mắt mẹ càng quầng? Sao mẹ hay ốm đau?

Mẹ! Con yêu mẹ. Con yêu mẹ. Và con sẽ sống thật tốt như những gì bà ngoại đã dạy mẹ để mẹ dạy con. "Sống không quỵ lụy ai, không hài lòng và không giả dối".

Con đã lớn khôn, con đã trưởng thành, nhưng những tối rúc đầu vào nách mẹ mà ngủ vùi, tới sáng vẫn dang chân tay trên giường ngon giấc...còn mẹ đã nấu xong bữa sáng. Con bỗng thấy mình như một công chúa nhỏ, thấy con là người hạnh phúc nhất thế gian, vì tất cả những gì bố mẹ dành cho chị em con, là những điều con không mong gì hơn thế nữa.

Đêm nay con chúc mẹ ngủ ngon, và bố ở nơi xa sẽ luôn mơ về mẹ!

19 tháng 10 2021

cảm ơn bn nhiều nha

Mẹ yêu quý, ngày 20/10 cho mẹ, cho con, cho tất cả phụ nữ Việt Nam lại đến.

Nhưng dịp lễ năm nay khác nhiều với trước quá mẹ ạ, bởi lần đầu tiên con xa mẹ đến sống, học tập nơi đô thành. Giờ con đã là tân sinh viên.

Nhanh thật mẹ nhỉ, 18 mùa xuân đã qua đi kể từ ngày mẹ bế con đỏ hỏn, oe oe tiếng khóc đầu đời. Ngày đó, bố đi làm việc ở Tây Nguyên, cả năm về dăm ba lần, một tay mẹ chăm chút cho ba đứa con thơ. Chị em con lúc đó còn nhỏ lắm, chẳng đủ khôn để hiểu thế nào là thiếu tình cha, bởi tình cảm mẹ đã bao la quá.

Mẹ, từ một kế toán phải theo tục lệ tự ngàn đời “xuất giá tòng phu” để về quê làm ruộng. Thương mẹ lắm, chuyện đồng áng, mẹ biết gì đâu. Con nhớ có chiều đông, ba chị em ngồi nhà ngóng mẹ. Căn buồng nhỏ của mẹ con mình sao thấy lạnh đến thế. 5 giờ, 6 giờ rồi 6h30 vẫn chưa thấy bóng mẹ thân yêu. Con khóc, chị dỗ dành "mẹ sắp về rồi đó. Chắc mẹ cuốc ruộng xong, cố vớt ít bèo về nấu cám cho lợn". Và từ đó con ghét lợn.7 giờ mẹ về. Chiếc quần xanh công nhân rộng thùng thình mẹ mặc, nước liên miên nhỏ xuống. Con vỡ òa trong tiếng khóc, ôm chầm chân mẹ: “Mẹ ơi!!!.. Đói!”.

Nghĩ lại ngày đó thương quá mẹ nhỉ. Từ việc cuốc đất, cấy lúa, trồng rau, mẹ phải nhờ người ta chỉ dạy. Ba đứa con nhỏ, sàn sàn tuổi nhau chẳng giúp mẹ được nhiều. Chị gái lớn, hơn 1 tuổi theo mẹ ra đồng tát nước. Người bé tẹo và mỏng manh cứ bị chiếc gầu nước lôi đi lôi lại. Những lần ấy, cô chú đi qua, thương tình đều xuống tát nước thay cho chị.

Quê mình nghèo thật và vẫn còn nhiều những hủ tục “trọng nam khinh nữ”, “chị dâu, em chồng” khiến mẹ chật vật, mang tội “dâu trưởng không sinh được con trai nối dõi tông đường”. Con biết, không chỉ gia đình mình mà nhiều nhà cũng thế. Bọn trẻ chúng con hay kể chuyện cho nhau nghe mà.

Bao năm trời mẹ ở bên chăm lo cho ba đứa chúng con. Bốn mươi tuổi, mái tóc mẹ đã bạc phơ. Người ta bảo là do xấu máu. Nhưng con không nghĩ thế, có lẽ bởi mẹ vất vả nhiều rồi.

Ở tuổi 50, căn bệnh thoái hóa đốt sống lưng kiến mẹ đi lại vất vả. Nhưng mẹ vẫn đi cấy, vẫn gặt, vẫn thồ lúa về nhà. Sông cạn nước, mẹ vẫn lụi hụi gánh từng gánh nặng nước tưới cho đám rau mới trồng. Mùa đông sắp đến rồi, đôi bàn chân và tay mẹ lại chuẩn bị buốt bởi nứt nẻ do lội bùn, đất nhiều. Mỗi lần mẹ đùa, xoa tay lên má, con lại giãy nảy vì “rát quá mẹ ơi!”.

Mẹ thật hay cười, luôn luôn vui vẻ. Chính điều đó khiến con nhìn cuộc đời vẫn thấy đẹp tươi.

Sáng nay đi học, con thấy họ bán nhiều hoa lắm mẹ ạ. Ở quê mình, dịp tết chắc cũng chẳng nhiều hoa đến vậy. Nào hồng, nào đồng tiền, hoa lan… những bó thật to, đẹp lắm. Dừng xe, con chỉ hỏi mua một cành hồng nhỏ, nhưng… 20k cho bông hồng đó. Con nhớ, bữa cơm nhà mình 5 người cũng chỉ tầm ấy tiền nên đành quay xe đi. Thế mà, mẹ ơi, những xe rác sáng nay sao lại nhiều bó hoa còn tươi và đẹp đến thế. Tiếc thật!

Thôi thì, lại như mọi năm, con làm thiệp tặng mẹ vậy. Thiệp vừa xinh, rẻ tiền mà lại do con tự tay làm. Vẫn ý nghĩa hơn mẹ nhỉ!!!

À, mẹ ơi! Con thương đứa bạn giường bên quá. Mấy đêm nay nó cứ khóc suốt. Quê nó miền Trung đang lũ lụt lớn lắm. Nó cứ thút thít, không biết tình hình nhà mình ra sao, vì đâu liên lạc được cho bố mẹ, nhà nó chưa có điện thoại mẹ ạ. Họ còn khổ hơn mình mẹ nhỉ.

Con dỗ dành nó viết thư gửi về, nó nghe liền, làm theo tắp lự. Thư của con, chắc ngày mai sẽ ở trên tay mẹ thôi, nhưng thư nó viết… biết bao giờ gia đình nhận được?

Mẹ à! Những giọt mồ hôi, nước mắt mặn mòi, nụ cười của mẹ đã dẫn bước con đi trên cuộc đời này, để con khôn lớn thành người...

Con muốn nói với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều!". Chúc mẹ 20/10 này thật vui! Giữ sức khỏe mẹ nhé. Con sẽ sớm về quê để rúc trong tay mẹ ngủ thật yên bình.

19 tháng 10 2021

giúp mình gấp vs mọi người ơi. mình cảm ơn ạ

19 tháng 10 2021

bn làm đúng rồi

19 tháng 10 2021

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

19 tháng 10 2021

TL: ( Tham khảo ) 

Tác phẩm "Qua Đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi Qua Đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua Đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ.

Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề:

“Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn "bóng xế tà", nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều. Bao giờ cũng vậy, trong thi ca trung đại, "bóng xế tà" luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ "chen" nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng.

Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như "lom khom" , "lác đác" và các chỉ từ "vài" , "mấy" làm không gian trở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, và mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao trùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hiu quạnh và vắng vẻ.

Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên dịu vợi. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà.

Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân:

“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao trùm lên mọi cảnh vật"một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất.

Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.

~HT~