K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2020

Ngoài tập "Nhật kí trong tù", chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ Tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét "Thơ bác đầy trăng"

"Thơ Bác đầy trăng" - "thơ trong tù", thơ chiên khu... có nhiều bài, nhiều câu thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình.

Trước hết nói về thơ trăng trong "Nhật kí trong tù". "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng như một người bạn thân từ phương trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày, bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ ghi lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo vật, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa số

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

"Ngắm trăng" đã nói đến tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về ánh sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.

Tiếp theo ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bac. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn? "Rằm tháng giêng" là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: sông xuân, nước xuân, trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ "xuân" trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm giằm tháng giêng: giữa nơi khói sóng của dòng sông, bác "bàn bạc việc quân" để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:

"Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thằng, bận rộn "việc quân việc nước" nhưng bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. "Nguyệt mãn thuyền" (trăng đầy thuyên) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo.

Có vầng trăng đến "đòi thơ" như bạn tri âm, cùng bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin vui thắng trận dồn dập báo về. Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong niềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:

"Trăng vào cửa sổ đòi thơ

việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về" (Tin thằng trận - 1948)

Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya. Cổ thụ, ngàn hoa hiện lên dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng, nghe tiếng suối chảy "trong như tiếng hát xa", lòng bồi hồi xúc động"

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" (Cảnh khuya - 1947)

Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở ấy. Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của bác như vầng trăng thu ngời sáng:

"Trung thu trăng sáng như gương

Bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng"

Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác, bởi lẽ "Thơ Bác đầy trăng"

Thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi qua. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh bình. Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan, yêu đời cho nên tâm hồn Bác lúc nào cung hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.

Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác yêu trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha gắn bó

Trăng đã góp phần làm cho thơ bác thêm đặc sắc. Thơ bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ bác.

Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của bác, tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước. Chúng ta càng thêm yêu cảnh trí non sông.

Yêu cái đẹp trong thơ trăng của bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng thanh bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no hạnh phúc

11 tháng 4 2020

Sắc thái cổ điển:
- Chỉ riêng đề tài vọng nguyệt thì đã có thể thấy rõ nét cổ điển rồi. Vì sao? Vì trăng là đề tài bất tận của thi ca, từ cổ chí kim có thi nhân nào không viết trăng, Lí Bạch có "Tĩnh dạ tứ" , Đỗ Phủ có "Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ", Thế Lữ có "Nhớ rừng", Hàn Mặc Tử có ánh trăng huyền ảo u uất và giờ Hồ Chủ tịch người không chỉ có "Rằm Tháng Giêng", "Cảnh khuya",... mà còn có một "Ngắm trăng" giữa cái khó khăn, gian khổ lúc ngục tù.
- Người bị chèn ép trong chốn lao tù bức bách nhưng không vì thế mà mất đi phong thái của một bận "chí nhân quân tử", vẫn còn đấy nét ung dung tự tại, còn đấy một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, với thiên nhiên
- Sắc thái cổ điển còn được thể hiện qua việc khai thác và sử dụng thi liệu. Hoa, rượu và trăng vốn đều là những thú vui thưởng ngoạn của thi nhân, Người giờ đây cũng đang tràn trề thi lực chỉ khác là không có hoa, có rượu, chỉ có 4 bức tường tối tăm, lạnh lẽo với ánh trăng thu tự do trên bầu trời...

Tinh thần hiện đại:
- Bác Hồ đã có một cuộc vượt ngục về tinh thần trong thi phẩm "Ngắm trăng", tâm hồn Người đã sớm thoát khỏi bốn bức tường chật hẹp mà hòa quyện vào thiên nhiên. Sự dung dung, lạc quan trước khó khăn, trở ngại đã bộc lộ rõ chất thép trong tâm hồn của người chí sĩ cách mạng.

Trả lời:

P/s: Bạn tham khảo dàn ý này nha!!!

A, Mở bài:

-Nói qua về hình ảnh người lính trong cách mạng, họ có những phẩm chất gì,…

-Giới thiệu tác giả và tác phẩm “Tâm tư trong tù”

-Đưa ra ý kiến: “Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được”. Và điều này cũng được thể hiện rất rõ qua “Tâm tư trong tù”.

B, Thân bài:

-Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Thi phẩm “Tâm tư trong tù” nằm trong phần “Xiềng xích” được Tố Hữu viết vào cuối tháng 4 năm 1939, tại nhà lao Thừa Thiên. Bài thơ như đã phản ánh tâm trạng của người thanh niên cộng sản trong những ngày đầu bị thực dân Pháp bắt bớ, giam cầm.

-Tâm trạng của người lính:

Có đau đớn nào lớn hơn nỗi đau đớn bị mất tự do chứ? Trong ngục, nhưng tâm hồn người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn mong ngóng ra thế giới tự do ngoiaf kia, thế giới cách người chiến sĩ có ô cửa bằng song sắt. Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ

-Bình luận ý kiến:

Và người chiến sĩ cách mạng lúc này ‘là một con người như mọi người”, học cũng xó những cảm xúc vui buồn. Khi bị biệt giam trong một xà lim kín mít với “bốn tường vôi khắc khổ”, phải nằm trên nền nhà với những “manh ván ghép”. Một không gian nhỏ bé, chật hẹp, “lạnh lẽo”, “sầm u” vô cùng tăm tối thì người chiến sĩ cũng rất buồn và côn đơ, học phải chịu cảnh khổ sở, và học cũng sợ chứ, lo lắm chứ.

>>>”lắng nghe” trong một khung cảnh im ắng đến dễ sợ, vì phòng biệt giam nào khác một nấm mồ. Giọng thơ như tha thiết như bồi hồi khi người tù “lắng nghe” những âm thanh của cuộc đời dội đến.

Người tù “tai mở rộng” và “ lắng nghe” mọi âm thanh cuộc sống bên ngoài. Một tiếng rao đêm. Một tiếng chim tu hú gọi bầy. Một tiếng diều sáo… Tiếng gió thổi như thủy triều vỗ sóng. Tiếng chim reo. Tiếng dơi chiều đập cánh “vội vã “bay đi tìm mồi”. Và tiếng guốc, tiếng lạc ngựa gần, xa:

+Câu thơ nào cũng có chữ “nghe”. Chữ “nghe” chứa đầy tâm trạng. Giọng thơ như tha thiết bồi hồi. Cái khao khát tự do làm cho tâm hồn người tù rung lên: “Tiếng guốc đi về” trên những đường phố nhỏ, dài, nghe tiếng động dường như mơ hồ lúc to lúc nhỏ, lúc gần lúc xa càng làm cho nỗi nhớ, nỗi buồn cô đơn thêm da diết. “Tiếng guốc đi về” là cái âm thanh bình dị của đời thường, gợi hơi hướng con người, được người tù “lắng nghe” và cảm nhận đã đặc tả nỗi buồn cô đơn và khao khát tự do cháy bỏng. Đó là một nét đặc tả tâm trạng đầy ấn tượng mà Tố Hữu đã phát hiện ra.

-Nỗi cô đơn chính là tâm trạng đang như bủa vây người chiến sĩ trẻ.

Thường người ta nghĩ người lính cách mạng là những người mạnh mẽ, không hề sợ hiểm nguy, không hề sợ mưa bom bão đạn huống hồ là những tình cảm cá nhân. Họ như tô hồng cho những người lính mà quên mất rằng họ cũng chỉ là những người bình thường. Họ cũng có những lúc mềm yếu và sợ hãi những biến động của cuộc đời. Họ là những người lính chưa dạn dày trong đấu tranh, lần đầu tiên sa vào lưới mật thám Pháp.

>>>Người chiến sĩ cách mạng cũng có những tâm trạng những suy nghĩ rất đời thường “nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được” đó chính là sự nhiệt thành và ý chí cách mạng mà không phải người thường nào cũng có được phẩm chất này.

+Chỉ là “mơ hồ” thôi! Người tù như đã vẽ ra một cảnh tượng “thần tiên” bên ngoài song sắt nhà tù, cái bên ngoài bầu trời”rộng rãi”, bầy chim cùng vạn vật “ríu rít” hót ca. Bên ngoài khác hẳn với bên trong song sắt.

+ Cuộc đời như chất đầy hương thơm, mật ngọt, sây hoa trái. Cuộc đời trong tưởng tượng của người lính nhìn thấy như đã được thi vị hóa: “Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày”.

Nhưng rồi ảo tượng bồng bột ấy, cáo ảo ảo tượng rất người thường đó nhanh chóng trôi qua nhanh. Người tù như đã tĩnh trí rồi tự phủ định những mơ tưởng trên là phi lí. Thời bấy giờ, Mặt trận dân chủ Đông Dương đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử một cách vẻ vang. Khi mà thế chiến thứ II sắp hùng nổ. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp và khủng bố. Cuộc sống của nhân dân ta lúc này vô cùng ngột ngạt. Nhà tù đế quốc chật ních chính trị phạm. Cuộc sống của đồng bào ta thuở ấy làm gì có cái cảnh “sây hoa trái”, có “Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày”. Nhưng rồi mẫn cảm về chính trị đã giúp nhà thơ tự điều chỉnh nhận thức “mơ hồ” của mình. Anh cay đắng và uất hận:

+Cuộc đời ngoài song sắt nhà tù lúc bấy giờ tuy có “rộng rãi” hơn chút ít, nhưng xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp là một cái “lồng to”. Lao Thừa Thiên, Hỏa Lò, nhà tù Sơn La, Côn Đảo,… là những chiếc “lồng con” đáng sợ! Tố Hữu-Người chiến sĩ cách mạng chỉ là một con chim non bé nhỏ đang bị nhốt, bị đày đọa trong cái “lồng con” – nhà lao Thừa Thiên. Hình tượng thơ như được tác giả đặt trong thể tương phản đối lập để nói lên những suy tư sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng về cảnh lao tù, về thân phận những chính trị phạm, về nỗi lầm than của dân tộc! Anh uất hận rung lên:

+Anh sẵn sàng chấp nhận những cay đắng, nhục hình và cô đơn, nâng cao dũng khí trước mọi thử thách. Đây có thể nói chính là điều khác biệt những gì người lính có được mà người thường không có. Trong gian khổ, người thường chỉ thấy khổ, còn đối với người lính cách mạnh lại như được tôi luyện thêm ý chí để thực hiện thêm những nhiệm vụ của đất nước.

>>>Điều đáng nói giữa người chiến sĩ với những người khác co lẽ chính là ý chí, lý tưởng đã soi đường chit lối cho mọi hành động của mình. Họ sống có lý tưởng, có trách nhiệm không chỉ với gia đình, mà trong họ đó là trọng trách của một đất nước đau thương đã trải qua biết bao khó khăn.

+Sống trong cảnh cô đơn thân tù, tâm trạng của anh day dứt, tự đấu tranh để vượt lên. Không thể mềm lòng, yếu đuối! Không được bi quan, dao động! Vấn đề sống và chết được đặt ra một cách nghiêm túc và gay gắt. Tố Hữu đã trái qua những dây phút tự đấu tranh căng thẳng. Câu thơ như một lời thề vang lên mạnh mẽ và sôi

+Thi phẩm “Tâm tư trong tù” như đã phản ánh chân thực tình cảm và tâm trạng của người chiến sĩ trẻ trong những ngày đầu bị đày đọa trong ngục tối. Dường như những nỗi buồn cô đơn, lòng khao khát tự do, quan niệm về vấn đề sống và chết, về khí tiết của người cộng sản cứ khiến người lính suy nghĩ mãi…

>>>Những cảm xúc chân thực, cảm xúc rất đời thường. Tâm trạng vận động đúng quy luật đấu tranh cách mạng của người chiến sĩ chân chính trong chốn lao tù. “Tâm tư trong tù” có nói đến cô đơn, nhưng đích thực là khúc tráng ca về tự do. Bài thơ thật hay và thi vị vì người chiến sĩ ấy đã sống tuyệt đẹp trong “Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng”.

C, Kết luận

-Khẳng định lại sự đúng đắn của nhận xét

Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được. Và điều này đã được thể hiện rất rõ qua ‘Tâm tư trong tù”.


Nguồn: https://vanmautuyenchon.com/dan-y-bai-nguoi-chien-si-cach-mang-la-mot-con-nguoi-nhu-moi-nguoi-nhung-ho-lai-co-them-nhung-pham-chat-ma-con-nguoi-thuong-chua-co-duoc-hay-chung-to-dieu-do-qua-tam-trang-nguoi-chien-si-cach-mang-t#ixzz6JhZ0xEgr

                                                                      ~Học tốt!~

a, hành động hỏi 

b, hành đồng cầu khiến ( điều khiển )

c, hành động điều khiển

d, hành động bộc lộ cảm xúc

15 tháng 4 2020

Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo trật tự cú pháp (đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ).

Trong hai câu trước, việc đảo tật tự từ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoan sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.

13 tháng 4 2020

Hoài Thanh và Hoài Chân nha bạn

10 tháng 4 2020

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình.

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại. Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh đất nước. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vôcùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

Đất nước có giặc, hoạ ngoại xâm đe doạ nền hòa bình của dân tộc cũng là lúc cần đến những vị tướng tài ba. Trần Quốc Tuấn ghi dấu trong lịch sử dân tộc và để lại ấn tượng sâu đậm về một võ tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm. Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông. Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Đọc “Hịch tướng sĩ” ta ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông, của non nước. Nó nồng nàn tinh thần yêu nước, biểu hiện lòng câm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù, không chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc yêu tự do và giàu tự trọng.

Trước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Nhũng lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc và những việc cần làm để chống giặc. Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc, nhục cái nhục quốc thể. Tác giả ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang”, ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình”. Tác giả rất khinh bỉ, đã “vật hoá” chúng, gọi là “dê chó”, là “hổđói”. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Ông cũng biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của họ Viết cho tướng sĩ, nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình, Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉcăm thù giặc mà Trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình. Cũng chính nhờ tình cảm đó, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ. Nhưng yêu thương, lo lắng cho binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm thái độ sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh Tổquốc lâm nguy, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc và nếu các tướng sĩ không nghe theo thì hiểm họa trước mắt thật đau xót: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào Những lời giáo huấn của ông đã thức tỉnh biết bao binh lính, giúp họ nhận thức hơn vềđộc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cạo cảnh giác, đoàn kết trước nguy cơ mất nước. Ông đã thảo cuốn binh thư yếu lược đểcác tướng sĩ học theo, từ bỏ lối sống xa hoa, chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Chăm học “Binh thư yếu lược” cũng là một cách rèn luyện đểchiến thắng quân thù. Thật hả hê khi nghĩ đến giây phút chúng ta chiến thắng, chưa đánh giặc nhưng Trần Quốc Tuấn đã ca khúc khải hoàn “chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền Lời tâm sự của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu. Những con người ưu tú như Trần Quốc Tuấn quả là bậc danh tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh điều mà Trần Quốc Tuấn đã nói. Cùng với sự đồng lòng toàn dân toàn quân, Việt Nam đã dành thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thời kì đó. Trong đó vai trò lãnh đạo của người lãnh đạo đóng vai trò quyết định, ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trân. Ta bắt gặp lại chí khí, tài năng của ông trong những nhà quân sự tài ba của thế kỉ XX đã làm nên huyền thoại Điện Biên Phủ, làm nên đại thắng Mùa xuân 1975.

Đấy là trong thời chiến, ngay cả khi đất nước thái bình ta cũng không thể không cần một vị vua anh minh, hiền tài biết lo cho trăm họ. Và một trong những vị vua tài giỏi, lỗi lạc của đất nước là Lí Công uẩn, ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Lí Công uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Vì ông muốn đóng đô ởnơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu nên ông đã ban bố Chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ”, tỏ bày ý định rời kinh đô cũ từ Hoa Lư (Ninh Bình)khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng, bằng, đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa. Nơi ấy là thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi. Kinh đô Thăng Long quả là cái nối lập đểnghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời. Lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc. Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác, không có ý chí quyết tâm lớn, không có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công uẩn không thể nói đến chuyện dời đô.

Mởđầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng lập luận ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chừng thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô không phải là hành động, là ý muốn nhất thời của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lí Công uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về một mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh, ông tâm đắc và rất vui vì tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, nơi có thể“rồng cuộn hổngồi”, hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dựa núi”. Nơi đây là mảnh đất lí tưởng dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi.” Thật cảm động trước tấm lòng của vị vua anh minh, quan tâm tới nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dáu sự đất thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc.

Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó. Trải qua bao thăng trầm, con rồng ấy vẫn bay lên bầu trời như thách thức sự vô hạn của thời gian.“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổđộc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.

Đọc lại áng văn “Chiếu dời đô “của Lí Công uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “Hịch tướng sĩ“ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cầnlàm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.

10 tháng 4 2020

Trl :

bạn kia làm đúng rồi nhé 

    hk tốt nhé bạn @